chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Top 12 thuốc chữa viêm lợi phổ biến hiệu quả và an toàn

Dùng thuốc chữa viêm lợi là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để nhanh chóng xoa dịu đi cảm giác khó chịu ở khoang miệng. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, không xảy ra tác dụng phụ nguy hại nào. Dưới đây là tổng hợp top 12 thuốc chữa viêm lợi phổ biến hiệu quả và an toàn được sử dụng phổ biến cùng với các lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Top 12 thuốc chữa viêm lợi phổ biến hiệu quả và an toàn
Top 12 thuốc chữa viêm lợi phổ biến hiệu quả và an toàn

I. Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi chủ yếu là do vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch sẽ đúng cách khiến cho mảng bám, vụn thức ăn thừa tích tụ nhiều trên răng.

Theo thời gian vi khuẩn sẽ sản sinh ngày càng nhiều, dần bị vôi hóa thành mảng bám cao răng dày cứng. Cao răng sẽ bám chặt ở trên bề mặt răng và sâu bên dưới viền nướu gây sưng tấy, chảy máu, viêm nhiễm ở nướu.

Bên cạnh đó, viêm lợi còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên như:

  • Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, thường xuyên dùng đồ cay nóng cũng có thể gây ra các kích thích đến vùng niêm mạc trong khoang miệng và dẫn đến nướu bị sưng viêm.
  • Việc đánh răng quá mạnh, đánh răng quá lâu theo chiều ngang, sử dụng các loại bàn chải có lông cứng đều có nguy cơ cao gây xói mòn men răng, tổn thương, chảy máu vùng nướu gây viêm đau.
  • Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể vào thời gian kinh nguyệt, mang thai hay tiền mãn kinh đều có thể làm cho răng lợi có phần nhạy cảm hơn bình thường và dễ bị viêm nhiễm hơn.
  • Ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý như: tiểu đường, bạch cầu, HIV/AIDS, béo phì,… thì đề kháng cơ thể sẽ yếu hơn bình thường khiến cho vùng nướu răng dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công và gây tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Ảnh hưởng từ một số thuốc chữa bệnh như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế miễn dịch,… có thể gây khô miệng và tạo cơ hội để vi khuẩn sản sinh mạnh gây viêm nhiễm.
  • Ngoài ra viêm lợi còn có thể do nhiều yếu tố khác như: di truyền, cơ thể thiếu vitamin C, xỉa răng bằng tăm, răng khôn mọc sai lệch, chấn thương ở răng, căng thẳng quá mức,….
Viêm lợi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên
Viêm lợi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

II. Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi

Bệnh viêm lợi ở giai đoạn khởi phát thường phát triển khá âm thầm và không gây nhiều triệu chứng khó chịu nào. Thế nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và có nguy cơ gây nhiều tác hại khó lường.

1. Dấu hiệu khi bị viêm lợi nhẹ

  • Lợi sưng phồng, màu sắc có phần đỏ và sẫm hơn so với bình thường.
  • Dùng tay chạm vào lợi có cảm giác đau buốt, dễ chảy máu mỗi khi chải răng, dùng chỉ nha khoa.
  • Khó chịu, ngứa rát ở vùng chân răng.
  • Hơi thở có mùi hôi.

2. Dấu hiệu viêm lợi nặng

  • Vôi răng bám dày đặc xung quanh thân răng, cổ răng.
  • Xuất hiện tình trạng tụ mủ ở chân răng. Ổ mủ dễ bong vỡ và khiến cho nướu răng bị nhiễm trùng.
  • Đau nhức, sưng tấy dữ dội ở nướu, chảy máu nướu dai dẳng dù không có tác động nào.
  • Răng lợi trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, nướu răng tụt dần làm răng trông dài hơn bình thường, ăn nhai khó khăn.
  • Hơi thở nặng mùi dù đã làm sạch răng miệng kỹ lưỡng.
  • Nguy hiểm hơn viêm lợi phát triển nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm nha chu làm cho răng ngày càng lỏng lẻo, dễ bị lung lay và khả năng gãy rụng mất răng là rất cao.
Viêm lợi phát triển nặng gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng
Viêm lợi phát triển nặng gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng

IV. Thuốc chữa viêm lợi phổ biến hiện nay

1. PerioKin

PerioKin là một trong các thuốc chữa viêm lợi được sử dụng khá phổ biến.

Thuốc có dạng gel lỏng với 2 hoạt chất chính đó là Chlorhexidine 0,2% và bisbiguanid cùng một số tá dược khác.

Khi bôi lên vùng niêm mạc sẽ thẩm thấu khá nhanh, tác động lên các tổ chức bị tổn thương để loại bỏ vi khuẩn. Nhờ đó có thể giảm cảm giác khó chịu và giúp nướu nhanh hồi phục hơn.

PerioKin có thể phù hợp để ức chế sự sản sinh của hầu hết các vi khuẩn gây bệnh viêm lợi. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có thể được dùng để khắc phục khá tốt một số bệnh lý khác ở răng như: viêm chân răng, áp xe răng,…

Thuốc PerioKin
Thuốc PerioKin

2. Metronidazol Stada

Thành phần của thuốc Metronidazol Stada có chứa Metronidazol, Acid Stearic, Magnesi Stearat, Lactose monohydrat cùng một số tá dược khác đem lại hiệu quả diệt vi khuẩn gây viêm lợi khá tốt.

Loại thuốc này mặc dù rất phù hợp dù chữa viêm lợi nhưng sẽ không phù hợp dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Metronidazol Stada
Thuốc Metronidazol Stada

3. Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi có công dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm và virus hiệu quả. Khi sử dụng thuốc này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó bệnh sẽ dần thuyên giảm đáng kể.

Thuốc được bào chế ở dạng viên và chống chỉ định dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Thuốc Ciprofloxacin
Thuốc Ciprofloxacin

4. Dentosmin P

Dentosmin P có dạng gel với thành phần chính có chứa chlorhexidinebis (D-gluconate mang lại hiệu quả cao trong việc sát trùng, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giảm các tổn thương ở mô mềm. Nhờ vậy có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng ở lợi, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.

Thuốc Dentosmin P
Thuốc Dentosmin P

5. Emofluor Gel

Emofluor Gel là thuốc hỗ trợ chữa viêm lợi được đánh giá khá tốt nhờ vào khả năng thẩm thấu nhanh chóng. Cùng với thành phần có chứa nhiều hoạt chất như Glycerin, Cellulose Gum, Aqua, Phosphor colamine giúp giảm sưng viêm, kháng khuẩn hữu hiệu.

Sử dụng thuốc này sẽ có tác dụng giảm viêm, giảm đau rát, khống chế tình trạng chảy máu do viêm lợi nhanh chóng. Những trường hợp răng mòn men, ê buốt, sâu hỏng, hở cổ chân răng vẫn có thể sử dụng an toàn, hiệu quả.

Sản phẩm chỉ phù hợp dùng cho trẻ trên 6 tuổi, không dùng cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Emofluor Gel
Thuốc Emofluor Gel

6. Metrogyl Denta

Bệnh nhân cũng có thể cân nhắc dùng Metrogyl Denta để khắc phục các triệu chứng của viêm lợi.

Đây là thuốc có dạng gel màu trắng đục, thấm nhanh, tác động trực tiếp lên vùng niêm mạc bị tổn thương và đem lại công dụng tiêu viêm, sát khuẩn đáng kể.

Thông qua đó có thể loại bỏ được các vi khuẩn gây hại, giảm sưng viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của mô mềm xung quanh răng.

Thuốc Metrogyl Denta
Thuốc Metrogyl Denta

7. Naphacogyl

Khi bệnh nhân có các vấn để viêm nhiễm ở lợi hay mắc các bệnh viêm nha chu, áp xe răng, chảy máu chân răng các bác sĩ có thể kê đơn thuốc có Naphacogyl. Loại thuốc này sẽ đem lại hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm để bệnh thuyên giảm nhanh hơn.

Thuốc Naphacogyl
Thuốc Naphacogyl

8. Amoxicillin

Amoxicillin là một dạng thuốc kháng sinh kê đơn theo toa của bác sĩ đem lại công dụng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Do đó, khi sử dụng thuốc này sẽ đem lại tác dụng chữa viêm lợi hiệu quả. Đồng thời cũng có thể dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng, viêm nha chu hay các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,…

Thuốc Amoxicillin
Thuốc Amoxicillin

9. Azithromycin

Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolid đem lại khả năng giảm sưng đau, ức chế và chống sự lây lan của vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng.

Loại thuốc này sẽ có tác dụng tốt đối với các trường hợp viêm lợi, viêm nha chu và phù hợp cho những bệnh nhân bị nghiện thuốc lá nặng.

Thuốc Azithromycin
Thuốc Azithromycin

10. Gentamicin

Gentamicin là thuốc dùng theo toa. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Thành phần chính có chứa Gentamicin cùng nhiều tá dược và phụ liệu khác đem lại khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Từ đó giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát do viêm lợi gây ra.

Chống chỉ định dùng thuốc này cho bệnh nhân suy thận, huyết áp thấp, người cao tuổi, rối loạn thính giác, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Thuốc Gentamicin
Thuốc Gentamicin

11. Sindolor

Sindolor là thuốc chữa viêm lợi dạng bôi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó có thể dùng để chữa các bệnh lý khác như sâu răng, hôi viêm, viêm nha chu.

Thuốc được bào chế ở dạng lỏng, màu nâu. Khi sử dụng cần phải dùng bông tăm để thấm và bôi lên vùng bị tổn thương. Sau khi bôi thuốc bệnh nhân có thể thấy chát nhẹ.

Đối với loại thuốc nào bao bì thường khá sơ sài, chỉ được đựng trong một lọ thủy tinh họa lọ nhựa dung tích 10ml. Bên ngoài sẽ được bọc lại bằng nilon và cột thun để tránh tình trạng thuốc dễ đổ ra ngoài.

Thuốc Sindolor
Thuốc Sindolor

12. Ibuprofen

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid. Loại thuốc này sẽ giúp hạ sốt, giảm sưng đau do viêm lợi bằng cách ngăn chặn quá trình sản sinh của các vi khuẩn gây viêm trong cơ thể.

Thuốc Ibuprofen
Thuốc Ibuprofen

V. Nên mua thuốc trị viêm lợi ở đâu?

Hiện nay bạn có thể tìm mua thuốc trị viêm lợi ở hầu hết các bệnh viện, nhà thuốc, trạm y tế hoặc các phòng khám tư nhân.

Mặc dù trên các trang mạng, sàn thương mại điện tử đều có bán với giá tốt. Nhưng bạn vẫn nên đến nhà thuốc, bệnh viện để được dược sĩ tư vấn liều dùng cụ thể nhất. Đồng thời thuận tiện trong việc kiểm tra tình trạng thuốc, hạn sử dụng để đảm bảo dùng an toàn, hiệu quả.

Nếu mua thuốc tại các nhà thuốc, phòng khám tư nhân nên tìm hiểu kỹ và chọn địa chỉ uy tín để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

VI. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm lợi

Để quá trình sử dụng thuốc trị viêm lợi diễn ra thuận lợi, nhanh đạt hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ. Bệnh nhân cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Khi bị viêm lợi bệnh nhân cần gặp bác sĩ thăm khám để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ nhất là với các thuốc kháng sinh phải hết sức cẩn thận.
  • Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian dùng thuốc, không tự ý tăng giảm hay ngưng dùng thuốc giữa chừng.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu có các triệu chứng khó chịu nào nên thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục ngay, tránh tác dụng phụ có thể phát sinh.
  • Không được lạm dụng dùng thuốc nhất là thuốc kháng sinh vì không chỉ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mà còn dễ gây tình trạng lờn thuốc dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn hơn.
  • Khi muốn kết hợp điều trị giữa thuốc tây y và các loại thuốc đông y nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để phòng tránh nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Song song với việc dùng thuốc bệnh nhân nên chú ý ăn uống điều độ, uống nhiều nước lọc ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng giúp hỗ trợ hồi phục nhanh chóng hơn.
  • Cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày để tránh vi khuẩn tích tụ nhiều khiến cho tình trạng viêm nhiễm phát triển nặng hơn.
Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ
Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ

Các bác sĩ cũng có lời khuyên rằng, việc dùng thuốc sẽ giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do viêm lợi gây ra. Cần phải điều trị triệt để mầm mống gây bệnh mới tránh tình trạng bệnh tái phát dai dẳng.

Tốt nhất nên đến nha khoa đảm bảo uy tín để bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Việc điều trị có thể kết hợp nhiều biện pháp như: cạo vôi răng loại bỏ nơi trú ngụ của ổ vi khuẩn, nạo túi nha chu, ghép vạt nướu,….

Trên đây là thông tin về top 12 thuốc chữa viêm lợi phổ biến hiệu quả và an toàn. Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn