Sâu răng có tự khỏi không – Răng miệng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Hàm răng khỏe mạnh không chỉ mang lại nụ cười đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.
Khi răng không được khỏe sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác tới sức khỏe tổng thể. Một trong số những căn bệnh mà ta thường gặp là sâu răng. Vậy sâu răng có tự khỏi không? Cùng nha khoa Đông Nam tìm câu giải đáp cho vấn đề này nhé!
1. Thế nào là bị sâu răng?
➣ Sâu răng là tình trạng răng bị tấn công bởi vi khuẩn, gây phá hủy liên kết mô răng, hình thành nên các lỗ trên thân răng.
➣ Khi sự phá vỡ liên kết này càng lớn thì lỗ răng sâu càng to và mô răng sẽ kém bền chắc hơn, dễ bị bể vỡ dưới tác động của lực hay sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
➣ Sâu răng thường gặp ở răng hàm, đặc biệt là mặt nhai vì đây là răng phải tiếp xúc nhiều nhất với thực phẩm và có nhiều khe rãnh gây bám đọng cặn thức ăn không được làm sạch triệt để.
➣ Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
➣ Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.
➣ Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn.
➣ Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
2. Sâu răng có tự khỏi không?
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Quá trình sâu răng từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.
Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm đen trên răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.
3. Điều trị sâu răng như thế nào?
➣ Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
➣ Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
➣ Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu.
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
✧ Trám răng sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu.
✧ Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
✧ Ngoài ra trong trường hợp lỗ sâu quá lớn thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp bọc răng sâu để tái tạo lại hình dạng răng.
Tóm lại, Sâu răng có tự khỏi không? Răng không chỉ tạo nên vẻ đẹp, răng còn ảnh hưởng lớn đến các bộ phận trong cơ thể. Khi răng bị sâu, đồng nghĩa với việc phải điều trị, chứ sâu răng không thể tự khỏi được.
Vì vậy, nếu bộ nhai có vấn đề, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều bệnh nguy hiểm. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh sâu răng và có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?