Khi trẻ bị chốc mép sẽ chịu nhiều cơn đau rát dẫn đến dễ quấy khóc, chán ăn, khó ngủ khiến cho không ít bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào để sớm nhận biết được trẻ đang bị chốc mép? Cách điều trị bệnh chốc mép lở mép ở trẻ em nhanh khỏi là gì? Trong phạm vi nội dung bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về căn bệnh này để bạn biết cách ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả nhất.
I. Bệnh chốc mép là gì?
Chốc mép hay còn có tên gọi khác là lở mép, một căn bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh khiến cho vùng da ở một hoặc 2 bên mép bị nứt loét và tấy đỏ, có thể kéo dài vài ngày hoặc cũng có thể lâu hơn như vậy.
Chốc mép không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên gương mặt mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt, bệnh lý này còn có khả năng lây nhiễm cao nên cần hết sức lưu ý.
II. Nguyên nhân gây chốc mép ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị chốc mép, trong đó phổ biến nhất là do virus và nấm gây ra.
Virus gây bệnh chốc mép cũng khá giống với loại virus gây bệnh mụn rộp là Herpes. Nhưng đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau.
Việc nước bọt thường xuyên tồn đọng tại khóe miệng sẽ khiến cho vùng này trở nên ẩm ướt. Một khi nước bọt bay hơi sẽ khiến vùng da miệng trở nên khô căng, dễ kích ứng và bị lở loét hơn.
Trẻ sẽ thường có thói quen liếm môi để giảm cảm giác khô căng ở miệng. Tuy nhiên, hành động này đã vô tình làm tình trạng lở loét thêm phần nghiêm trọng hơn.
Loại nấm gây ra bệnh chốc mép có tên là Candida albicans. Những bào tử của loại nấm này có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể. Nhất là khi cơ thể trẻ có đề kháng kém thì chúng sẽ dễ dàng phát triển và gây viêm loét ở nhiều vị trí trong đó có vùng mép miệng.
Bên cạnh đó, các chủng vi khuẩn điển hình như tụ cầu khuẩn cũng có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng viêm loét ở mép.
Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến bệnh chốc mép là do trẻ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất là những vitamin nhóm B như B12 hoặc vitamin PP. Lúc này trẻ không chỉ chịu cảm giác khó chịu do vết loét ở mép miệng mà vùng lưỡi cũng trở nên nhạy cảm, đau rát hơn.
Ngoài các tác nhân chính kể trên, thì một số yếu tố khác cũng khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh như: bẩm sinh, di truyền, cơ thể không được cung cấp đủ nước, chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh,…
Trẻ cũng thường hay bị chốc mép vào mùa hè ẩm nóng. Thời điểm này virus và nấm men gây bệnh sẽ có cơ hội thuận lợi để sinh sôi và phát triển mạnh hơn cả.
III. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh chốc mép
Chốc mép ở trẻ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng thường gặp như:
- Tại vùng da quanh mép miệng, quanh da mặt hoặc quanh mũi của trẻ sẽ nổi nhiều mụn nước li ti.
- Mép miệng có tình trạng sưng phồng, tấy đỏ thậm chí chảy máu.
- Vùng da xung quanh mép miệng và môi thường khá khô ráp, nứt nẻ và có thể bị đóng vảy màu vàng.
- Lưỡi của trẻ hơi bóng, có triệu chứng nóng rát ở miệng khiến việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn hơn.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân do phải chịu cơn đau rát mỗi khi hoạt động cơ miệng.
- Trường hợp bệnh nghiêm trọng các bọng nước sẽ phát triển ngày càng lớn, chứa nhiều dịch và gây đau rát dữ dội. Các bọng nước khi vỡ ra sẽ tạo vết nông loét trên da miệng trông rất mất thẩm mỹ và gây nhiều khó chịu cho trẻ.
IV. Con đường lây truyền bệnh chốc mép
Như đã đề cập ở phần đầu, bệnh chốc mép hoàn toàn có khả năng lây nhiễm. Con đường lây nhiễm của chốc mép bao gồm:
- Tiếp xúc trực tiếp với các tế bào tổn thương của người bệnh.
- Dùng chung đồ có chứa các tác nhân gây bệnh mà trước đó bệnh nhân đã chạm vào như chăn gối, khăn mặt, áo quần,…
V. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị chốc mép
Bệnh chốc mép có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng, tuy nhiên những đối tượng sau có nguy cơ bị chốc mép hơn cả:
- Bệnh thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi.
