Sau khi nhổ răng khôn bị sưng mặt thì phải làm sao để nhanh chóng giảm sưng, giảm đau? Một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện được ngay tại nhà. Nếu mức độ nghiêm trọng kéo dài phải đến gặp bác sĩ kiểm tra, điều trị chính xác tránh viêm nhiễm, biến chứng.
Nguyên nhân nhổ răng khôn bị sưng mặt
Có nhiều yếu tố khiến bệnh nhân bị sưng mặt sau khi nhổ răng khôn. Cụ thể là do:
- – Vùng nướu bị trầy xước thương trong quá trình bóc tách, mở xương để nhổ chân răng khôn. Từ đó làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và gây tình trạng sưng tấy.
- – Vết thương không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến bị nhiễm trùng khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức dai dẳng, vùng mặt bị sưng lên.
- – Việc chăm sóc cũng như vệ sinh sau khi nhổ răng không đúng cách làm cho vết thương bị viêm nhiễm và khiến các vùng xung quanh bị ảnh hưởng dẫn đến sưng nhức.
- – Tay nghề nhổ răng của bác sĩ còn yếu, kỹ thuật điều trị không chuẩn, không nhổ sạch triệt để chân răng khôn. Bên cạnh đó, quy trình nhổ răng không tuân thủ nguyên tắc vô trùng tuyệt đối cũng dễ gây viêm nhiễm, sưng tấy.
Nhổ răng được xem là một kỹ thuật khó, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau phối hợp chặt chẽ mới có thể thành công, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Do đó các bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa nhổ răng uy tín, bác sĩ phải có tay nghề cao, quá trình nhổ răng diễn ra an toàn.
Tình trạng sưng nhức kéo dài bao lâu?
Tùy vào từng vị trí, hướng mọc của răng khôn cũng như cơ địa sức khỏe của từng bệnh nhân mà tình trạng sưng nhức sẽ không giống nhau. Thông thường, sưng đau sẽ xuất hiện sau khi nhổ răng được 2 ngày và kéo dài từ 3 – 5 ngày là hết sức bình thường.
Lứa tuổi thanh niên hồi phục lành thương sau khi nhổ răng cũng diễn ra nhanh hơn so với những người đã lớn tuổi.
Nhổ răng khôn bị sưng mặt có nguy hiểm và ảnh hưởng gì không?
Tình trạng mặt sưng, bầm tím, hành sốt, rỉ máu,… là hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng. Điều này thể hiện rõ nhất đối với các trường hợp nhổ răng khôn.
Tuy nhiên cần phải hết sức cẩn thận nếu tình trạng sưng tấy, đau nhức vẫn kéo dài dai dẳng suốt nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nếu tình trạng sưng mặt có chiều hướng phát triển nặng hơn và kèm theo nhiều triệu chứng khác như: chảy mủ hoặc dịch nhầy ở vết thương, đau nhức dữ dội, khoang miệng có mùi hôi,… Lúc này bệnh nhân nên quay lại nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Biến chứng nhổ răng khôn bị sưng mặt có nguyên nhân chủ yếu là do việc chăm sóc vết thương sau nhổ răng không tốt và kỹ thuật nhổ răng không đạt chuẩn. Dù cho bất cứ nguyên nhân nào đi nữa cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân, để lại nhiều hậu quả khó lường.
Cách khắc phục tình trạng sưng mặt
Đau nhức, chảy máu hay sưng mặt rất thường gặp sau khi nhổ răng gây đau đớn, khó khăn cho người bệnh. Để giảm hiện tượng sưng mặt có thể áp dụng đồng thời các biện pháp đơn giản tại nhà như sau:
1. Chườm đá
Hãy sử dụng túi lạnh chườm vào vùng bên ngoài má ở vị trí vừa mới nhổ mất răng. Cái lạnh của nước đá có thể giúp làm tê các dây thần kinh tạm thời do đó cơn đau nhức, sưng tấy sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Chườm nóng
Vài ngày sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp chườm nóng để giảm ê buốt và tan máu tụ. Khi chườm nóng chỉ nên sử dụng nước ấm sau đó cho vào túi chườm và thao tác thực hiện cũng tương tự như chườm lạnh.
3. Súc miệng với nước muối ấm
Nước muối có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả. Do đó việc dùng nước muối ấm để súc miệng sẽ có tác dụng giảm đau, sưng đáng kể cho bệnh nhân sau nhổ răng.
Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi lần khoảng 30 giây và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn sẽ cải thiện răng miệng sạch khỏe hơn.
Lưu ý: Nếu muốn vệ sinh răng với nước muối ấm bạn cần phải chờ ít nhất 2 – 3 ngày sau khi nhổ răng. Tuyệt đối không sử dụng ngay khi vừa nhổ răng xong. Vì có thể làm chậm thời gian liền thương do vết thương lúc này vẫn còn hở chưa khép lại.
Nên sử dụng nước muối sinh lý sẽ đảm bảo an toàn hơn là nước muối tự pha.
4. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi nhổ răng, thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc gồm các loại như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau,…
Khi sử dụng các loại thuốc này nên làm theo đúng sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Không nên tùy tiện mua thuốc ở các hiệu thuốc bên ngoài sử dụng khi chưa được sự đồng ý.
5. Chế độ ăn uống hợp lý
– Sau khi nhổ răng, phần xương ổ răng ít nhiều cũng sẽ bị tổn thương vì vậy, bạn nên sử dụng các món ăn chế biến mềm, lỏng như cháo hoặc súp để dễ tiêu hóa.
– Ngoài ra, có thể bổ sung thêm rau củ quả, thịt cá xay nhuyễn để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
– Bổ sung nhiều nước rất quan trọng để giúp răng miệng luôn ẩm ướt và giúp tránh được tình trạng khô miệng.
– Tuyệt đối không dùng các thực phẩm cứng, ngọt, chua cay, không bia rượu, thuốc lá trong suốt thời gian điều trị để vết thương nhanh hồi phục, tránh viêm nhiễm xảy ra.
6. Chăm sóc tốt vệ sinh răng miệng
– Sau khi nhổ răng xong, cần cắn chặt miếng gạc để cầm máu trong khoảng 30 phút. Nếu sau đó máu vẫn chảy bạn nên thay một cuộn gòn sạch khác.
– Không khạc nhổ, không súc miệng nhiều.
– Tuyệt đối không dùng vật dụng gì hay đưa tay chạm vào vị trí răng vừa nhổ.
– Chải răng với bàn chải mềm, thao tác nhẹ nhàng nhưng cần tránh đụng vào vị trí mới nhổ.
– Đồng thời dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa trên kẽ răng và cũng nên vệ sinh lưỡi để tránh vi khuẩn tích tụ nhiều.
7. Tái khám
Sau 7 ngày quay lại cắt chỉ (nếu có).
Nếu sau nhổ răng khôn vẫn có dấu hiệu chảy máu hay đau nhức kéo dài bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, vẫn phải duy trì thói quen tái khám và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần để cạo vôi răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng.
Để nhổ răng khôn nhanh hồi phục, hàn gắn vết thương trong thời gian ngắn. Thì ngay từ đầu nên lựa chọn hình thức nhổ răng không đau, không tai biến bằng hệ thống gây tê và khử trùng hiện đại tại Nha Khoa Đông Nam.
Tóm lại, sau khi nhổ răng khôn bị sưng mặt là một trong những hiện tượng bình thường. Chỉ cần áp dụng thường xuyên những biện pháp đơn giản để giảm biểu hiện sưng, điều trị kịp thời sau khi nhổ răng.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Việc nhổ răng khôn nên được thực hiện tại nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định cụ thể. Thời điểm thích hợp để tới gặp bác sĩ khi răng khôn bạn đang gặp phải các vấn đề sau:
- Răng khôn gây đau nhức, kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng các răng lân cận, gây bệnh lý răng miệng.
- Răng khôn bị sâu, viêm tủy gây đau nhức, ê buốt dồn dập.
- Răng khôn mọc chen lấn, mọc ngầm đâm vào chân răng số 7 gây xô lệch, sâu răng.
- Răng khôn mọc bình thường nhưng răng hàm đối diện không có, nếu răng mọc dài sẽ khiến phần nướu đối diện bị tổn thương, trồi thụt.
- Răng khôn có kích thước dị thường, dễ khiến thức ăn bị mắc kẹt, gây nên các bệnh lý răng miệng.
- Nhổ răng khôn để chỉnh nha, niềng răng theo phác đồ điều trị.
Bạn nên can thiệp nhổ răng khôn vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng và cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thư giãn, thoải mái trước khi điều trị. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 50 tuổi nên có người nhà đi cùng.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn xong, bác sĩ sẽ dặn dò bạn các lưu ý về chăm sóc cũng như kê toa thuốc đầy đủ để giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Cắn chặt bông gạc cầm máu
Sau khi nhổ răng khôn cần phải giữ chặt miếng bông gạc từ 30 – 45 phút để giúp cầm máu tốt hơn. Nếu máu không ngừng chảy hãy cắn thêm gạc đến khi máu ngừng hẳn.
Sau khi nhổ răng hãy lưu ý dùng thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Nếu xảy ra tình trạng sưng má, nên chườm đá ở vùng môi má tương ứng vị trí nhổ răng. Vào ngày thứ 2 có thể chườm nóng giúp mạch máu lưu thông tốt hơn.
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi tháo bông gạc khoảng 1 tiếng sau nhổ răng, cục máu đông đã hình thành. Việc khạc nhổ, súc miệng nên được hạn chế ở thời gian này. Trong vòng 24 giờ, nước bọt có chứa tơ máu, đây là hiện tượng bình thường.
Có thể chải răng nhẹ nhàng các răng cửa mặt ngoài, hạn chế các tác động vào vị trí nhổ răng, tránh làm ảnh hưởng cục máu đông. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp làm sạch răng tốt hơn.
+ Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ở thời gian này cần phải đặc biệt chú ý nên dùng thực phẩm mềm, dễ nuốt. Cố gắng ăn đủ bữa để dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm tốt hơn.
Có thể bắt đầu với các thức ăn như cháo, sinh tố, sữa,.. rất thích hợp để tiêu hóa sau khi nhổ răng.
Nên sử dụng hàm răng bên còn lại để nhai là tốt nhất, bổ sung đầy đủ các chất đạm, và vitamin, khoáng chất hỗ trợ lành thương nhanh hơn.
Hạn chế hút thuốc, rượu bia, cà phê trong khoảng 2 tuần.
Tránh dùng các thực phẩm cay, nóng, dai, cứng,..sau 24 giờ sau khi nhổ răng.
+ Tái khám theo lịch hẹn bác sĩ
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ có lịch hẹn cụ thể để bệnh nhân quay lại tái khám, cắt chỉ và kiểm tra vết nhổ, còn nếu là loại chỉ tự tiêu thì không cần tái khám. Bạn vẫn nên duy trì liên lạc với bác sĩ khi có vấn đề gì về răng miệng, nên liên lạc trao đổi và thăm khám kịp thời.
Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900 7141. Hoặc bạn có thể tìm đến các chi nhánh Nha Khoa Đông Nam gần nhất để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?