khuyến mãi 30/4 - 1/5

Bà bầu bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Có rất nhiều bà bầu bị chảy máu chân răng vô cùng lo lắng không biết tình trạng này có gây nguy hại gì không? Bởi theo nhiều ý kiến cho rằng việc chảy máu chân răng khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé nên cần điều trị thật nhanh chóng. Vậy để điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai, bà bầu cần phải làm gì?

bà bầu bị chảy máu chân răng

Nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở bà bầu

Bà bầu bị chảy máu chân răng do một số nguyên nhân sau đây:

1. Thay đổi về hormone

Khi mang thai lượng hormone sinh dục nữ và progesterone tăng nhanh khiến mao mạch ở răng phình to ra, giảm tính đàn hồi. Điều đó làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch và ứ đọng máu dẫn tới chảy máu chân răng.

chảy máu chân răng khi mang thai
Thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh răng miệng

2. Thay đổi về canxi

Thai nhi luôn có nhu cầu về canxi rất cao khiến cho mẹ bầu luôn trong tình trạng thiếu hụt canxi trầm trọng. Lúc này cơ thể mẹ bầu sẽ tự bào mòn lượng canxi có sẵn để cung cấp cho thai nhi. Bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên chính là răng. Khi đó răng sẽ trở nên xốp hơn, yếu dần, bệnh sâu răng sẽ nhanh chóng phát sinh.

bà bầu bị sưng nướu răng
Thiếu hụt canxi khiến cho răng dần suy yếu và dễ bị sâu răng

3. Thay đổi về chế độ dinh dưỡng

Khoảng thời gian đầu khi mới mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị nôn nghén. Cùng với chế độ ăn uống có nhiều thay đổi, thèm ăn nhiều đồ chua, ngọt và thức ăn có chứa glucozo cao cũng làm cho mẹ bầu dễ bị sâu răng hơn.

chữa viêm lợi cho bà bầu
Chế độ ăn nhiều đồ ngọt rất dễ khiến mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai

Bà bầu bị chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?

Bà bầu khi bị chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý răng miệng như:

1. Viêm nướu (Viêm lợi)

Sự thay đổi về hormone trong quá trình mang thai là nguyên nhân khiến cho hơn 65% thai phụ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Đặc biệt là vào tháng thứ 2 của thai kỳ và nhiều nhất là tháng thứ 8 thai kỳ.

Dấu hiệu thường thấy nhất khi mắc bệnh đó là nướu sưng đỏ, dễ bị chảy máu. Khi đánh răng với lực tác động mạnh có thể làm cho tình trạng chảy máu thêm trầm trọng hơn.

cách chữa viêm chân răng cho bà bầu
Viêm nướu rất dễ gặp phải trong giai đoạn thai kỳ

2. Viêm nha chu

Khi viêm nướu không được khắc phục hiệu quả sẽ dẫn đến viêm nha chu. Điều này làm cho nướu bị nhiễm trùng nặng nề. Vi khuẩn tấn công sâu vào trong cấu trúc răng gây hư hỏng nặng khiến cho răng yếu dần, dễ bị lung lay, thậm chí rụng răng rất nguy hiểm.

Không những vậy, các chất tiết ra khi bị viêm nhiễm có thể tác động không tốt cho thai nhi, do sự hạn chế dòng máu cung cấp đến bào thai. Vậy nên, mẹ bầu cần phải nhanh chóng thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

3. Mòn răng

Hầu như mẹ bầu nào trong quá trình mang thai cũng bị nôn ói, ốm nghén. Lượng dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên khoang miệng sẽ khiến cho men răng dần bị mài mòn, cấu trúc men răng bị hư hỏng, dễ bị chảy máu.

Do đó, sau khi nôn nghén mẹ bầu nên súc miệng sạch lại. Đồng thời dùng thêm kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ men răng tốt hơn, tránh tác động của axit gây mòn răng.

chảy máu chân răng ở bà bầu
Dịch vị axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng khiến men răng dễ bị mài mòn

4. U nhú thai nghén

Có khoảng 5 – 10% mẹ bầu mắc phải bệnh lý này, nhất là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Lúc này sẽ xuất hiện các u màu đỏ tại nướu răng hoặc các vị trí khác trong khoang miệng. Các u nhú có thể bị loét và gây chảy máu.

Sau khi sinh tình trạng u nhú thai nghén sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên nếu bệnh gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, dễ bị kích ứng chảy nhiều máu và không khỏi. Thai phụ cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và loại bỏ các u nhú này.

