Trám răng bao lâu có thể ăn uống bình thường phụ thuộc nhiều vào vật liệu trám. Đối với vật liệu Composite, sau khi hết thời gian hiệu lực của thuốc tê, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường.
1. Các trường hợp cần trám răng
Trám răng là một kỹ thuật nha khoa phục hồi. Bác sĩ lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu chuyên dụng, thường là Composite. Sau khi thực hiện, chiếc răng được điều trị sẽ trở về hình dáng chuẩn, “lành lặng” như ban đầu.
Không chỉ được sử dụng để khôi phục hình dáng của các răng bị sâu hỏng, mẻ, gãy, vỡ, mòn men, … phương pháp này còn được sử dụng để khép kín khoảng trống giữa các răng, giúp chúng sát khít vào nhau.
✓ Trám răng sâu: Nếu không được điều trị và phục hình bằng kỹ thuật trám răng hoặc bọc sứ, bệnh có thể lan sâu vào tủy răng, gây viêm nhiễm. Một số trường hợp còn có thể phát sinh các vấn đề khác như viêm chóp răng, áp xe chân răng, viêm xương hàm…
✓ Trám răng thưa: Sau khi thực hiện, khoảng hở giữa hai răng sẽ được đóng kín, giúp bệnh nhân thoải mái, tự tin hơn khi giao tiếp, không còn ngại ngùng như trước đây.
✓ Trám răng chấn thương: Nếu không được phục hình, không chỉ thẩm mỹ của hàm răng bị ảnh hưởng mà nguy cơ mắc phải các bệnh lý như ê buốt răng, sâu răng, viêm tủy… cũng tăng cao hơn bình thường.
✓ Trám răng mòn cổ: Đây là những vết khuyết hình chêm ở cổ răng. Chúng có thể làm răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, vị chua, ngọt của thức ăn. Lúc này, miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, thay thế cho các mô răng đã mất, bảo vệ phần còn lại khỏi sự tấn công của vi khuẩn và tác nhân gây hại khác.
✓ Trám răng bị mòn mặt nhai: Răng bị mòn mặt nhai sẽ làm lộ lớp ngà, khiến răng ê buốt, đau nhức khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
✓ Trám răng phòng ngừa: Vật liệu trám sẽ lấp kín các hố rãnh trên mặt nhai, hạn chế sự tích tụ mảng bám và vụn thức ăn, phòng ngừa hiệu quả bệnh sâu răng.
2. Sau khi trám răng bao lâu có thể ăn uống bình thường?
Điều này phụ thuộc nhiều vào loại vật liệu được sử dụng để trám răng. Về vấn đề này, bác sĩ Danh – Chuyên gia phục hình răng tại Nha khoa Đông Nam cho biết:
“Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Sau khi tạo hình, bác sĩ sẽ chiếu đèn quang trùng hợp để miếng trám đông lại và bám cứng chắc vào bề mặt răng. Ở các trường hợp không cần phải gây tê như trám kẽ răng, ngay sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường.
Đối với các răng bị sâu, chấn thương, trước khi trám, bệnh nhân sẽ được gây tê để không cảm thấy ê buốt, đau nhức. Trong trường hợp này, việc đợi thuốc tê hết tác dụng mới ăn uống là hết sức cần thiết. Thường là khoảng 1 – 2 giờ sau khi trám răng để tránh vô tình cắn trúng má, lưỡi.
Các vật liệu trám răng truyền thống như Amalgam hoặc quý kim thường cần nhiều thời gian hơn để miếng trám đạt được sự ổn định. Tùy vào tính chất của vật liệu, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể, do đó bạn không cần phải quá lo lắng.”
Quá trình trám răng tại Nha khoa Đông Nam
3. Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng
Sau khi trám răng, bệnh nhân nên lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và chăm sóc của bản thân. Điều này không chỉ giúp cho miếng trám được bền chắc mà còn phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng.
➣ Chế độ ăn uống
– Trong vòng 2 giờ sau khi trám răng xong, mặc dù bạn có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn cần hạn chế các loại thực phẩm quá dai, quá cứng cần lực nhai nhiều để đảm bảo miếng trám được cố định một cách tuyệt đối trên răng.
– Cần hạn chế các các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì những vật liệu trám dễ bị kích thích giản nở dẫn đến bong tróc dưới tác động của nhiệt độ.
– Nên hạn chế các thức ăn, đồ uống sậm màu, các thức ăn chứa nhiều đường như trà, cà phê, nước ngọt… vì đây là những chất tạo màu sẽ rất dễ khiến cho miếng trám bị ố vàng đi do tính chất của vật liệu trám răng không thể kháng được màu thực phẩm.
– Không nên sử dụng răng đã trám để cắn xé những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai vì nó sẽ khiến cho miếng trám dễ bị bong ra ngoài, đặc biệt là các miếng trám ở răng cửa.
➣ Chế độ chăm sóc răng miệng
–Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên chải răng theo chiều dọc bằng bàn chải mềm với lực chải nhẹ nhàng, vừa phải để tránh tuột nướu và làm mòn men răng.
-Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở kẽ răng hoặc những vị trí bàn chải không thể tiếp cận được. Sau đó súc miệng lại với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch hoàn toàn.
– Sau khi ăn các loại thực phẩm đồ uống có gas, đồ ngọt bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng thật sạch.
➣ Kiểm tra răng định kì tại Nha khoa
Bệnh nhân nên đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra định kỳ, khoảng 6 tháng một lần. Bác sĩ theo dõi tình trạng miếng trám và thay mới khi chúng không còn đảm bảo được hiệu quả phục hình.
Ngay cả khi không trám răng, bạn cũng nên đến nha khoa để bác sĩ cạo vôi, vệ sinh răng miệng, điều trị ngăn chặn kịp thời các bệnh lý ở giai đoạn đầu nếu có.
Qua bài viết, hi vọng bạn có thêm thông tin về vấn đề trám răng rất phổ biến. Nếu còn thắc mắc vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Phương pháp đắp mặt răng bằng composite chỉ 500.000 đồng
- Hàn răng thưa bao nhiêu tiền và mất bao lâu?
- Răng sứ bị bể có trám được không?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?