Các đốm đen trên răng hàm thường là dấu hiệu sớm của bệnh sâu răng hoặc tích tụ vôi răng. Chi tiết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây?
Mục Lục
1. Nguyên nhân khiến bề mặt răng hàm xuất hiện các đốm đen
Mỗi người trưởng thành thường có 12 răng hàm. Chúng là các răng số 6 – 7 – 8 tính từ răng cửa. Trong đó, răng số 8 còn được gọi là răng khôn, thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25.
Xuất hiện các đốm đen trên răng hàm không phải là một vấn đề răng miệng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, thường gặp nhất là:
– Tích tụ cao răng
Cao răng hay vôi răng là chất lắng cứng của các muối vô cơ gồm Canxi Carconat và Phosphate kết hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, chất khoáng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, huyết thanh, bám cứng chắc vào bề mặt răng, xung quanh cổ răng hoặc bên dưới lợi.
Việc xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng có thể là do cao răng đã tích tụ quá lâu. Trong trường hợp này, chỉ cần loại bỏ chúng, răng sẽ trắng sáng như ban đầu.
– Sâu răng
Sâu răng là các lổ hổng có màu nâu hoặc đen trên bề mặt răng, có tính xốp. Ban đầu, chúng chỉ là các đốm nhỏ, phạm vi ảnh hưởng thường chỉ dừng lại ở men hoặc một phần nhỏ của ngà răng.
Nếu không được điều trị, chúng có thể ăn sâu vào các cấu trúc bên trong của răng, gây viêm tủy, hoại tử tủy…
Tình trạng xuất hiện các đốm đen do sâu răng thường đi kèm với các triệu chứng ê buốt, đau nhức, đặc biệt là khi bệnh đã tiến triển nặng.
– Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, các đốm đen trên răng cũng có thể là kết quả của việc duy trì các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, lạm dụng thuốc kháng sinh… khiến răng bị nhiễm màu.
2. Phương pháp điều trị các đốm đen trên răng hàm
Trên thực tế, chỉ có bác sĩ mới có thể chuẩn đoán và xác định nguyên nhân xuất hiện các đốm đen trên răng hàm của bạn. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
a) Trường hợp có đốm đen trên răng hàm ở vị trí răng số 6, số 7
Răng hàm số 6, số 7 là các răng ăn nhai chủ lực trong cung hàm, giúp chúng ta nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Chính vì thế, bác sĩ thường ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi.
➦ Trường hợp các đốm đen trên bề mặt răng là cao răng, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng kỹ thuật chuyên khoa. Sau khi thực hiện, các răng của bạn sẽ trở về hình dáng ban đầu.
Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam:
Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình lấy vôi răng được thực hiện bằng dụng cụ đặc biệt. Nó có khả năng phát ra sóng siêu âm và tạo độ rung để cao răng tự vỡ ra mà không làm tổn thương các mô.
Do đó, bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
➦ Trường hợp các đốm đen trên bề mặt răng là sâu răng, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng, sau đó phục hình bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ.
Trong đó, trám răng sâu thường được chỉ định cho các trường hợp bị sâu nhẹ, không mất quá nhiều mô cứng và chưa ảnh hưởng đến tủy.
Sau khi loại bỏ hoàn toàn các mô bị hỏng và tạo hình xoang trám, bác sĩ dùng vật liệu Composite lắp đầy các khoảng trống bị thiếu khuyết. Giúp khôi phục hình thể và chức năng của răng.
Đối với các răng bị sâu hỏng nặng, mất nhiều mô cứng mà phương pháp trám răng không đảm bảo được hiệu quả phục hình hoặc đã ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ.
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ chụp cố định răng sứ lên trên các răng hàm bị sâu để khôi phục hình dáng và chức năng của chúng.
Trước đó, các răng cần điều trị sẽ được loại bỏ hoàn toàn các mô sâu và một phần men răng để tạo mặt tiếp xúc hoàn hảo với răng sứ, đảm bảo hiệu quả phục hình tối ưu.
Với phương pháp này, không chỉ hình thể của răng được khôi phục với giá trị thẩm mỹ gần như hoàn hảo mà chức năng của chúng cũng được cải thiện ở mức tốt nhất.
➦ Trường hợp các đốm đen trên bề mặt răng bắt nguồn từ những vấn đề nằm ngoài phạm vi điều trị chuyên khoa, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên đến gặp các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan để được tư vấn.
b) Trường hợp có đốm đen trên răng hàm ở vị trí răng khôn
Răng khôn là một chiếc răng khá đặc biệt. Chúng thường mọc trong độ tuổi trưởng thành, thay vì từ 6 – 16 như các răng khác. Nếu mọc đúng, mỗi người sẽ có 4 răng khôn ở 4 góc hàm.
Thế nhưng, vì nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn thường không có chức năng ăn nhai.
Hơn nữa, còn tiềm ẩn khác nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng như làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu tại chỗ do khó vệ sinh, xâm lấn, xô đẩy răng số 7… Chính vì thế, nếu các đốm đen ở răng khôn là sâu răng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ đi.
Tại Nha khoa Đông Nam, trước khi nhổ răng khôn, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, chụp X – Quang để xác định vị trí của các chân răng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh lý toàn thân của bạn. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ lặp kế hoạch điều trị và tư vấn cụ thể cho bạn.
Quá trình nhổ răng tại đây được thực hiện bằng dụng cụ siêu âm. Sóng siêu âm sẽ tác động lên các dây chằng xung quanh răng, khiến chúng tự đứt ra mà không làm tổn thương các dây chằng.
Vì thế, quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, an toàn, hạn chế tối đa sang chấn và ít chảy máu. Vết nhổ cũng nhanh lành hơn.
Cận cảnh – Nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:
Trường hợp vì một lí do nào đó bạn mà bạn muốn lưu giữ lại chiếc răng này, bác sĩ sẽ cân nhắc phục hình răng cho bạn nếu chúng mọc thẳng.
Sau khi thực hiện, bệnh nhân nên thường xuyên quay lại nha khoa khám răng để bác sĩ theo dõi tình trạng của chúng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nguyên nhân hình thành các đốm đen trên răng hàm và biện pháp khắc phục.
Nếu cần thêm thông tin về chủ đề này, bạn có thể xem thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm sâu răng:
- Cách điều trị đốm đen trên răng
- Cách sử dụng cây lược vàng chữa đau răng sâu
- Biến chứng của bệnh sâu răng ảnh hưởng nguy hiểm sức khỏe
Thẻ:Sâu răng