5. Sâu răng

Có đến hơn 30% thai phụ với thói quen ăn uống các món ăn ngọt có chứa nhiều đường mắc phải bệnh sâu răng. Lúc đầu sâu răng chỉ xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt răng. Sau đó sẽ dần phát triển thành lỗ sâu có màu nâu.

Nếu không sớm khắc phục sâu răng hiệu quả kịp thời. Tình trạng bệnh có thể phát triển nặng gây áp xe chân răng hoặc viêm nhiễm ở mô tế bào vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

chảy máu răng khi mang thai
Sâu răng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến

Một số triệu chứng kèm theo

Khi mang thai, các mẹ bầu còn có thể gặp thêm các triệu chứng răng miệng khác kèm theo như:

– Hôi miệng.

– Loét miệng hoặc vón cục trên nướu

– Nướu có màu đỏ, sưng, nhạy cảm khi chạm vào và dễ chảy máu khi có lực tác động lên.

– Đau nhức răng.

Xử lý khi chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng để xử lý tốt tình trạng này mẹ bầu nên thực hiện tốt các vấn đề sau:

1. Đến gặp bác sĩ kiểm tra

Nếu nướu chảy máu và cảm thấy đau, mẹ bầu nên khi khám ngay. Mẹ bầu cần khai báo cụ thể tình trạng thai kỳ của mình ở tháng thứ mấy để bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng giúp ngăn ngừa viêm nướu hiệu quả. Đồng thời đưa ra một số lời khuyên hữu ích để làm sạch răng.

Cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam, bác sĩ dùng công cụ chuyên dụng vệ sinh làm sạch vôi răng, loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn. Đặc biệt là thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng không hề sử dụng thuốc tê gây ảnh hưởng cho bà bầu và thai nhi.

bà bầu bị sưng lợi
Thai phụ nên đến nha khoa để khám chữa bệnh răng miệng

2. Chăm sóc, vệ sinh răng kỹ lưỡng

  • – Chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Đồng thời dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng.
  • – Nên dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc.
  • – Đừng quên vệ sinh vùng lưỡi để làm sạch mảng bám và vi khuẩn còn sót lại ở khoang miệng.
  • – Sau khi nôn ói nên súc miệng sạch lại để giảm bớt vị chua, loại bỏ đi các axit và vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
bầu bị chảy máu chân răng
Vệ sinh răng đều đặn 2 lần/ngày

3. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn. Nhất là các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, vitamin D giúp cho răng nướu luôn khỏe mạnh.

4. Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột

Cần hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đường và tinh bột, trái cây sấy. Thay vào đó nên lựa chọn ăn nhiều trái cây tươi, rau củ có chứa nhiều chất xơ.

Nếu ăn các món ăn ngọt thì nên chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút.

bà bầu bị viêm chân răng
Hạn chế ăn thức ăn ngọt có nhiều đường

Khi nào chảy máu chân răng khi mang thai sẽ hết?

Hầu như bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải tình trạng chảy máu chân răng. Sau khi sinh tình trạng này sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn khi hàm lượng hormone duy trì ổn định lại.

Nếu trước khi mang thai mẹ bầu có sức khỏe răng miệng tốt thì sau khi sinh chỉ cần chăm sóc, vệ sinh răng kỹ lưỡng sẽ nhanh chóng hết bị chảy máu ở chân răng hơn.

Trong trường hợp bị chảy máu chân răng do các bệnh lý răng miệng gây nên. Thì cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả mới có thể khỏi hẳn hoàn toàn được.

Phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai

Mặc dù tỷ lệ phụ nữ mang thai bị viêm nướu khá cao, lên đến hơn 65%. Nhưng các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên thăm khám, kiểm tra răng tại nha khoa để được chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Trên thực tế có nhiều mẹ bầu khi có các vấn đề răng miệng nhưng e ngại đến gặp bác sĩ. Điều này là do thường xuyên bị ốm nghén nên mẹ bầu thường rất khó chịu khi có vật gì đó đưa vào miệng.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng điều trị nha khoa khi mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở minh chứng cụ thể.

Nếu mẹ bầu không chữa trị nha khoa ngay khi có vấn để về răng miệng thì nguy cơ cao sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt hơn hết, để đảm bảo tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé cần phải chú ý chăm sóc, bảo vệ răng miệng thật cẩn thận.

Nếu đang có các vấn đề về răng nướu cần được tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Nha Khoa Đông Nam. Bạn có thể liên hệ qua đường dây nóng 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các cơ sở Nha Khoa Đông Nam gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm răng miệng bà bầu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close