- Sống và sinh hoạt trong môi trường đông đúc như trường học, nơi giữ trẻ.
- Mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh chốc mép cao nhất do thời tiết ẩm nóng thích hợp cho vi khuẩn phát triển.
- Những tổn thương vùng da ở quanh mép tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
VI. Bệnh chốc mép có nguy hiểm không?
Bệnh chốc mép ở thể nhẹ thường không quá nguy hiểm và các vết loét có thể tự lành lặn sau một thời gian ngắn mà không để lại sẹo hay biến chứng gì.
Tuy nhiên, không vì vậy mà phụ huynh chủ quan việc khám chữa cho trẻ. Bởi nếu bệnh không có giải pháp khắc phục kịp thời có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều mối nguy hại như:
Nhiễm trùng lan rộng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các mô dưới da, thậm chí lan sang hạch bạch huyết và cả máu rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Một số loại vi khuẩn gây bệnh chốc mép có thể gây ra biến chứng khiến cho chức năng của thận giảm sút đáng kể.
Việc ăn uống khó khăn, ngủ không ngon giấc sẽ khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, ăn uống thiếu dinh dưỡng làm hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh vặt và cơ thể cũng chậm phát triển.
Các vết lở loét sâu có thể để lại sẹo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt của trẻ sau này, làm trẻ tự ti với vẻ ngoài của mình.
VII. Cách chữa chốc mép tại nhà
1. Chữa chốc mép theo phương pháp dân gian
- Sử dụng dưa leo, nha đam
Trong thành phần của dưa leo và nha đam có chứa một hàm lượng nước dồi dào đem lại công dụng dưỡng ẩm, làm mát da khá tốt. Không những vậy, chúng còn giúp chống viêm, kháng khuẩn nên bạn có thể dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị chốc mép để xoa dịu đi cảm giác khó chịu cho trẻ.
- Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được biết đến với đặc tính kháng khuẩn cao. Khi dùng tinh dầu này các mẹ nên chú ý pha với dầu dừa hoặc dầu ô liu theo tỷ lệ 1:10 và thoa lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần/ngày.
- Đá lạnh giúp giảm đau
Chườm đá lạnh có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau nhanh chóng. Khi chườm đá lạnh bạn nên chú ý dùng khăn mỏng hoặc vải mềm bọc phía ngoài, không chườm đá trực tiếp lên da hoặc chườm quá lâu vì có thể gây kích ứng ngược, bỏng rát hơn.
- Sử dụng dầu dừa, dầu oliu
Bôi dầu dừa hoặc dầu oliu lên vùng da bị viêm loét sẽ giúp sát khuẩn, dịu các tổn thương trên da nhanh chóng, vết thương cũng sẽ nhanh lành hơn.
2. Chữa chốc mép bằng thuốc
Điều trị chốc mép bằng thuốc gì cần phải thông qua chỉ định cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng mức độ viêm nhiễm, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ có sự tư vấn điều trị phù hợp nhất.
Các thuốc chữa chốc mép có thể dùng kháng sinh tại chỗ bôi trực tiếp lên vùng bị nhiễm bệnh trong trường hợp nhẹ. Nếu bệnh nặng hơn sẽ dùng kết hợp các kháng sinh dạng uống để đạt hiệu quả tối ưu.
Cần tuân thủ đúng liều lượng và giờ giấc dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định hay ngưng dùng giữa chừng để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
VIII. Các cách phòng ngừa bệnh chốc mép
Để phòng ngừa nguy cơ trẻ có thể bị chốc mép, phụ huynh nên chú ý đến một số vấn quan trọng sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh, tắm gội sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ.
- Cắt móng tay gọn gàng để tránh trẻ tự làm da bị trầy xước dễ bị nhiễm các bệnh ngoài da.
- Thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng để hạn chế vi khuẩn, tránh để trẻ đưa tay lên mặt khi không cần thiết.
- Quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của trẻ nên được giặt giũ sạch, không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với bất cứ ai khác.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin B12 có từ rau củ, trái cây tươi.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc để tránh bị khô miệng.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, giữ cho vùng da quanh mép luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Hy vọng qua những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được khi trẻ bị chốc mép phải phòng ngừa và điều trị như thế nào hiệu quả. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp nha khoa Đông Nam hoặc gọi đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia giải đáp tận tình hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
- Tetracycline là gì? Răng bị nhiễm rồi thì phải làm sao?
- Tìm hiểu bệnh khuyết cổ chân răng
- Trẻ chậm mọc răng
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?