chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Bé chậm mọc răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng phần lớn đến quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra có thuận lợi như bình thường hay không. Cũng vì vậy mà có nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng trong vấn đề bé chậm mọc răng nên ăn gì, kiêng ăn gì? Trong bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện dinh dưỡng để giúp ngăn chặn tình trạng chậm mọc răng tốt hơn.

Bé chậm mọc răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bé chậm mọc răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

I. Trẻ mọc răng nên ăn gì?

Khi trẻ đã trên 13 tháng mà vẫn chưa mọc răng, phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý, khoa học hơn. Theo đó, cần tăng cường bổ sung một số thực phẩm bên dưới đây để thúc đẩy quá trình mọc răng diễn ra nhanh chóng:

1. Thực phẩm giàu canxi

Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ canxi, bởi đây là một thành phần cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của cấu trúc xương, răng. Đồng thời, canxi còn giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng, phòng tránh các bệnh ở răng miệng.

Canxi có nhiều trong các thực phẩm được chế biến từ sữa, phô mai, bơ, cua, tôm, ốc, cá, sản phẩm từ đậu,…

Bên cạnh đó, canxi cũng được cơ thể trẻ hấp thụ rất tốt từ sữa mẹ. Do đó, các mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ cho quá trình mọc răng của trẻ tốt hơn.

Không những vậy, các mẹ nên cho trẻ tắm nắng, chơi đùa, sinh hoạt trong nắng sáng để việc hấp thụ canxi diễn ra một cách tối ưu.

Thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho sự phát triển của răng, xương
Thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho sự phát triển của răng, xương

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Các chuyên gia cho biết, thành phần vitamin D đảm nhận vai trò giúp cơ thể có thể hấp thụ được canxi và phốt pho thuận lợi. Do đó, tình trạng chậm mọc răng cũng liên quan nhiều đến khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể trẻ.

Nếu cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D sẽ khó có thể hấp thụ tốt được 2 dưỡng chất này dẫn đến quá trình hình thành răng và xương cũng bị hạn chế.

Hiện nay, có khá ít thực phẩm chứa vitamin D. Chỉ có các sản phẩm dầu gan cá, trứng gà và một số loại dầu ăn là chứa thành phần này.

Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể đó là từ quá trình tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Vậy nên hãy cho trẻ phơi nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng sớm nắng nhẹ để tổng hợp và bổ sung vitamin D hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng thêm các loại vitamin D tổng hợp.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho

3. Thực phẩm giàu vitamin A

Chức năng chính của vitamin A đó là bảo vệ mắt, tăng cường đề kháng, đảm bảo sự phát triển bình thường của răng, xương.

Do đó, trẻ đang trong độ tuổi mọc răng cha mẹ hãy bổ sung đầy đủ vitamin A thông qua các thực phẩm như: sữa, gan, thịt, trứng, các loại củ quả có màu vàng hoặc đỏ đậm, rau màu xanh đậm,…

Trẻ trong độ tuổi mọc răng cũng cần được bổ sung đủ vitamin A
Trẻ trong độ tuổi mọc răng cũng cần được bổ sung đủ vitamin A

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là thành phần không thể thiếu trong quá trình tổng hợp collagen. Nếu như thiếu hụt loại vitamin này rất có thể trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh về nướu, chảy máu chân răng, sún răng, thậm chí răng dễ bị xốp và gãy rụng,…

Không những thế, vitamin C còn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch của cơ thể, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ vitamin C thông qua các thực phẩm như: cam, quýt, bưởi, cà chua, súp lơ,…

Vitamin C cũng rất cần thiết cho quá trình mọc răng của trẻ
Vitamin C cũng rất cần thiết cho quá trình mọc răng của trẻ

5. Thực phẩm giàu phốt pho

Bên cạnh canxi thì phốt pho cũng là một thành phần thiết yếu đối với quá trình phát triển của răng và xương.

Hầu hết các loại thịt động vật đều có chứa phốt pho. Có thể xay nhỏ thịt để nấu cháo hoặc lọc lấy nước nấu bột cho trẻ ăn dặm hằng ngày. Hãy đảm bảo thực đơn hằng ngày đa dạng các món nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ ăn ngon miệng và thúc đẩy mọc răng thuận lợi.

Bổ sung thêm thực phẩm giàu phốt pho vào bữa ăn hằng ngày
Bổ sung thêm thực phẩm giàu phốt pho vào bữa ăn hằng ngày

6. Ăn nhiều rau củ quả

Rau củ quả sẽ là nguồn cung cấp một hàm lượng dồi dào chất xơ cũng như vitamin và các khoáng chất cần thiết. Các dưỡng chất có trong rau củ quả sẽ củng cố sự phát triển của răng nướu được chắc chắn hơn.

Nếu muốn răng của trẻ được khỏe mạnh cha mẹ nhất định không được quên bổ sung thêm nhóm thực phẩm này vào trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

Rau củ quả sẽ giúp củng cố răng nướu được chắc khỏe hơn
Rau củ quả sẽ giúp củng cố răng nướu được chắc khỏe hơn

II. Trẻ mọc răng không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn kể trên, cha mẹ cũng cần phải tránh dùng những thực phẩm không tốt cho trẻ trong giai đoạn mọc răng. Cụ thể gồm có:

1. Thực phẩm có chứa nhiều đường

Những thực phẩm ngọt nhiều đường chính là kẻ thù hàng đầu của sức khỏe răng miệng, nguy cơ gây các bệnh lý nguy hiểm rất cao.

Các chất trong đường khi tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo axit, hình thành mảng bám ảnh hưởng quá trình mọc răng. Ngoài ra nếu đang trong quá trình mọc răng nếu ăn nhiều thực phẩm ngọt còn gây hại cho cấu trúc răng của trẻ, dễ làm mòn răng, vàng răng, sâu răng,…

Do đó, muốn cải thiện tình trạng răng mọc chậm cũng như đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng cho trẻ, tốt hơn hết cần cắt giảm ngay các món bánh, kẹo, nước ngọt,…

Thực phẩm ngọt nhiều đường rất có hại cho răng miệng cần tránh xa
Thực phẩm ngọt nhiều đường rất có hại cho răng miệng cần tránh xa

2. Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh

Nướu răng của trẻ trong giai đoạn mọc răng sẽ khá nhạy cảm. Nếu như gặp phải nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng đều gây ra các kích ứng làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình răng mọc, trẻ sẽ dễ bị đau nhức và quấy khóc nhiều.

Vì vậy, cần chú ý cho trẻ ăn uống ở nhiệt độ vừa phải, tránh các món như kem, nước đá hay ăn đồ quá nóng.

3. Không pha sữa cho trẻ bằng nước rau củ, nước bột, nước cháo, nước khoáng

Quan niệm sai lầm nhất mà hầu hết các bậc phụ huynh hay mắc phải đó là nghĩ các loại nước trên khi pha sữa sẽ đem lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bởi trong các loại nước này thường có chứa một hàm lượng khoáng chất cao, nó sẽ khiến cho quá trình hấp thụ canxi giảm đi rất nhiều. Từ đó khiến trẻ bị chậm mọc răng hơn so với bình thường.

Tốt hơn hết chỉ nên pha sữa cho trẻ bằng nước đun sôi để ấm trong nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C.

III. Thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình thay và mọc răng nên bỏ

Tuyệt đối không nên giữ quan niệm răng sữa không quan trọng vì sẽ rụng đi và được thay bằng răng vĩnh viễn mà lơ là trong việc chăm sóc.

Bởi vì ở bên dưới của răng sữa, mầm răng vĩnh viễn vẫn đang phát triển từng ngày và dần trồi lên khỏi nướu khi răng sữa đã rụng đi.

Khi răng sữa không được chăm sóc tốt thì sẽ ảnh hưởng khá lớn đến răng vĩnh viễn khi mọc lên, dẫn đến tình trạng răng dễ bị mọc sai lệch.

Hãy hình thành thói quen khám răng định kỳ cho trẻ ngay từ sớm. Việc thăm khám sẽ giúp sớm phát hiện được các dấu hiệu bệnh răng miệng. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị cũng như ngăn ngừa tốt nhất.

Khi răng của trẻ có dấu hiệu bị sâu nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa Đông Nam để khám chữa hiệu quả. Việc có được một hàm răng khỏe mạnh, mọc đúng vị trí sẽ giúp cho việc ăn uống của trẻ dễ dàng, hấp thụ dinh dưỡng tốt để cơ thể phát triển một cách toàn diện.

Phụ huynh cần phải loại bỏ ngay các thói quen xấu sau đây để không làm ảnh hưởng đến quá trình mọc và thay răng ở trẻ:

Không cho trẻ mút tay hay ngậm ty giả lâu ngày. Đây là thói quen xấu vì nó có thể khiến cho răng hô, móm, khớp cắn hở, cắn chéo hay răng thưa, răng cửa hàm trên mọc lệch, chìa ra ngoài.

Hàm răng mọc lệch lạc sẽ làm cho trẻ gặp phải nhiều khó khăn khi phát âm, ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt giảm sút trầm trọng.

Bên cạnh đó, việc mút tay hay ngậm ty giả nếu không đảm bảo vệ sinh còn làm cho trẻ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường miệng và các bệnh về đường tiêu hóa,…

Tật mút tay rất có hại cho quá trình mọc răng ở trẻ
Tật mút tay rất có hại cho quá trình mọc răng ở trẻ

Không những vậy, cần tránh việc cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ hình thành sâu răng ở trẻ và khiến các răng có nguy cơ mọc sai lệch.

Tật cắn móng tay và gặm, cắn vật cứng ở trẻ cũng rất có hại vì rất dễ làm tổn thương đến răng, nướu nên cha mẹ cũng cần nhắc nhở và tìm cách khắc phục ngay cho trẻ.

Bài viết trên đây đã gửi đến mọi người câu trả lời Bé chậm mọc răng nên ăn gì, kiêng ăn gì. Cha mẹ nên lưu lại để đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ quá trình mọc răng cho con được tốt nhất.

Mọi vấn đề còn thắc mắc có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

close