Tình trạng bé bị sâu răng sữa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như vệ sinh răng miệng kém, ăn nhiều đồ ngọt, thiếu hụt canxi và vitamin D,… Không chỉ gây đau nhức mà tình trạng sâu răng còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Vậy răng sữa bị sâu khắc phục như thế nào hiệu quả?
Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em là gì?
Răng sữa chỉ tồn tại trong giai đoạn ngắn và những chiếc răng vĩnh viễn bắt đầu thay vào dần sau đó. Nhiều phụ huynh vì nghĩ răng sữa không có gì quan trọng nên không chú ý vệ sinh, chăm sóc răng cho trẻ kỹ lưỡng.
Thực tế cho thấy, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ rất dễ bùng phát hơn so với răng vĩnh viễn. Điều này là do nhiều nguyên nhân như:
- Mức độ oxi hóa canxi ở răng của trẻ vẫn chưa hoàn toàn ổn định, lớp men răng còn mỏng. Từ đó vi khuẩn và axit trong thực phẩm có nhiều cơ hội tấn công gây mòn răng, sâu răng.
- Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu ăn uống không đủ chất canxi cũng sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ về sau dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng.
- Sở thích của trẻ là ăn nhiều thức ăn ngọt, chứa nhiều đường. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào. Khi không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng làm cho các mảng bám còn sót lại hình thành cao răng phá hủy cấu trúc răng miệng, từ đó gây nên các lỗ sâu ở trên răng.
- Răng mọc lệch lạc cũng làm cho răng có bề mặt hố rãnh sâu dễ tích tụ thức ăn và vi khuẩn hình thành sâu răng.
- Thiếu hụt vitamin D cũng làm giảm khả năng canxi hóa và hấp thụ canxi ở trẻ gây nên sâu răng.
Đặc điểm lâm sàng của sâu răng trẻ nhỏ
Ban đầu tổn thương sâu răng chỉ xuất hiện các đốm trắng ở nướu răng hoặc phần lợi phía trên răng.
Càng về sau, sẽ kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, sốt, răng có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen, ở vùng mặt có răng bị sâu thường sưng tấy.
Nếu bé bị sâu răng còn có thể kèm theo các biểu hiện khác như:
- Bé tỏ ra đau răng khi nhai hoặc cắn thức ăn.
- Răng tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Con bị đau răng mà không có lý do.
- Hơi thở có mùi,…
3 mức độ sâu răng ở trẻ nhỏ
Sâu răng ở trẻ nhỏ được phân theo 3 mức độ:
1. Chớm sâu
Lúc này bệnh chưa hình thành các lỗ sâu và không gây ê nhức gì.
Nếu quan sát kỹ sẽ sẽ thấy các đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện ở đường viền giữa
răng và lợi ở răng cửa trước.
2. Sâu răng nặng
Khi sâu răng đã phát triển nặng trên bề mặt răng của trẻ đã hình thành nên những lỗ sâu màu đen trên mặt răng, nhất là ở răng cửa trước và răng hàm. Cha mẹ có thể dễ dàng quan sát lỗ sâu bằng mắt thường.
Trẻ có thể cảm thấy ê răng, đau răng do bị kích thích khi ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh.
3. Sâu răng viêm đến tủy
Vi khuẩn sâu răng phát triển rộng ăn mòn men răng và ảnh hưởng đến tủy răng. Trẻ bị đau nhức răng dữ dội.
Lúc này nếu không sớm chữa trị trẻ có nguy cơ bị mất răng, viêm tủy, áp xe răng rất nguy hiểm.
Hậu quả của sâu răng sữa không được điều trị kịp thời ở trẻ nhỏ?
Mặc dù răng sữa có tuổi thọ khá ngắn nhưng có ảnh hưởng rất nhiều đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này cũng như sức khỏe toàn thân của trẻ. Nếu sâu răng sữa nặng không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Ở bên dưới mỗi răng sữa đều có mầm răng vĩnh viễn thay thế. Vì vậy khi răng sữa bị sâu sẽ khiến cho vi khuẩn xâm hại đến mô nướu và mầm răng vĩnh viễn nằm dưới.
- Răng sữa có chức năng quan trọng giúp duy trì vị trí chuẩn để răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Khi răng sữa có các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy,… sẽ dẫn đến răng vĩnh viễn có thể mọc lệch. Từ đó ảnh hưởng đến khớp cắn và xương hàm. Thậm chí gây sún răng ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
- Bé bị sâu răng sữa thường ăn uống rất khó khăn, dễ bị biếng ăn và nguy cơ suy dinh dưỡng khá cao.
- Ngoài ra, sâu răng sữa không chỉ gây hại đến răng bị sâu khi không được điều trị mà còn có thể dẫn tới hoại tử, áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, áp xe não với nguy cơ tử vong cực kỳ cao.
Răng sữa bị sâu có nên trám hay không?
Các bác sĩ có khuyến cáo khi trẻ có dấu hiệu sâu răng phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được thăm khám và khắc phục hiệu quả.
Đối với răng sữa sâu hỏng không quá nặng thì trám răng là phương pháp phù hợp nhất được chỉ định thực hiện.
Việc trám răng sữa bị sâu ngay từ sớm không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai cho trẻ tốt hơn. Mà qua đó còn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại dễ lây lan gây mất răng sữa sớm và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
Phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm bởi quá trình trám răng sữa thường diễn ra khá đơn giản. Bên cạnh đó thời gian thực hiện cũng nhanh chóng và không gây đau nhức hay khó chịu gì nhiều cho trẻ.
Làm thế nào khi bé bị sâu răng sữa?
Khi trẻ bị sâu răng sữa phụ huynh nên đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Tùy vào từng tình trạng sâu răng nặng hay nhẹ mà các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các biện pháp như:
1. Tái khoáng
Trong trường hợp răng sữa của trẻ chỉ mới có dấu hiệu chớm sâu. Các bác sĩ sẽ thực hiện tái khoáng phần bị sâu răng cho trẻ, với các dung dịch calcium, phosphate, fluoride,.. Từ đó giúp ngăn chặn sự tác động của vi khuẩn gây hư hại răng. Phương pháp này khá đơn giản và không gây đau đớn cho trẻ.
2. Trám răng Composite
Đối với trường hợp lỗ sâu nhỏ. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần sâu và khắc phục bằng cách hàn trám bằng vật liệu trám răng chuyên dụng là Composite để lấp đầy chỗ khuyết của răng. Giúp khôi phục thẩm mỹ và tính năng ăn nhai cho răng.
3. Nhổ răng
Khi bé bị sâu răng nặng, lỗ ăn mòn hết thân răng. Các biện pháp điều trị để bảo tồn răng không hiệu quả. Thì bắt buộc phải nhổ răng sâu này đi để không ảnh hưởng đến các răng xung quanh và các biến chứng nguy hiểm khác xảy ra.
Phòng ngừa bệnh sâu răng sữa ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Ngay từ khi bé chưa mọc răng, phụ huynh nên chú ý vệ sinh nướu răng cho trẻ bằng cách sử dụng gạc hoặc miếng rơ lưỡi cho bé, thực hiện 2 lần/ngày.
- Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 trở đi. Đến khi trẻ lớn hơn phụ huynh nên tập đánh răng cho trẻ để phòng bệnh răng miệng.
- Lúc này bé còn nhỏ chưa tự chải răng, bạn nên dùng bàn chải có đầu nhỏ và lông bàn chải mềm để chải nhẹ nhàng trên răng cho bé quen từ từ.
- Đến khi bé 3-4 tuổi có thể tự mình chải răng nên tạo thói quen này đều đặn vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ cho trẻ.
2. Chăm sóc răng miệng với chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt nhất là trước khi đi ngủ dễ hình thành mảng bám trên răng gây ra sâu răng.
- Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng rất cần thiết các chất như canxi, vitamin, phospho,… sẽ giúp răng luôn khỏe mạnh.
3. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để làm sạch và kiểm tra tình trạng răng miệng. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mảng bám, cạo vôi răng cho trẻ.
Đồng thời sớm phát hiện các vùng sâu mới hình thành để có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.
Nếu còn những thắc mắc về tình trạng bé bị sâu răng sữa cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Đông Nam qua tổng đài 19007141 hoặc đưa trẻ đến trực tiếp các trung tâm nha khoa gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Chi phí trồng răng khểnh giá bao nhiêu hiện nay?
- Đen kẽ răng cửa
- Trám răng có làm hôi miệng không?
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?