Chải răng là công việc hằng ngày của tất cả mọi người. Thế nhưng trên thực tế không phải ai cũng chải răng đúng cách theo khuyến cáo của bác sĩ. Và chính những sai lầm trong việc chải răng là lý do vì sao đánh răng mãi không trắng. Dưới đây là những sai lầm trong việc chải răng mà nhiều người hay mắc phải và biện pháp khắc phục hiệu quả.
I. Vì sao đánh răng mãi không trắng?
Có nhiều lý do khiến việc đánh răng mãi không trắng, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến những nguyên nhân sau:
1. Chọn sai bàn chải
Chọn bàn chải đánh răng không nên chỉ dựa trên giá cả hoặc chọn bừa vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
Bạn nên lựa những loại có lông được làm từ nylon mềm, vừa bền vừa an toàn cho nướu. Bạn không nên chọn những bàn chải lông cứng. Chúng sẽ làm mòn răng, gây hại cho nướu cũng như không làm sạch các mảng bám ở kẽ răng.
Đặc biệt, cần thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị xơ, tưa để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
2. Đánh răng sai cách
Đánh răng không đúng kỹ thuật, chải ngang thay vì chải dọc theo chiều răng mọc dễ khiến tụt nướu, lộ chân răng và làm răng trở nên nhạy cảm.
Cách đánh răng đúng là để vị trí bàn chải tạo với nướu một góc 45 độ và đánh răng tạo thành một chuyển động tròn. Bạn nhớ đánh kỹ mặt trong lẫn mặt ngoài của răng.
Thời gian đánh răng nên kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Chải chậm hơn hoặc nhanh hơn đều gây hại cho răng. Cụ thể, nếu đánh răng quá lâu, răng không những không thể sạch hơn mà men răng phải đối mặt với nguy cơ bị bào mòn, nướu chảy máu và viêm nhiễm.
Đánh răng quá nhanh cũng không tốt. Vì thời gian quá nhanh khiến mảng bám không được loại bỏ sạch, làm răng xỉn màu, lâu dần gây phá hủy men răng.
3. Không vệ sinh lưỡi
Lưỡi là nơi tích tụ vi khuẩn và mảng bám. Nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên, vi khuẩn sẽ quay trở lại gây hại cho răng.
Do đó, sau khi đánh răng bạn có thể dùng bàn chải hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi.
4. Không vệ sinh bàn chải đánh răng
Sau mỗi lần sử dụng, nếu không được rửa sạch vi khuẩn sẽ có cơ hội “bám địa bàn”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm sạch răng miệng bằng một chiếc bàn chải bẩn.
Để đảm bảo dụng cụ của mình không bị nhiễm khuẩn, bạn có thể rửa sạch dưới vòi nước xối mạnh sau mỗi lần sử dụng và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
5. Sử dụng kem đánh răng không phù hợp
Một số loại kem đánh răng chứa chất làm mòn mạnh có thể làm tổn thương men răng, khiến răng bị ố vàng. Vì vậy nên chọn loại kem đánh răng có chứa flour và ít chất mài mòn.
6. Do di truyền
Nhiều người ngay từ khi sinh ra đã có màu răng vàng hơn so với những người khác. Nguyên nhân là do di truyền hoặc cấu trúc của lớp men và ngà răng.
Nếu vàng răng xuất phát từ yếu tố này thì việc chải răng hằng ngày sẽ không thể khắc phục mà cần các can thiệp các biện pháp nha khoa chuyên nghiệp, cụ thể là bọc răng sứ hoặc làm mặt dán sứ.
7. Dùng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh như tetracyclin hay doxycycline có thể làm vàng răng. Hoặc màu răng cũng sẽ bị thay đổi nếu sử dụng một số loại nước súc miệng có chứa thành phần chlorhexidine và cetylpyridinium chloride trong thời gian dài.
Với những trường hợp này chải răng để cải thiện vấn đề vàng răng là không khả thi. Cách tốt nhất vẫn là can thiệp bằng các biện pháp thẩm mỹ nha khoa chuyên nghiệp.
8. Thực phẩm và đồ uống
Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có màu như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt có gas, các loại quả mọng… có thể làm ố vàng răng.
