khuyến mãi 30/4 - 1/5

Một chiếc răng sữa mọc trong bao lâu? Cách chăm sóc cho trẻ

Mọc răng sữa được xem là một cột mốc khá quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây cũng là giai đoạn mà các bậc phụ huynh khá vất vả bởi trẻ thường dễ quấy khóc, sốt, kén ăn. Vậy bạn đã biết được một chiếc răng sữa mọc trong bao lâu hay chưa? Cách chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn này như thế nào phù hợp? Hãy cùng dành thời gian để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết sau đây.

Một chiếc răng sữa mọc trong bao lâu? Cách chăm sóc cho trẻ
Một chiếc răng sữa mọc trong bao lâu? Cách chăm sóc cho trẻ

I. Một chiếc răng sữa sẽ mọc trong bao lâu?

Mọc răng sữa là dấu hiệu cho thấy cơ thể của trẻ có sự phát triển bình thường ở hệ răng và xương. Việc mọc răng sẽ giúp hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ, phát âm cũng như đáp ứng tốt cho nhu cầu ăn nhai của trẻ.

Thời gian răng sữa bắt đầu mọc và hoàn thiện ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau phụ thuộc vào từng cơ địa, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc,…

Một số trẻ có thể mọc răng khá sớm từ 4 – 5 tháng tuổi. Nhưng cũng có trẻ đến hơn 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng sữa. Vấn đề này hết sức bình thường nên phụ huynh không phải quá lo lắng.

Thông thường, vào thời gian 6 tháng tuổi là lúc trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Quá trình mọc răng sẽ kéo dài cho đến năm 3 – 4 tuổi là hoàn thiện với 20 chiếc răng chia đều ở cả 2 cung hàm trên và dưới.

Cho đến năm 5 tuổi trẻ sẽ có một lần thay răng vĩnh viễn. Đồng thời mọc thêm các răng hàm lớn khi trưởng thành để hoàn thiện bộ răng đầy đủ với 32 chiếc chia đều ở 2 hàm.

Phụ huynh cần chú ý đến các giai đoạn mọc răng sữa ở trẻ như sau:

  • Từ tháng thứ 6 – 12 (mọc 4 răng cửa giữa)

Đây là thời điểm mà những chiếc răng đầu tiên sẽ bắt đầu trồi lên khỏi nướu. Thường mọc đầu tiên là 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới. Sau khi 2 chiếc răng cửa hàm dưới đã mọc hoàn tất thì không lâu sau đó 2 răng cửa ở hàm trên cũng sẽ xuất hiện.

  • Từ tháng thứ 9 – 16 (mọc 2 răng cửa bên)

Khi trẻ được 9 – 13 tháng tuổi 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên sẽ xuất hiện. Cho đến giai đoạn 10 – 16 tháng tuổi 2 răng cửa bên ở hàm dưới cũng dần mọc hoàn thiện.

  • Từ tháng thứ 13 – 19 (mọc 4 răng hàm sữa còn gọi là răng cối sữa thứ nhất)

Đây là giai đoạn 2 chiếc răng hàm của hàm trên mọc và tiếp đó mới đến 2 răng hàm của hàm dưới xuất hiện.

  • Từ tháng thứ 16 – 23 (mọc 4 răng nanh sữa)

2 chiếc răng nanh sữa ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc trước sau đó mới đến 2 răng ở hàm dưới.

  • Từ tháng thứ 23 – 33 ( mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng còn gọi là răng cối sữa thứ 2)

Là giai đoạn 2 chiếc răng hàm sữa (răng cối sữa thứ 2 ) ở hàm dưới mọc lên để phục vụ ăn nhai tốt hơn. Cuối cùng mới đến 2 chiếc răng hàm sữa ở hàm trên mọc hoàn thiện và tạo thành bộ răng sữa đầy đủ với 20 chiếc răng ở 2 hàm.

Sơ đồ hệ răng sữa ở trẻ
Sơ đồ hệ răng sữa ở trẻ

II. Cách nhận biết bé chuẩn bị mọc răng sữa

Ở trẻ nhỏ khi đến giai đoạn mọc răng sữa thường dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó các bậc cha mẹ cần phải chú ý quan sát để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.

Một số triệu chứng đặc trưng khi trẻ mọc răng có thể dễ dàng nhận biết được như:

1. Chảy nước dãi nhiều, cằm và quanh miệng nổi mẩn

Hầu như ở bất kỳ bé nào khi đến thời điểm chuẩn bị hoặc đang mọc răng đều bị chảy nhiều nước dãi ở 2 bên khóe miệng.

Tình trạng này gây cho trẻ nhiều sự khó chịu. Bởi nước dãi tiết ra quá nhiều khi tiếp xúc với vùng cằm và vùng da xung quanh miệng dễ gây ẩm ướt khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công làm vùng da nơi này bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát.

Đến khi trẻ mọc thêm các răng kế tiếp tình trạng chảy nước dãi sẽ thuyên giảm dần và kết thúc cho đến khi mọc răng vĩnh viễn.

Bé chuẩn bị mọc răng thường chảy nhiều nước dãi
Bé chuẩn bị mọc răng thường chảy nhiều nước dãi

2. Trẻ bị đau và sưng lợi

Các răng sữa bắt đầu nhú lên sẽ gây ra kích thích khiến cho vùng lợi bị sưng, tấy đỏ làm trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu nên rất dễ bị quấy khóc.

Thông thường, trẻ sẽ cảm thấy đau nhất vào lúc mọc những chiếc răng cửa sữa đầu tiên.

3. Trẻ thích cắn

Khi răng sắp mọc lên trồi lên khỏi nướu sẽ gây cảm giác bứt rứt khá nhiều. Do đó trẻ thường tìm cách đề giải tỏa cảm giác khó chịu này thông qua việc cắn mọi thứ xung quanh mình.

Trẻ có xu hướng cắn mọi vật xung quanh để giảm cảm giác khó chịu
Trẻ có xu hướng cắn mọi vật xung quanh để giảm cảm giác khó chịu

4. Bú ít, bỏ ăn

Cơn đau xuất hiện thường xuyên ở răng và lợi là nguyên nhân hàng đầu làm cho bé cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc và bú ít, chán ăn dặm.

5. Sốt

Trong thời điểm mọc răng hệ miễn dịch của trẻ cũng có nhiều sự thay đổi nên rất dễ gặp phải tình trạng nóng sốt.

Cha mẹ cần chú ý theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Nếu sốt cao kéo dài cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chữa hiệu quả.

Triệu chứng nóng sốt, quấy khóc là khó tránh khỏi
Triệu chứng nóng sốt, quấy khóc là khó tránh khỏi

6. Trẻ mất ngủ

Cơn đau nhức không chỉ làm trẻ quấy khóc, chán ăn mà còn khiến giấc ngủ không được ngon giấc, dễ bị giật mình khi ngủ.

Hầu hết các dấu hiệu mọc răng của trẻ thường xuất hiện trước khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên trong vòng 3 – 5 ngày. Khi răng đã trồi lên khỏi lợi các triệu chứng khó chịu sẽ dần giảm sau 5 – 7 ngày.

Lúc này trẻ sẽ thoải mái sinh hoạt như bình thường. Phụ huynh chỉ cần chú ý theo dõi và chăm sóc phù hợp để hỗ trợ quá trình mọc răng của trẻ diễn ra một cách nhẹ nhàng và không phát sinh các vấn đề nghiêm trọng nào.

III. Cách chăm sóc giúp xoa dịu cơn đau khi bé mọc răng

Quá trình mọc răng không thể tránh khỏi được các triệu chứng khó chịu kể trên nên việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của trẻ sẽ có nhiều sự xáo trộn.

Để giảm cảm giác đau và khó chịu cho trẻ trong thời gian mọc răng cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý ở răng miệng sau này. Cha mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc đơn giản tại nhà như sau:

  • Dùng khăn sạch để lau sạch nước dãi thường xuyên cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng ẩm ướt làm nổi mẩn đỏ có thể xảy ra.
  • Có thể dùng khăn sạch nhúng nước lạnh hoặc bọc đá viên để lau nhẹ bên ngoài vùng miệng của trẻ giúp giảm cảm giác sưng đau khi mọc răng.
  • Nếu trẻ bị đau nhiều có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng các loại thuốc uống hoặc bôi giảm đau. Cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tác dụng phụ khó lường.
  • Hạn chế cho trẻ ngậm mút tay hay cắn các vật dụng cứng để không gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương nướu trong quá trình mọc răng.
  • Dùng gạc mềm sạch để vệ sinh vùng nướu răng và lưỡi của trẻ sau mỗi lần bú hoặc ăn dặm giúp ngăn ngừa được khả năng vi khuẩn có thể tích tụ gây viêm nhiễm, sâu răng.
Dùng gạc mềm để lau sạch răng nướu cho bé
Dùng gạc mềm để lau sạch răng nướu cho bé
  • Xây dựng cho trẻ khẩu phần ăn phù hợp, không nên cho trẻ ăn nhai các món dai cứng, khó nuốt. Tránh các món ngọt nhiều đường, nhiều tinh bột vì chúng rất dễ gây bệnh lý ở răng miệng.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và chú ý cho trẻ ăn nhai các món được chế biến mềm, dễ nhai nuốt. Cung cấp đa dạng các loại thịt, cá, rau củ được cắt nhỏ, xay nhuyễn vào trong mỗi bữa ăn để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho quá trình phát triển của cơ thể cũng như răng lợi.
Ưu tiên các món chế biến mềm trong khẩu phần ăn hằng ngày
Ưu tiên các món chế biến mềm trong khẩu phần ăn hằng ngày

Qua những thông tin vừa chia sẻ trên đây hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn một chiếc răng sữa mọc trong bao lâu. Đồng thời biết được cách chăm sóc phù hợp cho trẻ trong khoảng thời gian này.

Mọi vấn đề còn thắc mắc hãy gọi đến tổng đài của nha khoa Đông Nam theo số 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Xem thêm mọc răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close