Cách giảm đau khi trẻ mọc răng và bé mọc răng trong bao lâu?

Khi trẻ mọc răng thường chịu những cơn đau nhức, khó chịu dẫn đến quấy khóc nhiều, bú kém, bỏ ăn dặm, ngủ không ngon giấc. Vậy trẻ mọc răng kéo dài trong bao lâu? Có cách giảm đau khi trẻ mọc răng nào hiệu quả hay không?

Cách giảm đau khi trẻ mọc răng và bé mọc răng trong bao lâu?
Cách giảm đau khi trẻ mọc răng và bé mọc răng trong bao lâu?

I. Nguyên nhân trẻ mọc răng quấy khóc

Trẻ mọc răng quấy khóc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:

  • Các răng sữa khi bắt đầu mọc lên thường gây ra các kích thích lên vùng nướu gây tình trạng sưng phồng, tấy đỏ khiến cho trẻ cảm thấy rất đau nhức, khó chịu nên dễ quấy khóc thường xuyên.
  • Cơn đau khi mọc răng còn làm cho trẻ bú kém, ăn uống không được ngon miệng, trẻ sẽ dễ bỏ bú, bỏ ăn. Từ đó việc hay bị đói cũng làm cho trẻ quấy khóc không ngừng.
  • Trẻ mọc răng còn có thể gặp tình trạng nóng sốt, ngủ không được ngon giấc. Vì thế trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và khóc nhiều hơn.
  • Khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hệ miễn dịch có thể kém hơn bình thường, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,… cũng là nguyên nhân làm trẻ khó chịu hay quấy khóc.
Trẻ mọc răng gặp nhiều triệu chứng khó chịu nên dễ quấy khóc
Trẻ mọc răng gặp nhiều triệu chứng khó chịu nên dễ quấy khóc

II. Các dấu hiệu trẻ mọc răng

Mọc răng sữa là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mỗi trẻ. Thế nhưng trong giai đoạn này trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề khó chịu nên việc chăm sóc sẽ khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều hơn.

Cha mẹ cần sớm nhận biết được các dấu hiệu trẻ mọc răng để có sự chăm sóc tốt nhất giúp trẻ vượt qua thời gian này một cách nhẹ nhàng, dễ chịu:

  • Chảy nhiều nước dãi, xung quanh cằm và vùng da miệng nổi mẩn đỏ li ti.
  • Nướu có dấu hiệu sưng đỏ làm trẻ bị đau nhức, quấy khóc.
  • Trẻ có xu hướng thường xuyên cắn, gặm mọi thứ xung quanh để giảm cảm giác khó chịu ở nướu răng.
  • Trẻ bú kém, chán ăn dặm.
  • Xuất hiệu triệu chứng nóng sốt nhẹ.
  • Trẻ dễ cáu kỉnh, ngủ không ngon giấc.
Trẻ mọc răng thường chảy nhiều nước dãi
Trẻ mọc răng thường chảy nhiều nước dãi

III. Trẻ mọc răng kéo dài trong bao lâu?

Mỗi chiếc răng sữa sẽ cần có một khoảng thời gian nhất định để mọc lên một cách hoàn thiện.

Theo đó, trung bình từ tháng thứ 6 trở đi trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Quá trình mọc răng sẽ diễn ra cho đến năm 3 – 4 tuổi là sẽ hoàn thiện với hàm răng sữa đầy đủ 20 chiếc gồm 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới.

Thời gian mọc răng ở mỗi trẻ sẽ có sự khác biệt tùy vào từng thể chất, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng như thế nào,…

Có một số trẻ 4 – 5 tháng tuổi đã mọc răng. Nhưng một số trẻ lại mọc răng muộn hơn, có thể đến hơn 1 tuổi răng sữa mới dần mọc lên.

Tình trạng này được xem là rất bình thường, không gây nguy hại gì cho trẻ. Chỉ cần trẻ mọc răng trong 1 năm đầu đời thì không có gì đáng lo ngại.

Khi trẻ được 5 tuổi sẽ trải qua thêm quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Đồng thời các răng hàm lớn cũng sẽ dần mọc lên khi trưởng thành. Khi đó sẽ hoàn thiện được bộ răng vĩnh viễn 32 chiếc (tính luôn cả răng khôn) chia đều ở 2 hàm.

