Sâu răng nếu không chữa trị sẽ hình thành ổ vi khuẩn lây lan vào tủy gây viêm nhiễm, gây ra những cơn đau buốt khó chịu. Vậy ngoài ra sâu răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nữa không?
Tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh sâu răng rất cao, theo khảo sát có hơn 90% mắc bệnh sâu răng ít nhất 1 lần trong đời. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị nó có thể gây ra các bệnh lý răng miệng khác và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
I. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Sâu răng được xác định là do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây nên, cụ thể gồm có:
- Không chú ý vệ sinh răng sạch sẽ kỹ lưỡng, không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, chải răng quá vội, không cạo vôi răng định kỳ. Điều này sẽ tạo cơ hội để mảng bám tích tụ nhiều, vi khuẩn dễ dàng tấn công khiến men răng yếu dần và gây sâu răng.
- Bên cạnh đó, thói quen đánh răng theo chiều ngang, đánh răng với lực quá mạnh, đánh răng nhiều lần trong ngày, xỉa răng bằng tăm rất dễ gây tổn thương răng nướu. Khi đó men răng sẽ bị bào mòn đáng kể, tụt nướu, lộ chân răng và tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây nhiều bệnh lý trong đó có sâu răng.
- Chế độ ăn uống nhiều đường và Carbohydrate, dùng các thực phẩm có tính axit cao, ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, nước có ga,… cũng tạo điều kiện để vi khuẩn sản sinh nhiều ở khoang miệng và khó tránh khỏi gây sâu hỏng ở răng.
- Khi ăn uống thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng như: canxi, flour, vitamin D,… cũng khiến cho cấu trúc răng suy yếu, dễ bị sứt mẻ, sâu hỏng hơn so với người ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Những bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân như: tiểu đường, trào ngược axit dạ dày thực quản, bệnh viêm phổi,… hay người nghiện hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý ở răng miệng hơn bình thường.
- Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cũng cao hơn người lớn do men răng của trẻ vẫn yếu, mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện nên dễ bị axit ăn mòn gây bệnh lý.
- Ngoài ra, sâu răng còn liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình tiền sử trước đó ông bà, cha mẹ bị sâu răng thì thế hệ con cháu sau này cũng khó tránh khỏi khả năng mắc bệnh tương tự.
II. Sâu răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Vi khuẩn trong mảng bám vôi răng hình thành sâu răng, những lô sâu răng lại tạo điều kiện thuật lợi cho thức ăn giắt vào khiến tình trạng sâu răng nặng hơn, vi khuẩn càng có cơ hội phát triển sâu vào thân răng.
Điều trị sớm bạn sẽ thoát khỏi sâu răng, không bị hôi miệng. Nếu không sâu răng sẽ gây ra những biến chứng viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí hình thành áp xe chân răng,…khiến răng bị lung lay, dễ gãy vỡ hoặc mất răng là điều dễ hiểu.
Nghiêm trọng nhất một số tình huống vi khuẩn sâu răng biến chứng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng huyết, áp xe não có thể dẫn đến tử vong.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, các bệnh lý toàn thân
Ngoài các bệnh lý nha khoa dễ mắc phải khi bị sâu răng còn có thể kéo theo nhiều tác hại xấu đến sức khỏe như:
✤ Bệnh tiêu hóa:
Sâu răng, viêm tủy gây ra đau nhức sẽ làm bạn biếng ăn, sụt cân. Khi răng bị sâu, chức năng nhai cắn thức ăn bị giảm sút, bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi ăn các loại thức ăn cứng hay nóng lạnh và rất khó để nghiền nhỏ các loại thức ăn này, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
✤ Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai:
Bệnh nha chu, sâu răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Thậm chí theo một nghiên cứu khoa học, nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai còn có khả năng gây nên sự giãn nở và co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
✤ Đau đầu:
Các dây thần kinh vùng răng hàm mặt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi bị đau răng viêm tủy vừa làm bạn đau nhức vùng răng vừa có thể gây ra cảm giác đau đầu. Sau khi chữa trị đau đầu cũng sẽ chấm dứt.
✤ Viêm xoang:
Khi bị sâu răng hàm trên mà không chữa trị, vùng vi khuẩn lan rộng sẽ dễ gây tác động đến xoang gây ra viêm nhiễm và đau nhức có thể hình thành viêm xoang và các bệnh về mũi.
✤ Lão hóa sớm:
Mất răng vì sâu răng không chữa trị không còn quá xa lạ nữa, khi bị mất răng vùng xương hàm nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt sẽ bị tiêu đi theo thời gian khiến vùng má hóp vào, da mặt xuất hiện nếp nhăng khiến bạn trông già đi so với tuổi thật.
✤ Bệnh tim mạch:
Nhiễm trùng nha chu có thể gây ra bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân là do vi khuẩn trong túi nha chu xâm nhập vào đường máu trực tiếp tác động lên tim.
III. Cách trị sâu răng tận gốc
Cách tốt nhất ngăn chặn ảnh hưởng của sâu răng đến sức khỏe là điều trị sâu răng tận gốc tránh vi khuẩn lây lan xuống nướu và tủy răng bên trong.
Việc chữa sâu răng tại nhà bằng cách dùng tỏi, muối, hành tây, lá lốt,… có tác dụng giảm đau do sâu răng mà không có hiệu quả diệt sạch ổ vi khuẩn sâu răng. Các bạn nên đến nha khoa Đông Nam để bác sĩ kiểm tra và điều trị khoa học nhất.
Nếu răng bị sâu nhẹ chưa lây lan đến tủy thì chỉ cần loại bỏ ổ sâu bằng thiết bị chuyên dụng và hàn trám răng bằng Composite là tốt nhất.
Nếu răng bị sâu nặng đã lây lan xuống tủy cần chữa tủy và bọc sứ bảo vệ răng thật bên trong. Trường hợp chữa tủy không có hiệu quả, không thể giữ được răng thì nhổ răng là điều cần thiết tránh lây lan viêm nhiễm tới nướu và các răng xung quanh.
Sâu răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Sâu răng nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thẩm mỹ, tác động đến tiêu hóa và các bệnh lý cơ thể khác. Nguy hiểm có thể gây tử vong nếu như vi khuẩn sâu răng gây ra nhiễm trùng huyết, áp xe,…
Cần ngăn chặn và điều trị sâu răng sớm! Nếu các bạn có nhu cầu chữa trị sâu răng hay còn thắc thắc nào khác cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Chữa sâu răng bằng lá lốt
- Bệnh sâu răng có chữa được không?
- Bệnh sâu răng có di truyền không?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?