khuyến mãi 30/4 - 1/5

Các loại kháng sinh trị đau răng an toàn và hiệu quả

Trong nhiều trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ thăm khám ngay, phần lớn bệnh nhân thường chọn sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị đau răng để thấy dễ chịu hơn. Để biết được các loại kháng sinh trị đau răng an toàn và hiệu quả bạn có thể cùng tham khảo ngay thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây.

Các loại kháng sinh trị đau răng an toàn và hiệu quả
Các loại kháng sinh trị đau răng an toàn và hiệu quả

I. Nhiễm khuẩn răng miệng là gì?

Nhiễm khuẩn răng miệng thường xảy ra khi tủy răng bị viêm nhiễm nặng nề và dẫn đến hoại tử tủy.

Sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn trong răng bị tổn thương sẽ lây lan sang các tổ chức răng xung quanh. Thậm chí viêm nhiễm lây lan ngược theo đường máu gây nhiễm trùng máu, tổn thương đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Răng đau nhức, ê buốt dữ dội là dấu hiệu phổ biến của nhiễm khuẩn răng miệng. càng để lâu tình trạng viêm nhiễm, sưng đau càng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị nóng sốt cao, khó nuốt, khó thở, hơi thở nặng mùi, sức khỏe giảm sút,…

II. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng

Các triệu chứng đau nhức, ê buốt khó chịu ở răng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như:

  • Bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nhiễm xung quanh răng, viêm quanh chóp răng, áp xe răng, bệnh nha chu,….
  • Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ do gặp phải tai nạn, chấn thương, va đập mạnh, ăn nhai quá cứng. Từ đó dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm ở vùng tủy răng và gây đau nhức, ê buốt.
  • Răng khôn mọc sai lệch, mọc ngầm, mọc đâm ngang, mọc kẹt bên dưới nướu.
  • Răng bị mòn men, khuyết cổ vùng chân răng làm lộ tủy do chải răng sai cách, nghiến răng lâu ngày.
Đau răng có thể do nhiều vấn đề bệnh lý ở răng miệng gây ra
Đau răng có thể do nhiều vấn đề bệnh lý ở răng miệng gây ra

III. Các loại kháng sinh trị đau răng

1. Amoxicillin

Thuốc kháng sinh Amoxicillin thuộc nhóm beta-lactam được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề nhiễm trùng xảy ra ở vùng răng miệng, ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Amoxicillin đã có từ lâu đời nên hiện nay nhiều chuẩn vi khuẩn phức tạp hơn có thể kháng lại loại thuốc này khiến hiệu quả điều trị giảm dần.

Vậy nên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng Amoxicillin kết hợp cùng với axit clavulanic nhằm giúp kháng lại vi khuẩn men chống kháng sinh. Nhờ đó đem lại hiệu quả giảm đau răng được tốt hơn.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin

2. Penicillin

Penicillin cũng là thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam chuyên dùng trong điều trị nhiễm khuẩn ở răng miệng. Cũng tương tự như Amoxicillin, đây cũng là loại kháng sinh lâu đời và có tỷ lệ kháng thuốc, dị ứng cao.

Do đó, việc sử dụng thuốc cần phải được xem xét kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của bệnh nhân để tránh tác dụng phụ xảy ra.

Thuốc kháng sinh Penicillin
Thuốc kháng sinh Penicillin

3. Spiramycin

Thuốc kháng sinh Spiramycin cũng đem lại tác dụng trị đau răng do nhiễm trùng khá tốt. Tuy nhiên, việc dùng thuốc đòi hỏi sự tuân thủ khắt khe theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn như sốt, phát ban, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.

Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hay đang có ý định mang thai được khuyến cáo không sử dụng thuốc này để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thuốc kháng sinh Spiramycin
Thuốc kháng sinh Spiramycin

4. Clindamycin

Clindamycin là một trong những loại thuốc kháng sinh được đánh giá cao bởi hiệu quả chống vi khuẩn gây nhiễm trùng ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có cả răng miệng.

Tỷ lệ kháng thuốc của loại kháng sinh này cũng tốt hơn nhiều so với nhóm beta-lactam.

Thuốc kháng sinh Clindamycin
Thuốc kháng sinh Clindamycin

5. Azithromycin

Azithromycin thuộc nhóm macrolid với cơ chế hoạt động chính đó là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở răng miệng.

Tuy nhiên, Azithromycin thường chỉ được khuyên dùng khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc thuộc nhóm beta-lactam (chẳng hạn như: Amoxicillin, Penicillin).

Ngoài ra, nếu nhiễm trùng không thể đáp ứng hiệu quả bằng các loại thuốc kháng thì Azithromycin sẽ được chỉ định áp dụng.

Thuốc kháng sinh Azithromycin
Thuốc kháng sinh Azithromycin

6. Metronidazol

Trong các trường hợp nghi ngờ đau răng có nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng gây ra thì sẽ được chỉ định dùng thuốc Metronidazol để hỗ trợ điều trị.

Loại thuốc này thường ít được sử dụng phổ biến và nếu có dùng cũng phải kết hợp cùng các nhóm khác sinh khác mới đem lại hiệu quả tốt như mong đợi.

Thuốc kháng sinh Metronidazol
Thuốc kháng sinh Metronidazol

7. Doxycyclin

Thuốc kháng sinh Doxycyclin nằm trong nhóm tetracycline có tác dụng hiệu quả với cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Bên cạnh đó nó còn hiệu quả với cả vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn đường ruột nên rất phù hợp để chữa trị các vấn đề đau răng do nhiễm trùng.

Lưu ý, Doxycyclin có thể gây tác động không tốt đến men răng chưa hoàn thiện, nhạy cảm. Do đó, không sử dụng an toàn cho trẻ em <8 tuổi cũng như phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Thuốc kháng sinh Doxycyclin
Thuốc kháng sinh Doxycyclin

IV. Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh điều trị đau răng?

Thuốc kháng sinh có công dụng chính đó là hỗ trợ diệt khuẩn, loại bỏ hiệu quả tình trạng nhiễm khuẩn.

Thông thường trong các trường hợp bị đau răng do nhiễm khuẩn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ chữa trị.

Cơ chế hoạt động chủ yếu của các loại thuốc kháng sinh đó là tấn công đến cấu trúc bảo vệ của vi khuẩn, ngăn không cho chúng có cơ hội phát triển và lây lan.

Mỗi một loại thuốc kháng sinh sẽ có các cơ chế hoạt động cũng như khả năng ức chế, loại bỏ vi khuẩn khác nhau. Chính vì vậy, dựa trên từng mức độ viêm nhiễm ở răng miệng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

V. Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị đau răng

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị đau răng chỉ đảm bảo an toàn, hiệu quả khi thông qua chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Khi dùng thuốc bệnh nhân cần phải đảm bảo đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian nhằm phát huy được tối đa công dụng của thuốc.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, không tăng giảm liều lượng hay ngưng dùng thuốc giữa chừng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng thuốc cũng chỉ là biện pháp giúp giảm đau răng tạm thời hoặc hỗ trợ thêm cho các biện pháp điều trị chuyên khoa.

Các loại thuốc đa phần đều có công dụng giảm đau, kháng viêm, chống sưng chứ không thể khắc phục triệt để được các vấn đề bệnh lý ở răng miệng.

Vậy nên, tốt nhất bệnh nhân vẫn phải đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh lý cụ thể ở răng như thế nào. Thông qua đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao nhất.

Khắc phục bệnh lý ở răng miệng dứt điểm càng sớm sẽ tăng khả năng bảo tồn được răng. Tránh để tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng sẽ khiến việc điều trị khó khăn, phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí hơn.

Ngoài việc điều trị bệnh lý răng miệng tại nha khoa thì bệnh nhân cũng cần chú ý hơn về chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Bởi nếu không đảm bảo làm sạch răng hiệu quả thì mảng bám, vi khuẩn sẽ có cơ hội tích tụ, phát triển và khiến bệnh lý tái phát, giảm đáng kể hiệu quả điều trị.

Tuân thủ dùng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ dùng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

VI. Một số phương pháp hỗ trợ giảm đau răng không cần dùng thuốc

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân còn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau nhức răng đơn giản tại nhà như sau:

1. Chườm lạnh

Dùng túi chườm lạnh áp sát lên vùng da có răng bị đau nhức trong khoảng 15 – 20 phút. Hơi lạnh từ đá tỏa ra sẽ đem lại hiệu quả làm tê tạm thời nên cảm giác sưng đau, ê nhức sẽ được xoa dịu một cách nhanh chóng.

Giảm đau răng bằng biện pháp chườm lạnh
Giảm đau răng bằng biện pháp chườm lạnh

2. Súc miệng bằng nước muối

Nhờ vào khả năng kháng khuẩn, chống viêm hữu hiệu nên bạn có thể dùng nước muối súc miệng đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ sạch sâu các mảng bám, vi khuẩn tích tụ. Nhờ đó khoang miệng sẽ sạch sẽ hơn, cải thiện đáng kể các triệu chứng sưng viêm, đau nhức ở răng.

Dù đã chữa khỏi đau răng hay không có vấn đề nào ở răng miệng thì mỗi người cũng nên duy trì thói quen súc miệng với nước muối mỗi ngày. Điều này sẽ đảm bảo chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, phòng tránh tối đa sự phát triển của vi khuẩn có hại cho răng lợi.

3. Trà xanh

Khi uống trà xanh xong bạn đừng vội vứt bỏ đi phần túi lọc trà. Hãy dùng nó đắp trực tiếp lên vị trí răng bị đau nhức sẽ thấy tình trạng khó chịu nhanh chóng biến mất.

Đồng thời, bạn cũng có thể pha trà xanh cùng với nước ấm để súc miệng hằng ngày cũng đem lại hiệu quả giảm đau răng rõ rệt, cải thiện hơi thở thơm mát hơn.

Trà xanh có công dụng chữa đau răng khá hiệu quả
Trà xanh có công dụng chữa đau răng khá hiệu quả

4. Tỏi/Gừng

Dùng tỏi hoặc gừng giã nhỏ và trộn đều cùng với một ít muối tinh. Sau đó đắp hỗn hợp này lên vị trí răng đau nhức từ 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần đắp nên giữ yên trong khoảng 10 – 15 phút sẽ cảm thấy cơn đau nhức ở răng thuyên giảm hiệu quả.

5. Hành tây

Khi bị đau nhức răng bạn cũng có thể dùng hành tây thái lát nhỏ đắp lên vùng răng bị tổn thương. Để yên trong khoảng 3 – 5 phút cho cơn đau nhức, khó chịu được xoa dịu dần.

Một lưu ý nhỏ khi dùng tỏi, hành tây đó là bạn nên súc miệng lại nhiều lần với nước ấm hoặc chải răng với kem thông thường nhằm loại bỏ đi mùi hôi nồng trong khoang miệng, tránh hơi thở bị nặng mùi khó chịu.

Trên đây là thông tin về các loại kháng sinh trị đau răng an toàn và hiệu quả. Nếu vẫn còn có thắc mắc gì cần được tư vấn bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close