Bị sưng nướu ở răng khôn phải làm sao?

Khi bị sưng nướu ở răng khôn phải làm sao để không còn đau nhức nữa là vấn đề rất nhiều người thắc mắc khi gặp phải. Hãy cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu cách xử lý tình trạng này tốt nhất nhé!

Bị sưng nướu ở răng khôn phải làm sao?

I. Tại sao lại bị sưng nướu ở răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng số 8 mọc trong cùng của hàm và là răng mọc muộn nhất ở độ tuổi từ 18 – 25, lúc này hàm răng đã hoàn thiện nên hàm thường không đủ chỗ cho chiếc răng mới này.

Khi mọc răng khôn, phần lợi quanh răng sẽ bị sưng tấy và đỏ lên gây nên các cảm giác đau đớn. Bởi răng khôn thường không có đủ không gian để mọc, có thể dẫn tới mọc nhiều góc cạnh khác nhau, gây đau đớn, chèn ép các răng khác gây nên các va chạm , tổn thương khiến nướu bạn suy yếu.

răng khôn mọc ngầm
Răng khôn gây đau nhức, sưng nướu răng

Tình trạng này còn gọi là sưng nướu ở răng khôn hay sưng lợi răng khôn, đây là một biến chứng thường gặp ở nhiều người. Nếu quan sát, bạn có thể thấy nướu sưng, đau khi ấn vào hoặc chảy máu chậm chí có mủ…

Thường thì cơn đau răng khôn chỉ xuất hiện ở một vài ngày đầu tiên, thỉnh thoảng mới quay trở lại.

Nhưng nếu đa số các cơn đau xuất hiện liên tục, sưng tấy nặng trong thời gian dài bạn cần phải đến ngay các trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.

II. Triệu chứng của sưng nướu răng khôn

Tùy từng cơ địa mà các triệu chứng sưng nướu răng khôn ở mỗi bệnh nhân sẽ có thể không giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị sưng nướu ở vùng răng khôn:

1. Triệu chứng sưng nướu răng khôn cấp tính

  • Bệnh nhân có cảm giác đau nhức dữ dội.
  • Quan sát thấy vùng mô nướu bị sưng tấy.
  • Mỗi khi ăn nhai và nuốt thức ăn cảm giác đau nhức sẽ thêm trầm trọng hơn.
  • Tại vùng quanh răng tiết dịch mủ.
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.

2. Dấu hiệu sưng nướu răng khôn mãn tính

  • Xuất hiện cơn đau nhẹ, đau âm ỉ kéo dài 1 – 2 ngày.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Khi ăn nhai và nói chuyện khó há mở cơ miệng được bình thường.
Sưng nướu răng khôn gây đau nhức, khó chịu dai dẳng
Sưng nướu răng khôn gây đau nhức, khó chịu dai dẳng

III. Biến chứng của sưng nướu răng khôn

Sưng nướu răng khôn nếu không sớm khắc phục hiệu quả có thể dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm.

Tình trạng sưng tấy, đau nhức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn nhai hằng ngày. Bệnh nhân khó có thể ăn uống ngon miệng, thậm chí cơn đau còn cản trở đến giấc ngủ. Điều này làm cho tinh thần và sức khỏe giảm sút trầm trọng.

Vùng nướu răng khôn bị sưng tấy, viêm nhiễm để lâu sẽ làm lây lan sang những vùng răng kế bên.

Nguy hiểm hơn hết, khi không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng làm nhiễm khuẩn trong khoang miệng, áp xe răng, nhiễm trùng máu. Đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

IV. Bị sưng nướu ở răng khôn phải làm sao để điều trị tốt nhất?

Nếu những chiếc răng khôn chưa hoàn tất quá trình mọc sẽ mang lại cảm giác sưng đau. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau mà bạn có thể thực hiện tại nhà như sau:

1. Điều trị cơn sưng đau nướu răng khôn tại nhà

Sử dụng gel gây tê để giảm cơn đau ở nướu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi sử dụng trong trường hợp chưa thể đến nha khoa để tránh dị ứng thành phần trong thuốc ảnh hưởng sức khỏe.

cách giảm đau nhức do răng khôn
Chăm sóc những cơn đau răng khôn

Chườm đá lạnh giảm thiểu viêm nhiễm, thường nên chườm bên ngoài vị trí đau tầm 15 phút.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý để khử trùng tự nhiên, bởi nước muối sẽ giúp giảm thiểu vi khuẩn tích tụ ở khu vực này.

Lưu ý rằng những giải pháp này có thể sẽ giúp bạn giảm đau tạm thời khi bạn chưa thể đến nha khoa.

2. Điều trị sưng nướu ở răng khôn dứt điểm tại nha khoa

Để điều trị cơn đau sưng nướu ở răng khôn dứt điểm, bạn cần phải đến trực tiếp các trung tâm nha khoa để điều trị, tránh kéo dài tình trạng đau nhức, ảnh hưởng sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

nha khoa đông nam
Thăm khám và tư vấn miễn phí tại nha khoa Đông Nam

Trước tiên, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám, chẩn đoán để nhận định tình trạng và hướng mọc của răng khôn như thế nào. Thường răng khôn sưng nướu nha sĩ sẽ chỉ định điều trị như sau:

✦ Cắt lợi trùm răng khôn hạn chế tái phát

Những răng khôn có hướng mọc thẳng trên cung hàm, nha sĩ sẽ chỉ cần một thủ thuật nhỏ là gây tê để cắt bỏ lợi trùm để răng mọc bình thường.

Sau khi cắt lợi trùm, nha sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc hỗ trợ như thuốc kháng sinh, hạ sốt, thuốc hỗ trợ sức khỏe toàn thân và hướng dẫn bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm tái phát.

✦ Nhổ bỏ răng khôn điều trị dứt điểm cơn đau

Ngược lại, khi răng khôn có những hướng mọc bất thường như mọc lệch, mọc ngầm,… cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bởi thực tế, khi nhổ bỏ răng khôn cũng sẽ không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thậm chí việc này được các nha sĩ khuyến khích thực hiện sớm.

Hiện nay, tại Nha khoa Đông Nam việc nhổ răng khôn diễn ra rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Hơn 15 kinh nghiệm về điều trị các vấn đề bệnh lý về răng, đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình nhổ răng khôn an toàn, hạn chế đau đớn.

điều trị sưng nướu ở răng khôn
Nhổ bỏ răng khôn loại bỏ các cơn đau nhức

Ứng dụng công nghệ máy móc đỉnh cao trong thăm khám và nhổ răng siêu âm Piezotome với các mũi siêu âm hiện đại, bác sĩ sẽ lấy răng khôn ra từng phần, không gây ảnh hưởng mô mềm hay xương ở răng bên cạnh.

Toàn bộ quá trình gây tê trước khi nhổ răng được kiểm soát rất an toàn, đúng liều lượng để điều chỉnh áp lực và tốc độ trong tầm kiểm soát.

Những cơn đau răng khôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bạn, vì vậy đừng ngần ngại nhổ bỏ chúng ngay từ sớm.

nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch má
nhổ răng khôn hàm dưới mọc ngầm
nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch

Nếu bạn muốn điều trị tình trạng bị sưng nướu ở răng khôn tốt nhất, tiết kiệm chi phí thì nha khoa Đông Nam chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.


Cận cảnh nhổ răng khôn không đau tại Nha khoa Đông Nam

V. Thuốc giảm sưng nướu răng khôn

1. Acetaminophen

Acetaminophen là thuốc giảm đau không kê đơn có thể tìm mua tại nhiều quầy thuốc.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dạng uống hoặc viên nang gel lỏng. Thường được dùng để kiểm soát các cơn đau nhức ở răng khá tốt đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với ibuprofen.

Thuốc Acetaminophen có tác dụng giảm đau răng khá tốt
Thuốc Acetaminophen có tác dụng giảm đau răng khá tốt

2. Aspirin

Aspirin là một loại thuốc được bác sĩ kê đơn trong các trường hợp sưng nướu răng khôn gây đau nhức dai dẳng. Thuốc có nhiều dạng khác như: viên nén, dạng gel, dạng tiêm, siro.

Khi dùng Aspirin cần phải hết sức thận trọng, tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng khó lường cho sức khỏe.

Cần thận trọng khi sử dụng Aspirin
Cần thận trọng khi sử dụng Aspirin

3. Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc chống viêm không chứa steroid có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm ở răng miệng khá hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như: viên nén, gel lỏng, hỗn hợp dịch uống.

Không dùng Ibuprofen trong các trường hợp đang sử dụng Aspirin, corticosteroid, lasix, thuốc làm loãng máu, thuốc ức chế men chuyển, lithium và methotrexate,…

Khi bị đau răng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc Ibuprofen
Khi bị đau răng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc Ibuprofen

4. Gel lạnh

Một số loại gel lạnh như Anbesol hoặc Orajel được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp bị đau nhức do mọc răng khôn hay gặp các tổn thương, viêm nhiễm ở vùng nướu,…

Thành phần chính của các loại gel này chủ yếu là benzocain có tác dụng gây tê cục bộ, giảm đau theo cơ chế ngăn chặn các tính hiệu dẫn truyền đến dây thần kinh.

Các gel lạnh có thể sử dụng được an toàn trong cả ngày. Tuy nhiên bệnh nhân cũng nên tuân thủ đúng liều lượng theo khuyến cáo để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.

Theo đó với người lớn chỉ nên dùng tối đa 4 lần/ngày, dùng không quá 7 ngày liên tục. Đối với trẻ em nên tham khảo qua qua ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó cần thận trọng dùng gel lạnh nếu có tiền sử dị ứng với benzocain.

5. Châm cứu

Châm cứu là giải pháp sử dụng các kim nhỏ để kích thích đến các huyệt nhằm giúp ức chế cảm giác đau nhanh chóng hơn.

Qua một số nghiên cứu cũng cho thấy châm cứu đem lại được hiệu quả giảm đau răng khá tốt cho các trường hợp bệnh nhân đang trong thời gian chờ đợi điều trị nha khoa.

Lưu ý: Khi lựa chọn sử dụng bất cứ loại thuốc nào để chữa các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở răng miệng. Bệnh nhân cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian nhằm tránh các nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

VI. Điều trị cơn sưng đau nướu răng khôn tại nhà

  • Dùng lá bạc hà giã nát và vắt lấy nước. Sau đó dùng bông tăm thấm hỗn hợp nước này xoa lên vùng nướu răng bị tổn thương. Để yên trong 15 – 20 phút sẽ thấy cơn đau răng được xoa dịu nhanh chóng.
  • Bạn có thể dùng 2 – 3 giọt dầu đinh hương thấm vào bông gạc và đắp lên vùng răng đau nhức cũng có tác dụng thuyên giảm triệu chứng khó chịu đáng kể.
Dùng tinh dầu đinh hương có thể giúp giảm đau răng đáng kể
Dùng tinh dầu đinh hương có thể giúp giảm đau răng đáng kể
  • Tương tự như cách làm của tinh dầu đinh hương bạn có thể thay thế bằng một số loại tinh dầu khác như: tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cỏ xạ hương, tinh dầu oải hương, dầu oregano,… cũng đem lại công dụng giảm sưng đau ở nướu răng khá tốt.
  • Bôi gel nha đam lên vị trí răng sưng đau cũng là biện pháp giúp làm mát và xoa dịu tạm thời các triệu chứng viêm rát ở nướu răng.
  • Dùng tỏi và gừng đập dập đắp lên vùng nướu răng khôn sưng viêm sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn gây đau nhức một cách hiệu quả.
  • Sử dụng tinh bột nghệ pha cùng nước ấm và mật ong để súc miệng hằng ngày cũng giúp giảm sưng đau, kháng viêm khá tốt.
  • Pha loãng vài giọt chiết xuất Capsaicin và dùng bông tăm thấm thoa lên vùng răng bị ảnh hưởng để cơn đau được xoa dịu nhanh chóng.
  • Nấu nước lá ổi đun sôi để nguội dùng súc miệng mỗi ngày cũng có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau do răng khôn một cách hữu hiệu.
  • Trà túi lọc có chứa thành phần tanin với đặc tính chống viêm khá tốt. Nếu đang bị đau răng khôn bạn có thể đặt túi trà lên vùng bị tổn thương để cảm thấy dễ chịu hơn.
Chữa đau răng bằng trà túi lọc đem lại hiệu quả khá tốt
Chữa đau răng bằng trà túi lọc đem lại hiệu quả khá tốt

VII. Cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống

Nếu chẳng may đang bị sưng nướu ở răng khôn thì bệnh nhân cần phải chú ý hơn về chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống hằng ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng viêm phát triển nặng và xoa dịu cơn đau nhức tốt hơn:

  • Chải răng đúng cách 2 – 3 lần/ngày. Nên chọn bàn chải có lông mềm mượt, kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm.
  • Thao tác chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc ở khắp các bề mặt răng, chú ý vệ sinh cả phần nướu răng khôn trong cùng và vùng lưỡi sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám tồn đọng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vụn thức ăn thừa giắt ở kẽ răng, tránh tích tụ vi khuẩn hình thành mảng bám gây hại cho răng nướu.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm để tăng cường diệt khuẩn, giảm cảm giác khó chịu ở khoang miệng, ngừa hôi miệng hiệu quả.
  • Đối với chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Ưu tiên ăn nhai món mềm, dễ nhai nuốt như canh hầm, súp, cháo, các đồ ăn xay nhuyễn… để hạn chế dùng nhiều lực nhai nhiều.
  • Uống nhiều nước ép, sinh tố rau củ, trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
  • Không nên ăn các thực phẩm quá dai, cứng, các món ngọt nhiều đường, tránh dùng thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,…
  • Tránh ăn các món ăn quá chua, không uống nhiều bia rượu, cà phê, nước có gas, không hút thuốc lá.
  • Các món từ đồ nếp, thịt gà, rau muống có thể khiến tình trạng sưng nướu thêm dữ dội nên cũng phải hạn chế dùng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

➣ Xem thêm: Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *