Rơ lưỡi bằng rau ngót là biện pháp dân gian được nhiều phụ huynh lựa chọn để vệ sinh khoang miệng cho bé giúp ngăn ngừa và chữa tưa lưỡi. Vậy cụ thể phương pháp này có đem lại được hiệu quả tốt như mong muốn hay không? Cách thực hiện đúng như thế nào và có cần phải lưu ý gì trong quá trình dùng rau ngót rơ lưỡi cho bé hay không?
I. Tưa lưỡi ở trẻ là gì? Biểu hiện ra sao?
Tưa lưỡi hay nấm miệng là một bệnh lý thường gặp ở nhiều trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi. Tác nhân chính gây bệnh đó là do một loại nấm men có tên gọi là Candida Albicans.
Loại nấm men này luôn tồn tại trong cơ thể và sẽ không gây ra các ảnh hưởng gì nguy hại nếu được kiểm soát ổn định về số lượng.
Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khiến cho miễn dịch giảm sút, hệ vi sinh trong cơ thể mất cân bằng hay các vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng lợi kém,… sẽ là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm Candida và gây tình trạng tưa lưỡi, viêm nhiễm ở khoang miệng.
Tùy theo từng nguyên nhân, cơ địa của mỗi trẻ mà các biểu hiện của bệnh tưa lưỡi có thể diễn ra nặng hoặc nhẹ khác nhau.
Ở giai đoạn khởi phát bệnh tưa lưỡi thường xảy ra âm thầm và không gây biểu hiện nổi trội nào. Chỉ khi bệnh tiến triển nặng hơn trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Trên bề mặt của lưỡi, môi, má trong xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt. Khi bị cọ sát hay cạo đi các mảng này có thể dẫn đến chảy máu, thậm chí dễ gây viêm nhiễm.
- Lưỡi có nhiều rãnh nứt, vùng da môi và da ở quanh khóe miệng khô rát, viêm đỏ.
- Trẻ có tình trạng khó nuốt, thường xuyên bị nôn trớ.
- Cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở vùng miệng làm cho trẻ ăn uống kém, chán ăn, bỏ bú, quấy khóc liên tục.
- Khoang miệng của trẻ có mùi hôi, giọng khàn đặc, nóng sốt.
- Một số trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn trẻ có thể gặp tình trạng mẩn ngứa, phát ban, tiêu chảy, ho,…
II. Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn khá non nớt nên thường dễ bị các vi khuẩn, nấm tấn công gây nhiều vấn đề bệnh lý ở cơ thể và có cả tưa lưỡi.
Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, sinh nhẹ cân hay suy dinh dưỡng thì nguy cơ bị tưa lưỡi sẽ càng cao hơn và bệnh cũng dễ tái phát nhiều lần nếu không chú ý chăm sóc tốt.
Khi phụ huynh cho trẻ dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nhưng lại không chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý tăng hay giảm liều lượng, ngưng sử dụng giữa chừng sẽ có thể gây tác dụng phụ làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể và khiến nấm miệng phát triển nặng hơn.
Không tiệt trùng kỹ lưỡng các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, bình sữa, ti giả, không đảm bảo vệ sinh răng nướu cho trẻ đúng cách mỗi ngày,… cũng có nguy cơ cao gây tưa lưỡi ở trẻ.
Ngoài ra, nếu người mẹ bị nhiễm nấm trong lúc mang thai nhưng không điều trị dứt điểm thì trẻ sinh ra cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
III. Dùng lá rau ngót để rơ lưỡi cho bé có hiệu quả không?
Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus, đây là một loại rau có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bao gồm: chất xơ, vitamin A, C, protein, sắt, canxi,…
Bên cạnh đó rau ngót còn chứa một hàm lượng dồi dào lutein và axit galic mang lại khả năng chống oxy hóa đáng kể.
Theo đánh giá của y học cổ truyền, rau ngót có tính ôn, lành, vị ngọt nhẹ đem lại nhiều công dụng như: bài tiết chất độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ chữa lành vết thương, giảm sốt,…
Phụ huynh có thể chọn dùng rau ngót để rơ lưỡi cho bé vì nó có thể đem lại các hiệu quả tích cực như: kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Không chỉ giúp làm sạch lưỡi, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm men có hại mà còn hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn.
Việc dùng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ còn đem lại tác dụng ngăn ngừa được nhiều vấn đề bệnh lý khác ở răng như: nhiệt miệng, viêm lưỡi bản đồ,….
IV. Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ
1. Nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị
- 100gr lá rau ngót tươi, xanh, không sử dụng các lá có dấu hiệu bị dập, héo.
- Nước đun sôi để nguội để dùng làm dung dịch rơ lưỡi.
- Gạc/khăn xô mềm hoặc các gạc rơ lưỡi y tế xỏ ngón mua ở nhà thuốc.
- Rổ, cối và chày.
- Một ít muối tinh.
- Vải mùng mỏng sạch hoặc rây để lọc nước cốt rau ngót.
2. Cách thực hiện rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ
Rửa rau ngót thật sạch dưới vòi nước chảy mạnh. Sau đó ngâm với nước muối loãng trong vòng 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất.
Vớt rau ngót ra và để vào rổ cho ráo nước.
Cho rau ngót vào cối và dùng chày để giã nát. Thêm một ít muối tinh vào để giã cùng rau ngót. Các mẹ có thể dùng máy xay để làm nhanh hơn. Tuy nhiên vẫn khuyến khích giã tay nếu có thể để đạt kết quả tốt nhất.
Khi giã rau ngót xong cho thêm một ít nước đun sôi để nguội đã chuẩn bị trước đó và trộn đều với nhau. Không cho quá nhiều nước để tránh làm giảm hiệu quả của rau ngót.
Dùng vải mùng hoặc rây để lấy phần nước cốt của rau ngót và bỏ đi phần bã.
Rửa tay sạch và dùng gạc rơ lưỡi hoặc khăn xô quấn quanh ngón trỏ để thấm nước rau ngót vừa thu được.
Lau sạch nhẹ nhàng vùng lưỡi và các vùng trong khoang miệng, chú ý làm sạch kỹ hơn ở những vùng có nhiều đốm trắng. Sau khi rơ lưỡi xong cần dùng nước ấm làm sạch lại khoang miệng của trẻ để loại bỏ các mảng bám, cặn bẩn sót lại.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 3 – 4 lần sau khi ăn và trước khi bé ngủ để đạt được hiệu quả giảm bệnh rõ rệt.
V. Lưu ý khi rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé
Mặc dù rau ngót là nguyên liệu thiên nhiên lành tính nhưng cha mẹ cũng phải chú ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện rơ lưỡi cho trẻ để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt nhất:
- Rơ lưỡi bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 5 tháng tuổi.
- Rau ngót phải đảm bảo sạch, có nguồn gốc rõ ràng, chọn loại trồng hữu cơ, không phân thuốc để dùng an toàn nhất cho trẻ, tránh xảy ra tình trạng ngộ độc.
- Chỉ dùng một lượng vừa đủ dung dịch rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ, không để dung dịch rơi vào cuống họng và khiến trẻ nuốt phải.
- Thao tác rơ lưỡi phải hết sức nhẹ nhàng, không nên đưa ngón tay vào quá sâu bên trong miệng vì dễ làm cho trẻ nôn trớ.
- Không kết hợp rau ngót cùng với mật ong khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì dễ gây ra các phản ứng ngộ độc có hại cho sức khỏe của trẻ.
- Cần sát khuẩn, rửa tay sạch với xà phòng trước khi rơ lưỡi cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ đem vi khuẩn vào miệng của trẻ làm tình trạng viêm nhiễm thêm nặng nề hơn.
- Nếu đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng tình trạng bệnh của trẻ vẫn không thuyên giảm. Khi đó cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị hiệu quả, tránh bệnh phát triển nặng gây nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ.
Hy vọng với thông tin hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé an toàn hiệu quả đã hữu ích với nhiều phụ huynh có con trẻ đang gặp phải tình trạng này. Mọi thắc mắc hãy gọi đến tổng đài nha khoa Đông Nam 19007141 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể, nhanh chóng.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?