Khi răng xỉn màu do thực phẩm, việc cải thiện bằng phương pháp chải răng thông thường rất khó mang lại hiệu quả. Thay vào đó bạn có thể thực hiện tẩy trắng an toàn tại nha khoa.
9. Thói quen hút thuốc lá
Thành phần nicotine trong thuốc lá bám rất chắc vào bề mặt răng, tạo thành các mảng bám vàng nâu khó loại bỏ.
Bên cạnh đó, khói thuốc còn làm khô miệng, giảm tiết nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch răng và trung hòa axit, do đó thiếu nước bọt sẽ tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn phát triển, gây ố vàng răng.
10. Tuổi tác
Mức độ trắng sáng của răng phụ thuộc rất lớn vào tuổi tác. Nghĩa là tuổi càng cao thì răng sẽ càng sậm màu do men răng bị mài mòn, lộ phần ngà răng ra bên ngoài.
II. Răng ố vàng có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Răng ố vàng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là những dấu hiệu tiềm ẩn về sức khỏe răng miệng và đôi khi là sức khỏe toàn thân.
Mảng bám, cao răng: Răng ố vàng thường đi kèm với sự tích tụ mảng bám và cao răng, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng.
Men răng yếu: Răng ố vàng có thể là dấu hiệu của men răng yếu hoặc tổn thương, khiến răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Bệnh lý toàn thân: Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh nha chu (một bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra) và bệnh tim mạch. Vi khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm ở các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả tim.
Ngoài ra, răng ố vàng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn ăn uống, hoặc các bệnh ảnh hưởng đến men răng.
III. Cách làm răng hết ố vàng an toàn, hiệu quả
Tình trạng răng ố vàng có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng cho đến các phương pháp làm trắng răng chuyên nghiệp tại nha khoa.
1. Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluor. Chải theo chiều dọc và xoay tròn nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng sau khi đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
- Giảm tiêu thụ cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt có gas và các loại thực phẩm có màu khác.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc để cải thiện màu sắc răng và sức khỏe răng miệng nói chung.
2. Làm trắng răng với các nguyên liệu thiên nhiên
- Baking soda
Trộn một ít baking soda với nước hoặc kem đánh răng để tạo thành hỗn hợp sệt. Chải răng bằng hỗn hợp này 1 – 2 lần/tuần. Lưu ý không nên lạm dụng vì baking soda có thể làm mòn men răng nếu sử dụng quá thường xuyên.
- Dầu dừa
Súc miệng bằng dầu dừa trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và làm trắng răng một cách tự nhiên.
- Chanh và muối
Trộn nước cốt chanh với một ít muối để tạo thành hỗn hợp. Nhúng bàn chải vào hỗn hợp này và chải răng nhẹ nhàng. Lưu ý không nên sử dụng quá thường xuyên vì axit trong chanh có thể làm mòn men răng.
- Vỏ chuối
Chà xát mặt trong của vỏ chuối lên răng trong vài phút, sau đó đánh răng lại bình thường. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý: Các phương pháp tự nhiên này khó có thể cho kết quả tức thì và rõ rệt như các phương pháp làm trắng chuyên nghiệp. Bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi áp dụng để tránh gây hại cho men răng.
3. Sử dụng các loại kem đánh răng giúp trắng răng
Có nhiều loại kem đánh răng trên thị trường chứa các thành phần làm trắng răng như hydrogen peroxide, baking soda, hoặc các chất mài mòn nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại kem đánh răng này thường không mạnh mẽ và cần thời gian để thấy kết quả.
4. Tẩy trắng răng tại nha khoa
Nha sĩ sử dụng các loại thuốc tẩy trắng có nồng độ cao hơn và kết hợp với ánh sáng hoặc laser để đẩy nhanh quá trình làm trắng. Phương pháp này mang lại hiệu quả rõ rệt. Thông thường, chỉ mất 45 – 60 phút thực hiện, bạn đã có hàm răng trắng sáng hơn so với ban đầu từ 2 – 4 tông.
Lưu ý, với những trường hợp răng ố vàng do di truyền hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, việc tẩy trắng khó mang lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc đến các phương pháp khắc phục khác như bọc răng sứ hoặc làm mặt dán sứ.
Tại sao đánh răng mãi không trắng và cách khắc phục như thế nào đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?