Giải phẫu cấu tạo răng người và chức năng của từng loại răng

Răng là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi người. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về các đặc điểm giải phẫu cấu tạo răng người và chức năng của từng loại răng. Việc hiểu rõ hơn về răng cũng là cách giúp cho mỗi người chúng ta hình thành được ý thức chăm sóc răng miệng tốt nhất để tránh tối đa các nguy cơ khiến răng bị hư hỏng, gãy rụng sớm.

Giải phẫu cấu tạo răng người và chức năng của từng loại răng
Giải phẫu cấu tạo răng người và chức năng của từng loại răng

I. Cấu tạo hàm răng người, vị trí và cách đọc tên

1. Cấu tạo của răng người

Khi xét từ trên xuống dưới mỗi một chiếc răng sẽ được chia thành 3 phần đó là:

  • Phần thân răng (vành răng): đây là phần nằm ở phía trên nướu và dễ dàng nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Phần cổ răng: đây là đường tiếp giáp giữa thân răng và chân răng.
  • Phần chân răng: đây là phần nằm ở bên dưới nướu răng.

Giải phẫu sâu hơn cấu trúc răng người trưởng thành cũng như trẻ em từ phía ngoài vào trong sẽ có 3 lớp riêng biệt đó là:

  • Men răng: nằm ở vị trí ngoài cùng, màu trắng sữa. Thành phần chứa hàm lượng lớn các khoáng chất canxi, flour nên có độ cứng chắc cao, bao bọc và che chở cho toàn bộ thân răng.
  • Ngà răng: là lớp ở giữa có màu vàng nhạt, được men răng che chắn và bảo vệ. Đây là tổ chức chiếm phần lớn khối lượng của răng, chứa nhiều ống ngà nhỏ để nhận biết được các cảm giác nóng, lạnh trong ăn uống.
  • Tủy răng: là lớp nằm sâu trong cùng kéo dài từ thân răng đến chân răng, được men răng và ngà răng che chắn, bảo vệ. Đây là tổ chức khá đặc biệt, có chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh cảm giác giúp nuôi dưỡng răng luôn khỏe mạnh.

Bên cạnh đó mỗi một chiếc răng còn được cố định chắc chắn và bảo vệ bởi tổ chức quanh răng hay còn gọi là nha chu. Cấu trúc hỗ trợ quanh răng gồm có: xương ổ răng, cement, dây chằng nha chu và lợi.

Tất cả đều liên kết với nhau thành một khối bền vững đem lại chức năng hỗ trợ cho răng có thể thực hiện tốt các chức năng vốn có của mình.

Cấu tạo của răng người
Cấu tạo của răng người

2. Vị trí và cách đọc tên răng trên cung hàm

Các răng trên cung hàm sẽ được chia đều thành 4 phần từ 1-4 theo chiều kim đồng hồ. Số thứ tự và vị trí của răng sẽ được đánh số thứ tự từ 1-8. Răng cửa giữa sẽ là răng số 1 trong mỗi cung hàm.

Theo đó, số thứ tự của răng sẽ được đọc từ răng cửa giữa vào trong như sau:

  • Răng số 1: răng cửa giữa
  • Răng số 2: răng cửa bên
  • Răng số 3: răng nanh
  • Răng số 4: răng tiền hàm thứ I (răng cối nhỏ I)
  • Răng số 5: răng tiền hàm thứ II (răng cối nhỏ II)
  • Răng số 6: răng hàm thứ I (răng cối lớn thứ I)
  • Răng số 7: răng hàm thứ II (răng cối lớn II)
  • Răng số 8: răng khôn (răng cối lớn thứ III)

Để hình dung đơn giản, dễ dàng hơn bạn có thể theo dõi sơ đồ chi tiết bên dưới đây:

Vị trí các răng trên cung hàm
Vị trí các răng trên cung hàm

Cách đọc tên của răng trong y khoa sẽ có sự chi tiết hơn. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể nhận biết nhanh chóng, chính xác răng đó là răng số mấy, vị trí ở hàm trên hay dưới, bên trái hay phải.

Bạn có thể áp dụng công thức sau để đọc tên của răng dễ dàng: Rab

Trong đó:

  • R là viết tắt của răng
  • a là số thứ tự cung hàm (1,2,3,4)
  • b là số thứ tự răng (1-8)

Ví dụ:

Răng cửa hàm trên bên phải là R11

Răng cửa hàm trên bên trái là R21

Răng nanh hàm dưới bên phải là R43

Răng nanh hàm dưới bên trái là R33

Dưới đây là sơ đồ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung về cách đếm răng trên cung hàm.

Tên gọi và đếm số răng vĩnh viễn
Tên gọi và đếm số răng vĩnh viễn

Tương tự như cách đọc răng vĩnh viễn ở trên, đối với hệ răng sữa chỉ cần thay phần cung răng 1,2,3,4 bằng 5,6,7,8. Có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Phần cung hàm 1 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 5
  • Phần cung hàm 2 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 6
  • Phần cung hàm 3 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 7
  • Phần cung hàm 4 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 8

Bạn có thể theo dõi chi tiết được thể hiện ngay trong hình ảnh bên dưới đây:

Tên gọi và đếm số răng sữa
Tên gọi và đếm số răng sữa

II. Quá trình phát triển của răng

Ở mỗi người sẽ trải qua 2 giai đoạn mọc răng trong đời. Lần đầu tiên là mọc răng sữa và cuối cùng là răng vĩnh viễn.

Khi được 6 tháng tuổi những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc trồi lên khỏi nướu. Thông thường quá trình mọc răng sữa sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 33 tháng tuổi với hàm răng sữa hoàn thiện với tổng cộng 20 chiếc.

Cho đến năm 5 – 6 tuổi sẽ diễn ra quá trình thay răng vĩnh viễn. Đồng thời mọc thêm răng khôn khi đến độ tuổi trưởng thành với hàm răng vĩnh viễn hoàn thiện với tổng cộng là 32 chiếc răng.

Như đã đề cập ban đầu, ở mỗi người có cơ địa riêng biệt nên có người có thể đủ 32 răng hoặc ít hơn số lượng này nếu răng khôn không đủ 4 chiếc.

Ngoài ra, một số người bẩm sinh đã bị thiếu mầm răng vĩnh viễn nên hàm răng cũng sẽ không thể đầy đủ số răng tiêu chuẩn. Hoặc cũng có người có thể mọc nhiều răng hơn so với bình thường.

III. Sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Cùng là răng nhưng răng sữa và răng vĩnh viễn lại có một số khác biệt về số lượng, màu sắc, kích thước,…. Cụ thể sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn như sau:

1. Số lượng răng

Một hệ răng sữa hoàn thiện sẽ có tổng cộng với 20 chiếc răng chia đều cho cả 2 hàm trên và dưới. Cụ thể sẽ có:

  • 8 răng cửa.
  • 4 răng nanh.
  • 8 răng hàm.

Từ năm 5 – 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu quá trình mọc răng vĩnh viễn để thay thế cho răng sữa bị lung lay, gãy rụng.

Số lượng răng ở một người trưởng thành có tổng cộng là 32 chiếc (đã tính cả răng khôn) chia đều ở cả 2 hàm trên và dưới. Thế nhưng, số lượng này có thể ít hơn tùy theo từng cơ địa của mỗi người có mọc đủ hết cả 4 răng khôn hay không.

Trong 32 chiếc răng này sẽ được phân loại gồm có:

– 8 răng cửa (4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới).

– 4 răng nanh (2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới).

– 8 răng cối (răng hàm) nhỏ.

– 12 răng cối lớn đã bao gồm cả 4 chiếc răng khôn.

Răng sữa có số lượng răng ít hơn răng vĩnh viễn
Răng sữa có số lượng răng ít hơn răng vĩnh viễn

2. Men và ngà răng sữa mỏng hơn

Cấu trúc men và ngà răng sữa sẽ có phần mỏng hơn so với răng vĩnh viễn. Buồng tủy của răng sữa khá lớn nên khi bị sâu răng vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng nhanh hơn răng vĩnh viễn.

Bên cạnh đó độ cứng của tế bào ngà răng sữa không được cao, không có dây thần kinh cảm giác, buồng tủy lại lớn. Đây cũng là nguyên nhân axit, vi khuẩn dễ dàng tấn công và khiến răng sữa dễ bị sâu hơn.

Khi bị sâu răng sữa tốc độ phát triển lan sâu vào tủy răng cũng nhanh hơn nhiều so với răng vĩnh viễn.

Khi trẻ bị sâu răng cần đưa trẻ đến nha khoa Đông Nam khám chữa ngay. Điều này giúp tránh nguy cơ mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

3. Răng vĩnh viễn có màu vàng đậm hơn là răng sữa

Do chứa ít thành phần vô cơ nên răng sữa thường có màu trắng đục. Trong khi đó màu răng vĩnh viễn có phần trong và ngả vàng ngà hơn.

Răng sữa thường có màu trắng đục
Răng sữa thường có màu trắng đục

4. Về hình dáng đặc trưng

Thân răng sữa sẽ ngắn và nhỏ hơn so với răng vĩnh viễn.

Xét về tỷ lệ phần thân răng thì răng sữa sẽ có thân răng dài và mảnh hơn.

Khi mới mọc lên răng vĩnh viễn sẽ có các núm nhỏ ở phần rìa cắn. Trong quá trình ăn nhai các núm này sẽ dần biến mất.

IV. Chức năng của răng người

Hàm răng con người về cơ bản sẽ có 3 chức năng chính đó là: ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm.

1. Chức năng ăn nhai

Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

Mỗi một chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận các vai trò ăn nhai nhất định giúp cắn xé, nhai nghiền thức ăn đủ nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.

Đối với nhóm răng cửa thường hỗ trợ cắn và xé nhỏ thức ăn trước khi đưa vào nhóm răng hàm để nhai nghiền.

Nhóm răng nanh giữ vai trò kẹp và xé thức ăn.

Nhóm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn sẽ đảm nhận các vai trò chủ chốt trong việc nhai, nghiền nhỏ thức ăn hiệu quả trước khi đưa xuống dạ dày.

Một hàm răng khỏe mạnh sẽ giúp ăn uống hằng ngày được ngon miệng hơn. Đồng thời ăn nhai hiệu quả cũng giúp tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ luôn được khỏe mạnh, duy trì đề kháng chống bệnh tật tốt hơn.

2. Chức năng thẩm mỹ

Một hàm răng đầy đủ, khỏe mạnh, không có các vấn đề bệnh lý. Đồng thời các răng mọc đều đặn, cân đối, màu sắc sáng đẹp sẽ tăng được thẩm mỹ cho cả gương mặt, nụ cười cũng trở nên dịu dàng hơn.

Khi có được một hàm răng đẹp sẽ dễ tạo được thiện cảm với người đối diện, tâm lý cũng thoải mái, tự tin hơn mỗi khi nói cười.

Răng có vai trò quan trọng trong ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm
Răng có vai trò quan trọng trong ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm

3. Chức năng phát âm

Quá trình nói chuyện, phát âm của con người cần có sự tham gia qua lại giữa răng và lưỡi.

Nếu hàm răng mọc đầy đủ, sát khít sẽ giúp cho việc phát âm diễn ra được rõ ràng và lưu loát hơn.

Ngược lại, nếu bị mất răng đặc biệt là tại vị trí các nhóm răng cửa, răng nanh phía ngoài sẽ hình thành nên khoảng trống. Từ đó dẫn đến phát âm khó chuẩn xác, không thể phát âm được tròn vành, rõ chữ như bình thường.

Các bác sĩ còn cho biết thêm ở trẻ em nếu mất răng sữa sớm sẽ rất dễ bị nói ngọng, âm phát ra không rõ.

Người trưởng thành khi mất răng cũng có thể gặp nhiều trở ngại khi phát âm, khó nói đúng giọng chuẩn như bình thường, học ngoại ngữ kém hiệu quả.

Hy vọng qua các thông tin về giải phẫu cấu tạo răng người và chức năng của từng loại răng đã đem lại các kiến thức hữu ích cho mọi người. Nếu vẫn còn có bất cứ thắc mắc nào hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *