chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Thuốc Giảm Đau Nhức Răng Tạm Thời Là Thuốc Gì?

Có thể nói, thuốc giảm đau răng là vấn đề được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi gặp tình trạng đau nhức răng. Vậy thuốc giảm đau răng là gì? Chúng có mang lại hiệu quả không? Có gây ra tác dụng phụ không?

Thuốc Giảm Đau Nhức Răng Tạm Thời Là Thuốc Gì?
Thuốc Giảm Đau Nhức Răng Tạm Thời Là Thuốc Gì?

Vì sao bị đau răng

Đau nhức răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến mà ai cũng đã từng trải qua. Chúng gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hằng ngày.

Nguyên nhân gây đau nhức răng có rất nhiều, tuy nhiên phổ biến và thường gặp nhất là:

1. Sâu răng

Sâu răng là tình trạng trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ hoặc lớn, có màu vàng, nâu hoặc đen tùy thuộc vào mức độ sâu.

Biểu hiện điển hình nhất của bệnh lý này là gây ra những cơn đau nhức, và cơn đau nhức sẽ càng nặng hơn nếu bạn đột ngột ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá ngọt, hoặc khi thức ăn bị rơi vào lỗ sâu.

thuốc đau răng
Sâu răng là nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất làm cho răng bị đau

2. Nổi áp-xe răng

Áp-xe răng xảy ra khi bệnh lý sâu răng không được điều trị sớm làm ảnh hưởng đến tủy. Hoặc trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về nhiễm trùng răng miệng nhưng không điều trị triệt để.

Áp-xe răng vô tình tạo áp lực chèn ép vào các tổ chức quanh răng, chân răng, dây thần kinh và tủy gây ra những cơn đau nhức. Đặc biệt, cơn đau sẽ càng nặng nề khi thực hiện chức năng ăn nhai hoặc quá trình vệ sinh răng miệng.

Bên cạnh đau nhức thì áp-xe răng còn làm hơi thở có mùi hôi. Một số trường hợp còn làm người bệnh sốt cao, mệt mỏi.

đau răng uống thuốc gì
Áp-xe răng cũng là nguyên nhân khiến răng bị đau nhức khó chịu

3. Mọc răng khôn

Quá trình mọc răng khôn sẽ gây ra những cơn đau nhức ở vùng răng hàm.

Đặc biệt, với những trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm, mọc đâm ngang vào vị trí răng số 7 hoặc bị kẹt một phần trong nướu thì cơn đau sẽ càng dữ dội hơn. Chúng có thể kéo dài liên tục hoặc lặp đi lặp lại theo thời gian phát triển của răng.

Lúc này, nếu quan sát người bệnh sẽ thấy phần nướu trong cùng, ngay vị trí mọc răng khôn sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, thậm chí có người còn tụ mủ. Một số trường hợp còn có thêm biểu hiện nóng sốt, mệt mỏi.

thuốc chữa đau răng
Đau răng còn là biểu hiện của tình trạng mọc răng khôn

4. Các bệnh về nướu

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì đau nhức răng còn là biểu hiện của bệnh viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng nướu. Bệnh lý này hình thành do vi khuẩn có hại trú ngụ trong các mảng bám ở răng. Chúng tiết ra độc tố khiến vùng nướu bị kích ứng và gây ra hiện tượng viêm nhiễm.

nhức răng uống thuốc gì
Răng bị đau cũng có thể xuất phát từ bệnh viêm nướu

5. Viêm tủy

Viêm tủy là hậu quả của sâu răng không được điều trị sớm. Lúc này vi khuẩn đã tấn công sâu vào bên trong cấu trúc răng gây tổn thương, viêm nhiễm vùng tủy dẫn đến lộ các đầu mút dây thần kinh ở tủy răng.

Thông qua việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày sẽ gây ra các kích thích đến dây thần kinh cảm giác khiến cho răng đau nhức, ê buốt nghiêm trọng.

Tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây đau nhức dai dẳng
Tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây đau nhức dai dẳng

6. Suy yếu sức đề kháng

Mắc các bệnh lý cơ thể gây suy yếu sức đề kháng như: tiểu đường, viêm xoang, ung thư, tim mạch,… cũng có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý khiến răng đau nhức, khó chịu dai dẳng.

7. Thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không khoa học, không cung cấp đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là canxi, vitamin D sẽ khiến cho men răng kém chắc khỏe. Từ đó dẫn đến nguy cơ sứt mẻ, gãy vỡ làm răng trở nên nhạy cảm, dễ bị chảy máu, ê buốt dữ dội mỗi khi ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Thiếu canxi, vitamin D sẽ khiến răng dễ gãy mẻ, đau nhức
Thiếu canxi, vitamin D sẽ khiến răng dễ gãy mẻ, đau nhức

8. Cổ răng bị mòn

Thường xuyên đánh răng quá mạnh với bàn chải cứng, đánh răng theo chiều ngang, đánh răng quá lâu, quá nhiều lần. Hay có các thói quen nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn xé bao bì, mở nắp chai, nhai đá lạnh,… sẽ có nguy cơ cao gây mòn men, khuyết cổ vùng chân răng làm lộ ngà răng.

Khi đó răng sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công và gia tăng sự nhạy cảm, ê buốt, đau nhức ở răng nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh, vệ sinh răng miệng.

Mòn cổ răng khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt nhiều hơn
Mòn cổ răng khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt nhiều hơn

9. Chấn thương răng miệng

Khi chẳng may gặp phải các tai nạn, chấn thương khiến cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn có thể gây tổn thương, viêm nhiễm đến vùng tủy răng bên trong.

Bệnh nhân lúc này không chỉ có cảm giác đau nhức, ê buốt dai dẳng ở răng mà cơn đau thậm chí có thể nhức buốt đến tận óc ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, sinh hoạt.

Răng sẽ vô cùng đau nhức khi gặp các chấn thương dẫn đến sứt mẻ, gãy vỡ
Răng sẽ vô cùng đau nhức khi gặp các chấn thương dẫn đến sứt mẻ, gãy vỡ

10. Rối loạn nội tiết tố

Nhiều thống kê còn cho thấy tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể ở phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh, mãn kinh,…. có thể gây các ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Hậu quả thường thấy nhất đó là răng, nướu trở nên nhạy cảm, khó chịu hơn nhiều so với bình thường, dễ bị đau nhức, sưng viêm ở nướu.

Trong giai đoạn mang thai tình trạng răng miệng sẽ nhạy cảm hơn bình thường
Trong giai đoạn mang thai tình trạng răng miệng sẽ nhạy cảm hơn bình thường

Các loại thuốc giảm đau răng tạm thời cấp tốc thông dụng

Thuốc giảm đau có lẽ là giải pháp đầu tiên mà người bệnh nghĩ ra khi gặp tình trạng đau nhức răng. Một số loại thuốc giảm đau thông dụng không cần kê đơn mà bạn có thể sử dụng khi bị đau nhức răng là:

1. Paracetamol/Acetaminophen

Đây có lẽ là loại thuốc giảm đau đã không còn quá xa lạ với mọi người. Chúng có thể dùng cho cả đối tượng trẻ em lẫn người lớn.

Paracetamol/Acetaminophen có tác dụng giảm đau sau khi uống khoảng 15 – 30 phút và hiệu quả giảm đau kéo dài từ 4 – 6 giờ.

thuốc trị đau răng
Thuốc giảm đau Paracetamol/Acetaminophen

Mặc dù là loại thuốc thông dụng, song nếu sử dụng quá liều cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định, đặc biệt độc tính của Paracetamol/Acetaminophen gây nguy hiểm cho gan.

Vì vậy mà với người lớn, tổng liều dùng trong ngày Paracetamol/Acetaminophen không được vượt quá 4000mg và trẻ em là không quá 75mg/kg.

2. Nhóm thuốc NSAIDs – nhóm thuốc giảm đau chống viêm steroid

Nếu bạn gặp trường hợp đau nhức răng dữ dội thì nhóm thuốc NSAIDs sẽ là lựa chọn hiệu quả. Bởi chúng không chỉ giúp giảm đau, loại bỏ cảm giác khó chịu mà còn bổ sung thêm tác dụng kháng viêm.

Một vài đại diện của nhóm thuốc này mà bạn có thể biết là: Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam, Etoricoxib,…

thuốc nhức răng
Piroxicam là một trong những đại diện của nhóm thuốc giảm đau NSAIDs

Những loại thuốc này sẽ có sự khác nhau vào thời điểm khởi phát tác dụng cũng như độ dài hiệu quả. Và liều dùng cũng không giống nhau nên bạn cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi dùng.

Với những trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người mắc các bệnh lý về tim mạch, viêm loét, xuất huyết dạ dày, suy thận thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc.

3. Nhóm thuốc gây tê tại chỗ

Thông thường, nhóm thuốc này sẽ được bào chế và sử dụng ở dạng gel hoặc dạng dung dịch dùng để xịt. Đại diện của nhóm thuốc gây tê tại chỗ gồm: tetracaine, prilocaine, lidocaine, benzocaine,…

Vì ở dạng lỏng nên cách sử dụng cũng có phần khác so với những dạng thuốc giảm đau bằng viên. Trước tiên bạn cần vệ sinh tay thật sạch, sau đó dùng băng gạc hoặc bông gòn thấm khô vùng niêm mạc tại vị trí răng đau. Tiếp đến, lấy tăm bông tẩm lượng dung dịch thuốc vừa đủ bôi nhẹ vào vùng răng đau.

thuốc trị nhức răng
Lidocaine là đại diện của nhóm thuốc gây tê tại chỗ

Chỉ mất khoảng 30 giây – 2 phút là cảm giác đau đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian duy trì tác dụng lại khá ngắn, khoảng từ 15 – 60 phút. Vì vậy mà với những người đau nhức nghiêm trọng thì cần phải thực hiện nhiều lần.

Người bệnh nên lưu ý một vấn đề, với bệnh nhân mắc bệnh lý methemoglobin máu hoặc trẻ em thuộc nhóm đối tượng dưới 2 tuổi thì không được sử dụng hoạt chất benzocaine.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau cấp tốc

Khi sử dụng thuốc giảm đau cấp tốc, bạn nên hiểu một vấn đề là chúng chỉ có hiệu quả giảm đau tức thời, hoàn toàn không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Do đó, sau khi sử dụng thuốc giảm đau thì nguy cơ tái phát là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể sẽ sinh ra tình trạng quá liều, gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán điều trị, trong một số trường hợp còn khiến bệnh nhân tử vong.

Chẳng hạn như trường hợp sử dụng Paracetamol/Acetaminophen quá liều dùng quy định sẽ khiến tế bào gan bị hoại tử. Hoặc như sử dụng nhóm thuốc chống viêm NSAIDs không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy thận,…

Do đó, khi uống thuốc giảm đau, bạn cũng nên tuân thủ đúng theo liều lượng mà nhân viên y tế kê đơn. Tuyệt đối không vì ảnh hưởng của cơn đau mà dùng quá số lượng thuốc giảm đau cho phép.

thuốc tây trị nhức răng
Uống thuốc theo đúng liều lượng mà nhân viên y tế kê

Thay vào đó, bạn nên đến nha khoa uy tín hoặc chuyên khoa răng – hàm – mặt để được thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp giúp điều trị triệt để cơn đau nhức răng.

Giải pháp giảm đau răng tự nhiên không dùng thuốc

1. Giảm đau răng bằng lá ổi

Trong lá ổi có chứa hàm lượng lớn tannin, một thành phần được đánh giá là có lợi trong việc chữa trị các cơn đau do sâu răng gây ra.

Chuẩn bị 20 lá ổi non, đem rửa sạch với nước và để ráo. Sau đó cho vào cối cùng một ít muối tinh và tiến hành giã nhuyễn. Lấy tăm bông thấm hỗn hợp dung dịch lá ổi và muối tinh thu được,

thoa đều lên vị trí răng đau. Để khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước lạnh. Phương pháp này bạn có thể thực hiện mỗi ngày mà không lo gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Giảm đau răng bằng gừng

Gừng là nguyên liệu tương đối phổ biến trong nhà bếp, nhờ vào đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mà chúng được dùng như một bài thuốc trị sâu răng hiệu quả.

thuốc giảm đau răng nhanh
Gừng có đặc tính kháng khuẩn nên giảm đau răng hiệu quả

Dùng gừng trị đau răng có rất nhiều cách. Trong đó đơn giản, dễ thực hiện nhất là đem gừng đập dập rồi đắp lên vùng răng bị đau. Để khoảng 10 phút cho tinh chất từ gừng thấm vào vùng nướu răng bị đau, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Thực hiện từ 2 – 3 lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

3. Giảm đau răng bằng hành tây

Mặc dù hành tây có mùi hăng nồng tương đối khó chịu nhưng hiệu quả trị đau răng thì không thể phủ nhận. Bạn chỉ cần chọn một củ hành tây tươi, không bị hư, sau đó lấy một ít cho vào miệng nhai trong 3 phút. Tinh chất tiết ra từ hành tây có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và giảm đau hiệu quả.

Hoặc bạn cùng có thể giã nát hành tây rồi lấy bôi lên vị trí răng đau. Cách làm này cũng mang lại hiệu quả khá tốt, cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt sau 1 – 2 lần thực hiện.

4. Chườm đá lạnh

Dùng vài viên đá lạnh để vào túi chườm sau đó áp sát lên vùng má có răng đang bị đau nhức và giữ yên trong 10 – 15. Nhiệt độ lạnh từ đá tỏa ra sẽ giúp xoa dịu nhanh chóng cảm giác sưng đau, khó chịu ở răng.

Giảm đau răng bằng biện pháp chườm lạnh
Giảm đau răng bằng biện pháp chườm lạnh

5. Súc miệng nước muối ấm

Súc miệng với nước muối ấm đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ được mảng bám, vụn thức ăn, hạn chế nguy cơ vi khuẩn sản sinh mạnh trong khoang miệng. Từ đó cơn đau nhức ở răng cũng dần được cải thiện đáng kể.

Phòng ngừa đau răng hiệu quả

Đau răng là trạng thái mà nếu ai đã từng trải qua sẽ không muốn chúng xuất hiện lần 2. Do đó, để không phải đối diện với những cơn đau nhức răng khó chịu, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Hạn chế thực phẩm và nước uống chứa nhiều đường, axit và tinh bột. Vì những loại thực phẩm này làm ảnh hưởng rất lớn đến men răng thật, lâu ngày sẽ khiến men răng bị mài mòn, gây sâu răng.

Trung bình mỗi ngày nên đánh răng đều đặn 2 lần để loại bỏ mảng bám thức ăn. Lưu ý, ưu tiên sử dụng bàn chải có lông mềm kết hợp với kem đánh răng có nồng độ phù hợp nếu không muốn nướu bị tổn thương và men răng bị mài mòn.

thuốc trị đau răng hiệu quả
Thực hiện chải răng đều đặn mỗi ngày

Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có nồng độ fluor phù hợp. Kết hợp dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa thay cho tăm tre nhọn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra răng thường xuyên tại nha khoa để kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra, giữ cho hàm răng luôn chắc khỏe, không bị sâu.

Thuốc giảm đau răng mặc dù là giải pháp giúp làm giảm đau hiệu quả nhưng thực chất chúng chỉ có tác dụng tức thời và nguy cơ cao sẽ tái phát. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám tại nha khoa để tìm ra nguyên nhân, từ đó có được phương án điều trị phù hợp.

Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay cho Nha Khoa Đông Nam theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm sâu răng:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn