Nhức Răng Khi Ăn Đồ Ngọt Và Cách Chữa Trị

Lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt – Khi ăn đồ ngọt chúng ta thường hay cảm thấy nhức răng và có thể bị ê buốt răng. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt là gì chưa?! Cùng tìm hiểu vấn đề này dưới đây nhé!

lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt

I. Vì sao bị nhức răng khi ăn đồ ngọt

Nhức răng khi ăn đồ ngọt là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Ta có thể kể đến những nguyên nhân sau:

1. Bệnh sâu răng

Đến 90% trường hợp bị nhức răng khi ăn đồ ngọt là biểu hiện của bệnh sâu răng. Bởi các chất đường có trong đồ ngọt chính là nguyên nhân gây bệnh sâu răng.

lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt
Bị nhức răng khi ăn đồ ngọt là biểu hiện của bệnh sâu răng

Lâu dần chất đường hình thành mảng bám tích tụ trên răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra axit ăn mòn răng. Một khi kích thích vào răng sâu thì hiện tượng bạn bị nhức răng là điều không thể tránh khỏi, do là răng hàm nên việc phát hiện sâu răng cũng khó hơn bình thường.

2. Bệnh viêm nướu

đau nhức răng do viêm nướu
Lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt là do bệnh viêm nướu

Khi viêm nướu, biểu hiện dễ dàng nhận biết là nướu răng bị sưng đỏ lên. Bởi do cao răng bám lâu ngày không được loại bỏ sẽ tạo cơ hội cho viêm nướu phát triển gây đau nhức cả răng và nướu. Một số trường hợp nhức răng khi ăn đồ ngọt có thể là triệu chứng của bệnh lý này.

3. Răng bị sứt mẻ, mòn men

lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt 3
Răng rất dễ bị nhạy cảm khi bị nứt hoặc mẻ răng

Nếu răng bị sứt mẻ do bị lực tác động mạnh hay mòn men thì lúc này răng sẽ cực kỳ nhạy cảm. Mỗi khi kích thích nóng, lạnh, chua, cay, mặn, ngọt thì chắc chắn sẽ dẫn đến nhức răng.

II. Chữa trị nhức răng khi ăn đồ ngọt triệt để bằng cách nào?

Tùy vào nguyên nhân gây ra nhức răng khi ăn đồ ngọt thì các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị nào là tốt nhất.

1. Trường hợp người bệnh bị viêm nướu

Nếu người bệnh bị viêm nướu thì cách tốt nhất là đi lấy vôi răng hoặc nặng hơn sẽ phải sử dụng thuốc.

Icon xem thêm nha khoa Đông Nam Quá Trình Cạo Vôi Răng Tại Nha Khoa Đông Nam:

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa, để hạn chế tình trạng viêm nướu cách tốt nhất là nên vệ sinh răng miệng hàng ngày thật tốt, súc miệng nước muối và sử dụng chỉ nha khoa. Quan trọng nhất, cần thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để ngăn chặn những mầm mống gây ra bệnh.

2. Trường hợp do bị sâu răng

Trường hợp nhức răng khi ăn đồ ngọt do bị sâu răng thì cách tốt nhất để điều trị là trám răng hoặc bọc răng sứ. Việc đầu tiên cần làm là nạo sạch các vết sâu ngăn các mầm mống gây bệnh lây lan rộng hơn. Tiếp đó các bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng sâu.

Hàn trám răng áp dụng cho các trường hợp vết sâu răng còn nhỏ, chưa bị lan rộng. Thao tác này vô cùng đơn giản lại tiết kiệm chi phí và thời gian.

Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu có màu sắc như răng thật và an toàn với cơ thể để thực hiện trám bít lại chỗ răng vừa được nạo sạch vết sâu nhằm ngăn chặn những vi khuẩn có hại bên ngoài xâm nhập vào. Sau khi trám sẽ giúp khôi phục chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho răng, bạn sẽ không còn cảm thấy nhức răng khi ăn đồ ngọt nữa.

trám răng composite có bền không
Nhức răng khi ăn đồ ngọt do bị sâu răng thì cách tốt nhất để điều trị là trám

Trường hợp răng bị sâu nặng, các mảng sâu răng lớn đã ăn sâu vào tủy phá hủy cấu trúc răng bên trong. Khi đó mỗi khi ăn đồ ngọt cơn đau nhức càng nặng hơn, có đôi khi dù chỉ ăn uống bình thường thì vẫn làm bạn khó chịu, không tập trung vào công việc được. Khi đó bác sĩ tiến hành chữa tủy bọc răng sứ bảo vệ răng thật bên trong.

Răng sau khi đã bọc sứ không có độ đàn hồi giống như răng thật, cần thiết chăm sóc và vệ sinh răng cẩn thận. Hạn chế nhai cắn vật cứng ngay chiếc răng đó.

bọc sứ cho răng sau khi chữa tủy
Bọc sứ sau khi chữa tủy

III. Cách chăm sóc răng miệng đúng cách giữ răng luôn chắc khỏe

Chăm sóc răng miệng đúng cách với tiêu chí răng luôn chắc khỏe, không bị sâu răng, nướu răng hồng hào không viêm nhiễm, không có mùi hơi thở. Để làm được điều đó cần kết hợp giữa ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

1. Vệ sinh răng miệng:

✦  Tránh xa các thói quen chăm sóc răng miệng sai lầm: chải răng hơn 2 lần/ngày, chải răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng,…

✦  Sử dụng bàn chải lông mềm có đầu bàn chải nhỏ nhẹ nhàng xoay tròn và làm sạch các kẽ răng.

✦  Dùng chỉ Nha Khoa đúng theo hướng dẫn loại bỏ hết các vi khuẩn, vụn thức ăn trên răng.

✦  Kiểm tra răng miệng, cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần giúp loại bỏ vôi răng, mảng bám và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng.

khám răng định kỳ tại nha khoa

2. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý:

✦  Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi xanh.

✦  Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.

✦  Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas.

Để xác định được chính xác lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt tốt nhất là nên đến trung tâm nha khoa thăm khám bác sĩ. Khi đó mới có thể có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả với mỗi trường hợp. Đồng thời, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế những bệnh lý về răng miệng.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường về răng và nướu hãy đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn miễn phí hoặc liên hệ ngay qua số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức.

Xem thêm răng ê buốt:

Xem thêm sâu răng:

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm răng nứt vỡ mẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *