Trám răng có kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng giúp phục hình thẩm mỹ và cải thiện ăn nhai tốt hơn cho răng. Các tác hại của việc trám răng thường rất ít xảy ra. Tuy nhiên ở những trường hợp bác sĩ thực hiện không đảm bảo kỹ thuật chuẩn xác, dùng vật liệu trám kém chất lượng rất dễ làm phát sinh các biến chứng xấu cho bệnh nhân. Vậy cụ thể những tác hại của việc trám răng sai cách là gì? Khi nào thì cần trám răng?
I. Trám răng có ảnh hưởng gì không?
Trám răng là một kỹ thuật nha khoa được áp dụng phổ biến trong các trường hợp răng bị sâu hỏng, tổn thương, khiếm khuyết nhẹ.
Để thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các yếu tố sâu hỏng, khu vực men răng bị tổn thương. Sau đó sử dụng vật liệu trám chuyên dụng thường là Composite để lấp đầy khoảng trống mô răng thật đã mất.
Trong suốt quá trình trám răng sẽ không gây cảm giác đau nhức hay khó chịu gì cho bệnh nhân. Răng sau khi hàn trám sẽ được khôi phục hiệu quả cả về thẩm mỹ, ăn nhai. Đồng thời hạn chế được nguy cơ các tác nhân có hại xâm nhập gây hỏng răng.
Khi thực hiện trám răng tại các trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề giỏi, kỹ thuật chuẩn xác, sử dụng các chất liệu nha khoa chất lượng sẽ đảm bảo hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối cho răng miệng và sức khỏe của bệnh nhân.
Ở các trường hợp tự trám răng tại nhà bằng các biện pháp chưa được kiểm chứng, dùng vật liệu trám trôi nổi không rõ nguồn gốc. Hay chọn nha khoa trám răng không uy tín, bác sĩ tay nghề kém, không đảm bảo kỹ thuật, quy trình chuẩn sẽ khiến cho các tác hại của việc trám răng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Trám răng hoàn toàn có thể gây ra các ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể của bệnh nhân nếu dùng vật liệu trám có chứa thủy ngân.
Các bác sĩ khuyến cáo đây là chất liệu cực kỳ có hại cho hệ thần kinh cũng như máu. Bệnh nhân có nguy cơ cao đối mặt với các vấn đề nguy hiểm về hô hấp, thần kinh, thận, đau nhức đầu dữ dội, không thể ngủ được bình thường,… thậm chí đe dọa đến tính mạng.
II. Tác hại của việc trám răng sai cách
Như chúng tôi vừa phân tích, các tác hại của việc trám răng sai cách chủ yếu là do thực hiện tại nha khoa kém uy tín, chất liệu trám không chất lượng, bác sĩ tay nghề không chuẩn xác. Điều này sẽ dẫn đến các biến chứng sau:
1. Răng ê buốt, đau nhức kéo dài
Sau trám răng nhiều bệnh nhân gặp tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài là do trong quá trình thực hiện bác sĩ chưa làm sạch hoàn toàn mô răng bị sâu hỏng khiến vi khuẩn vẫn tiếp tục sinh sôi và làm bệnh lý thêm nghiêm trọng.
Kỹ thuật trám không chuẩn xác, miếng trám dày cộm hay không sát khít cũng có thể gây các tổn hại cho răng nướu dẫn đến bị đau buốt.
Bên cạnh đó, nếu răng bị viêm tủy nhưng không chữa tủy triệt để mà chỉ hàn trám bên ngoài cũng gây đau ê dữ dội cho bệnh nhân.
2. Miếng trám bị bong tróc, nguy cơ tái sâu răng
Bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, chất liệu trám không chất lượng, không đảm bảo độ kết dính cao sẽ rất dễ bị bong tróc trong quá trình ăn nhai hằng ngày.
Lúc này bệnh nhân sẽ mất thời gian và chi phí để trám răng lại. Không chỉ vậy, nếu vết trám bong tróc, nứt từng lỗ nhỏ nhưng không nhận biết sớm sẽ khiến cho thức ăn thừa dễ kẹt lại tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng trở lại.
3. Ảnh hưởng xấu đến các răng xung quanh
Theo ghi nhận đã có nhiều trường hợp sau trám răng có thể làm cho các răng kế cận dần bị sâu hỏng.
Nguyên nhân chủ yếu là do vết trám sần sùi, nứt vỡ ở vùng kẽ răng nhưng không nhận ra. Khi đó thức ăn thừa kẹt lại trong thời gian dài không được làm sạch hiệu quả khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh không chỉ gây sâu răng lại mà còn làm cho răng kế bên cũng bị viêm nhiễm, sâu hỏng theo.
III. Khi nào cần thực hiện trám răng?
Nếu thuộc các trường hợp sau đây bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nên hàn trám răng thẩm mỹ để khắc phục hiệu quả nhanh chóng với mức chi phí tiết kiệm nhất:
1. Răng bị sâu hỏng
Khi răng mới chớm sâu, lỗ sâu nhỏ, vết sâu chưa lan rộng đến vùng tủy răng phía trong. Lúc này hàn trám răng sẽ là một giải pháp được khuyên dùng.
Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác loại bỏ mô răng bị sâu hỏng và vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu. Cuối cùng dùng chất liệu chuyên dụng để trám bít lại phần mô răng bị khiếm khuyết giúp tạo hình thẩm mỹ răng như ban đầu và khôi phục ăn nhai tốt hơn.
2. Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ
Răng gặp các chấn thương, tai nạn hay nhai quá dai cứng dẫn đến bị sứt mẻ, gãy vỡ nhưng không quá lớn, không gây tác động đến tủy răng. Thì hàn trám răng có thể giúp cải thiện được thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng khá hiệu quả.
3. Răng thưa, hở kẽ nhẹ
Răng thưa, hở kẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dễ bị nhồi nhét thức ăn thừa, khó làm sạch và nguy cơ cao mắc các bệnh lý ở răng miệng. Do đó, việc hàn trám răng thưa là rất cần thiết để khắc phục tốt tình trạng này.
Tuy nhiên, trám răng sẽ chỉ phù hợp cho những ai có răng thưa nhẹ, khoảng hở không quá lớn mới đem lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
Những trường hợp răng thưa nhiều các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân thực hiện bọc sứ hoặc niềng răng chỉnh nha để phục hình đạt kết quả tốt nhất.
4. Răng bị mòn, khuyết cổ chân răng
Khuyết cổ chân răng là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn uống nhất là với các đồ ăn nóng, lạnh, chua. Tình trạng này cũng khiến nụ cười trông kém thẩm mỹ gây mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
Kỹ thuật hàn trám răng sẽ che lấp được những vùng răng bị mòn, khuyết cổ giúp hạn chế nguy cơ răng bị hư hỏng nặng hơn.
5. Thay miếng trám cũ
Sau khi sử dụng được một thời gian miếng trám sẽ có dấu hiệu bị nhiễm màu thực phẩm, dần bị mài mòn và bong tróc.
Bên cạnh đó, một số trường hợp xung quanh miếng trám xuất hiện các vết đen và gây cảm giác ê đau khó chịu cho thấy tình trạng sâu răng đang có dấu hiệu tái phát.
Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thay miếng trám mới để sử dụng thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả như ban đầu.
IV. Cảnh báo việc tự trám răng tại nhà
Kỹ thuật trám răng mặc dù đơn giản nhưng bắt buộc phải được thực hiện tại nha khoa với đầy đủ trang thiết bị, máy móc chuyên dụng, bác sĩ tay nghề cao mới đảm bảo an toàn và đạt kết quả thành công.
Thế nhưng, vẫn còn nhiều bệnh nhân vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã tìm đến các cách trám răng tại nhà chưa được kiểm chứng dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
1. Keo trám răng tại nhà gây dị ứng, ngộ độc
Phần lớn bệnh nhân tự trám răng tại nhà đều tìm mua các sản phẩm, vật liệu từ những trang mạng với nhiều nhãn hiệu, mức giá khác nhau.
Tuy nhiên về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì hoàn toàn không được đảm bảo.
Khi đó bệnh nhân sẽ dễ gặp nguy cơ bị kích ứng, viêm loét ở răng nướu và các mô mềm trong khoang miệng. Thậm chí có thể xảy ra biến chứng ngộ độc vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
2. Viêm tủy răng, hỏng răng sớm
Dụng cụ trám răng không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn đúng chuẩn. Các mô răng bị hư hỏng, ổ vi khuẩn không được làm sạch sẽ tăng khả năng gây nhiễm trùng, viêm nhiễm tủy răng.
Bệnh nhân gặp các cơn đau nhức, ê buốt rất khó chịu. Quá trình vi khuẩn tấn công gây hư hỏng răng vẫn tiếp tục xảy ra, cấu trúc răng sẽ dần bị phá hủy nặng nề, thân răng còn lại ít, tủy răng bị hoại tử và khó tránh khỏi nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
V. Trám răng nhiều lần có ảnh hưởng gì không?
Các bác sĩ khuyến cáo không nên trám răng nhiều lần để tránh các ảnh hưởng xấu cho răng miệng và sức khỏe.
Trám răng nhiều lần cùng 1 chỗ, lỗ sâu ngày càng to ra sẽ khiến cho cấu trúc của răng ngày càng suy yếu, vi khuẩn dễ dàng phát triển gây ra nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.
Không chỉ vậy, thực hiện kỹ thuật hàn trám quá nhiều lần có thể gây ra các tổn thương không đáng có cho vùng tủy răng, dễ làm viêm tủy, chết tủy. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ hư hỏng, mất răng rất nguy hại.
Chính vì vậy, dù trám răng đem lại được nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ ăn nhai với mức chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh làm miếng trám nhanh hư hỏng phải hàn trám lại nhiều lần gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Trên đây là các thông tin liên quan đến tác hại của việc trám răng sai cách là gì? Khi nào thì cần trám răng? Mọi vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?