Tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng? – Để giải thích rõ ràng hơn nguyên nhân tại sao vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng.
Có rất nhiều người thắc mắc vẫn bị sâu răng khi đánh răng đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ, thậm chí đánh tới 5 lần trong ngày. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân tại sao vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng để mọi người có cái nhìn mới về thực trạng này.
1. Nguyên nhân gây ra sâu răng
Để giải thích rõ ràng hơn nguyên nhân tại sao vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng.
Nói tới nguyên nhân gây sâu răng thì có nhiều nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm chính: khách quan và chủ quan. Hai nhóm nguyên nhân này như một chuỗi liên hoàn tạo ra – hoặc hạn chế việc gây ra tình trạng sâu răng ở người bệnh.
– Nguyên nhân khách quan:
Do cấu tạo sinh lý của men răng, dòng chảy nước bọt của người bệnh – có nghĩa là những yếu tố mà bệnh nhân “phải chịu”, chẳng kiểm soát được.
– Nguyên nhân chủ quan:
Thói quen ăn uống, chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày– tức là những nguyên nhân mà bệnh nhân có thể chủ động phòng ngừa được.
2. Tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng
– Do cấu trúc răng của người bệnh:
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.
Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Cụ thể ở những răng bị thiểu sản men, cấu tạo men răng bất hoàn, bị dư thừa flour làm cho men răng sần sùi; hoặc là ở những răng bị bể mẻ do tai nạn, do thói quen nghề nghiệp (ở thợ may hay sử dụng răng cắn chỉ, ở thợ điện hay dung răng tuốt dây điện, …).
Hoặc ở những răng mọc chen chúc, răng này chồng lấp lên răng kia làm cho thức ăn luôn luôn mắc kẹt trong đó …
– Do dòng chảy nước bọt:
Dòng chảy nước bọt và sinh lý của tuyến nước bọt được coi như một nguyên nhân quan trọng không thua kém gì cấu tạo của men răng.
Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng, các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm.
Nếu các chỉ số sinh hóa này ở tuyến nước bọt không đạt yêu cầu thì đương nhiên, răng sẽ là “miếng mồi ngon” cho sâu răng phát triển mà nước bọt “không thể làm gì được” – có thể hình tượng như là “môi hở thì răng lạnh vậy”.
– Do chế độ ăn uống:
Với một người có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ (động tác nhai chất xơ có tác dụng là sạch răng tương đương với bàn chải đánh răng), không ăn vặt nhiều lần trong ngày, không ăn vào ban đêm thì sâu răng rõ ràng là khó có cơ hội hoành hành trong miệng.
Còn ngược lại, những người có chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột, đường, nước ngọt có gas … thì cho dù vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tới đâu vẫn có nguy cơ bị sâu răng rất cao.
– Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách:
Việc vệ sinh răng miệng được đánh giá là đúng cách hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ việc lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cách chải răng, vệ sinh lưỡi, dùng chỉ nha khoa, súc miệng sau khi đánh răng, vệ sinh và bảo quản bàn chải đánh răng sau khi sử dụng …
Việc vệ sinh răng miệng không đúng không thể làm sạch các mảng bám và cặn thức ăn bám trong kẽ răng mà còn có nguy cơ làm tổn hại đến men răng và ngà răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng tấn công.
Phải nói nhiều như vậy chỉ để thấy được rằng, việc đánh răng chỉ là một nguyên nhân trong vô vàn nguyên nhân gây ra căn bệnh sâu răng.
Do đó, ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách chúng ta cần phải có chế độ ăn uống khoa học cũng như khám răng định kỳ tại nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Tại sao không được súc nước muối sau khi nhổ răng?
- Tại sao phải cần vệ sinh răng miệng?
- Trái cây phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả cho mùa hè
Xem thêm sâu răng:
- Bệnh đau răng ở người già
- Bị đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
- Cách chữa đau răng sâu bằng gừng
Thẻ:Sâu răng