Cha mẹ có thể tham khảo qua mốc thời gian và thứ tự mọc răng ở trẻ thông qua hình ảnh sau đây:

Sơ đồ mọc răng ở trẻ
Sơ đồ mọc răng ở trẻ

IV. Cách giảm đau khi trẻ mọc răng

Các chuyên gia đã có gợi ý một số cách giảm đau khi trẻ mọc răng khá đơn giản mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng như:

1. Cho trẻ dùng thức ăn lạnh

Bạn có thể luộc rau củ và ướp lạnh để trẻ nhai gặm. Hoặc cho trẻ dùng các loại sinh tố hoa quả, sữa chua, rau củ nghiền ướp lạnh,….

Những món ăn lạnh sẽ có thể làm dịu đi cảm giác đau nhức, khó chịu ở nướu răng nhanh chóng.

2. Chườm lạnh

Bên cạnh đó bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước đá lạnh hoặc bọc đá viên bằng gạc sạch sau đó lau bên ngoài vùng da miệng cho trẻ. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm tê liệt, giảm cảm giác sưng đau ở nướu rất tốt.

3. Cho bé ăn những món mềm

Để tránh các kích ứng, tác động mạnh làm cho vùng nướu răng dễ bị sưng đau. Các mẹ nên cho trẻ ăn những món được nấu chín kỹ, chế biến mềm, hầm nhừ. Tránh các món cứng vì nó có thể làm triệu chứng đau nhức thêm nghiêm trọng hơn.

Các món mềm mà bạn có thể tham khảo để chế biến như: súp, cháo, khoai tây, cà rốt nghiền,… Vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất mà trẻ không phải dùng lực nhai mạnh.

Đồ ăn chế biến mềm rất tốt cho trẻ đang trong quá trình mọc răng
Đồ ăn chế biến mềm rất tốt cho trẻ đang trong quá trình mọc răng

4. Massage nướu cho bé

Massage nướu cũng là một mẹo để giảm đau cho bé khi đang mọc răng.

Bạn có thể dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng ở vùng nướu tại vị trí răng sắp mọc trong vài phút. Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn.

5. Làm sạch răng miệng

Thời gian trẻ mọc răng dễ bị chảy nhiều nước dãi. Phụ huynh cần chú ý thường xuyên dùng khăn sạch nhúng nước ấm làm sạch vùng da quanh miệng, cổ cho trẻ. Từ đó hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ gây đau rát, khó chịu cho trẻ.

Bên cạnh đó, mỗi ngày cần phải dùng gạc sạch để lau sạch nướu răng cho trẻ sau khi bú và ăn dặm xong. Điều này nhằm hạn chế nguy cơ vi khuẩn có thể sinh sôi và gây viêm nhiễm, sưng đau ở nướu.

Chú ý vệ sinh răng nướu sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ
Chú ý vệ sinh răng nướu sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ

6. Cho trẻ dùng thuốc giảm đau

Có thể cho trẻ dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm cảm giác đau nhức ở nướu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thông qua chỉ định cụ thể từ bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng, giờ giấc.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng vì có thể gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

V. Khi nào thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Các cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc răng có thể làm cho trẻ vô cùng mệt mỏi, quấy khóc nhiều. Triệu chứng này có thể khá bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám ngay:

  • Trẻ quấy khóc dữ dội và không thể dỗ nín.
  • Sốt cao liên tục.
  • Tiêu chảy nhiều, có lẫn máu trong phân.
  • Người tím tái, thở yếu.
  • Nôn mửa mọi thứ, không thể ăn uống gì được.
  • Phát ban, co giật.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao mọi dấu hiệu bất thường xảy ra trong suốt quá trình mọc răng của trẻ để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý hiệu quả. Có như vậy mới tránh được tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ.

Đưa trẻ đi thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường xảy ra
Đưa trẻ đi thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu bất thường xảy ra

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan đến cách giảm đau khi trẻ mọc răng và bé mọc răng trong bao lâu. Hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng cho trẻ được tốt hơn.

Mọi thắc mắc có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook