Một hàm răng chắc khỏe không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp mà còn là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe toàn thân. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn những cách giúp răng chắc khỏe tự nhiên.
I. Tại sao phải chăm sóc răng miệng đúng cách?
Có rất nhiều lý do để bạn dành thời gian và công sức chăm sóc răng miệng hằng ngày:
- Bảo vệ hàm răng chắc khỏe: Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám cao răng, ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi và các bệnh về nướu. Điều này giúp bạn giữ được hàm răng chắc khỏe.
- Hơi thở thơm tho, tự tin giao tiếp: Vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi miệng. Chăm sóc răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, giữ hơi thở thơm mát và tự tin trong giao tiếp.
- Ngăn ngừa các bệnh lý toàn thân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém với các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, thậm chí là ung thư. Vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào máu và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, chăm sóc sức khỏe răng miệng là bảo vệ sức khỏe toàn thân.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Một hàm răng chắc khỏe giúp bạn ăn nhai dễ dàng, thưởng thức trọn vẹn các món ăn và có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị nha khoa sau này.
II. 8+ Cách giúp răng chắc khỏe
Răng khỏe không chỉ là thước đo sức khỏe mà còn là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp nụ cười. Cùng điểm qua 8 cách giúp răng chắc khỏe đơn giản tại nhà:
1. Đánh răng 2 lần/ngày
Việc chải răng hằng ngày là vô cùng quan trọng để giữ cho răng sạch sẽ, đặc biệt là chải răng vào thời điểm trước khi đi ngủ. Vì trong khi ngủ, cơ thể không tiết ra nước bọt để trung hòa axit, vi khuẩn có nhiều thời gian để tấn công răng.
Lưu ý, mỗi khi chải răng nên dành ít nhất 2 phút để đảm bảo mặt trong, mặt trước và mặt nhai của răng đều được làm sạch. Thao tác chải răng nhẹ nhàng, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tụt nướu, mòn men răng.
2. Đừng quên dùng chỉ nha khoa
Bạn có biết rằng 40% mảng bám tích tụ ở giữa các kẽ răng? Dù bạn đã chải răng kỹ lưỡng đến đâu, vẫn còn những vùng mà bàn chải không thể tiếp cận. Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ mảng bám ở kẽ răng, ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi hiệu quả.
3. Vệ sinh lưỡi
Không chỉ răng mà lưỡi cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Bởi vì lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng kết hợp với mảnh vụn thức ăn tạo thành lớp màng bám gây hôi miệng và nhiều vấn đề răng miệng khác.
Nhẹ nhàng đưa bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi từ trong ra ngoài, từ gốc lưỡi đến đầu lưỡi và cả hai bên mép lưỡi để hiệu quả làm sạch tốt nhất. Vệ sinh lưỡi không chỉ giảm thiểu lượng vi khuẩn gây hại trong miệng mà còn cải thiện vị giác.
4. Không để miệng bị khô
Nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng. Khi miệng bị khô, lượng nước bọt giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiều vấn đề như sâu răng, hôi miệng.
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng cường lượng nước bọt. Hoặc bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
5. Hạn chế thức ăn nhiều đường
Khi ăn thức ăn chứa đường, vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển đổi đường thành axit tấn công men răng, phá hủy lớp bảo vệ bên ngoài của răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng, viêm nướu.
Do đó, hạn chế đường là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ răng miệng. Kẹo, bánh quy, sô cô la, nước ngọt có ga… là những nguồn cung cấp đường lớn nên bạn cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này.
6. Không dùng răng làm công cụ
Mặc dù răng là phần cứng chắc nhất trong cơ thể nhưng chúng vẫn có thể bị vỡ, mẻ nếu chịu tác động quá lớn. Việc sử dụng răng để cắn, mở các vật dụng cứng như nắp chai, cắn móng tay, cắn bút chì,… có thể tạo ra các vết nứt, mẻ, vỡ răng, thậm chí là tổn thương tủy. Vì vậy, tuyệt đối không dùng răng làm công cụ.
7. Ngăn chặn tật nghiến răng
Nghiến răng không chỉ gây mòn men răng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác như vỡ răng, viêm tủy. Để bảo vệ hàm răng của mình, bạn nên đến nha khoa để được khám và tư vấn về việc sử dụng máng chống nghiến. Đây là giải pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các tổn thương răng miệng do nghiến răng gây ra.
8. Không hút thuốc lá
Một trong những tác hại rõ rệt nhất của thuốc lá là làm ố vàng răng. Các chất hắc ín trong thuốc lá bám chặt vào men răng, khiến răng mất đi vẻ trắng sáng tự nhiên.
Ngoài ra, thành phần nicotine còn làm giảm lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu.
Nguy hiểm hơn, việc hút thuốc lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Vì vậy từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.
9. Kiểm tra răng miệng định kỳ hàng năm
Ngay cả khi bạn đã có thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày tốt, việc thăm khám nha khoa định kỳ vẫn vô cùng cần thiết. Bác sĩ sẽ cạo vôi, đánh bóng làm sạch răng giúp ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.
Bên cạnh đó, bác sĩ còn sử dụng các công cụ chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng răng, lợi và mô mềm trong miệng. Nhờ đó các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu sẽ được phát hiện sớm, giúp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Trên đây là những cách giúp răng chắc khỏe mà bạn có thể dễ dàng áp dụng. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?
Trụ Implant Tekka – Tìm hiểu xuất xứ và ưu nhược điểm
Trụ Implant Hiossen Mỹ có tốt không? Có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm của trụ Implant Osstem Hàn Quốc và giá cả
Trồng răng trụ Implant DiO Hàn Quốc có tốt không?
Top 12 loại kem đánh răng trắng răng tốt nhất hiện nay