Vì sao đánh răng kỹ lưỡng mà vẫn không trắng? Nói đến đánh răng không còn ai thấy xa lạ nữa vì ngày nay đánh răng là công việc thường xuyên và hằng ngày của hầu hết mọi người, thế nhưng trên thực tế không phải ai cũng chải răng đúng cách theo khuyến cáo của các bác sĩ và chính những sai lầm trong việc đánh răng là lý do vì sao đánh răng kỹ lưỡng mà vẫn không trắng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những sai lầm trong việc đánh răng khiến răng không thể trắng lên mà còn có nguy cơ bị ố vàng.
sao đánh răng kỹ lưỡng mà vẫn không trắng?
– Chọn sai bàn chải:
Đa phần mọi người thường có thói quen chọn bừa hoặc lựa chọn bàn chải dựa trên giá cả. Đây hoàn toàn là việc làm sai lầm. Bàn chải có rất nhiều loại nên việc chọn bàn chải cũng là một khâu quan trọng đáng để bạn lưu tâm.
Bạn nên lựa những loại có lông được làm từ nylon mềm, vừa bền vừa an toàn cho nướu. Bạn không nên chọn những bàn chải đã bị nghiêng lông hay lông quá thẳng. Chúng sẽ làm mòn răng, gây hại cho nướu cũng như không làm sạch các mảng bám ở các kẽ răng.
– Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu:
Thời gian đánh răng chỉ nên kéo dài 2 – 3 phút. Chậm hơn hoặc nhanh hơn đều gây hại cho răng. Cụ thể, nếu đánh răng quá lâu, răng không những không thể sạch hơn mà men răng lại phải đối mặt với nguy cơ bị bào mòn, lợi có thể sẽ bị chảy máu và viêm nhiễm. Đánh răng quá nhanh cũng không tốt. Vì thời gian quá nhanh khiến các mảng bám không được tiêu diệt sạch, lâu dần gây phá hủy men răng.
– Đánh răng sai cách:
Phần lớn mọi người thường có thói quen đánh răng theo chiều ngang. Đây là thói quen sai lầm khiến tụt nướu, lộ chân răng và làm răng trở nên nhạy cảm. Cách đánh răng đúng là để vị trí bàn chải tạo với nướu một góc 45 độ và đánh răng tạo thành một chuyển động tròn. Bạn nhớ đánh kỹ mặt trong lẫn mặt ngoài của răng. Đánh răng đúng cách.
– Đánh răng bằng nước lạnh:
Chải răng bằng nước lạnh là thói quen của hầu hết mọi người. Nhưng các chuyên gia về kem đánh răng cho rằng: Trong hỗn hợp kem đánh răng có chứa nhiều thành phần là ma sát và florua. Mà các chất này chỉ phát huy hiệu quả tối đa ở nhiệt độ khoảng 37*C. Vì thế khi đánh răng bằng nước lạnh các chất đó sẽ không phát huy tác dụng vì thế chúng ta có đánh răng cũng không thể có tác dụng cao.
Hơn nữa, việc đánh răng bằng nước lạnh thường xuyên và lâu dài còn có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nướu và mô mềm. Gây tổn thương cho men răng và ngà răng.
– Không vệ sinh lưỡi:
Sau khi đánh răng bạn nên dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi. Vì lưỡi chủ yếu là mô mềm nên khi ăn uống có rất nhiều cặn thức ăn bám đọng vào các kẽ, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi. Lưỡi cũng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn.
– Không vệ sinh bàn chải sau khi đánh răng:
Sau mỗi lần sử dụng, nếu không được rửa sạch vi khuẩn sẽ có cơ hội để “bám địa bàn”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm sạch răng miệng bằng một chiếc bàn chải bẩn. Để đảm bảo dụng cụ của mình không bị nhiểm khuẩn, bạn có thể rửa sạch dưới vòi nước xối mạnh sau mỗi lần sử dụng.
– Không bảo quản tốt bàn chải sau sử dụng:
Môi trường ẩm ướt sẽ là không gian lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Để đảm bảo bàn chải của bạn luôn được bảo quản tốt, sau khi đánh răng hãy giữ bàn chải thẳng đứng bằng cách cắm chúng vào các dụng cụ chuyên dụng có bán sẵn trên thị trường. Bạn cố gắng không để các bàn chải sát nhau nhằm tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, bạn nên thay bàn chải thường xuyên. Thời gian bạn nên thay bàn chải là khoảng 3 – 4 tháng sau khi sử dụng.
Trên đây là những sai lầm thường thấy của hầu hết mọi người trong khi đánh răng. Để hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn gây ố vàng răng và gây các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe răng miệng thì bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Vệ sinh răng miệng cho mẹ sau sinh
- Viêm nướu răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Cách chăm sóc trẻ mọc răng
Thẻ:Thẩm mỹ răng