khuyến mãi 30/4 - 1/5

Siết răng khi niềng là gì? Diễn ra như thế nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha diễn ra trong thời gian dài và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, siết răng được biết đến là bước quan trọng bắt buộc phải thực hiện. Vậy siết răng khi niềng là gì? Diễn ra như thế nào?

Siết răng khi niềng là gì? Diễn ra như thế nào?
Siết răng khi niềng là gì? Diễn ra như thế nào?

I. Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng là thao tác mà bác sĩ sẽ sử dụng dây cung và những khí cụ liên quan tác động lực liên tục vào mắc cài nhằm giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân được yêu cầu đến nha khoa thăm khám định kỳ để siết răng. Đây là bước vô cùng quan trọng nhằm mang lại hàm răng đều đặn với khớp cắn lý tưởng trên cung hàm.

Siết răng khi niềng nhằm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn
Siết răng khi niềng nhằm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn

II. Tại sao phải siết răng khi niềng?

Mục đích cuối cùng của niềng răng là đưa những chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí, khắc phục vấn đề răng chen chúc, răng thưa, hô móm, khấp khểnh,… Hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng sẽ tạo một áp lực lên răng, giúp chúng di chuyển về vị trí thẳng hàng tốt hơn.

Quá trình dịch chuyển răng tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian, theo ước tính của bác sĩ chỉnh nha hầu hết mọi trường hợp niềng răng cần đeo ít nhất trong khoảng từ 12 – 36 tháng mới mang lại hiệu quả.

Do đó, việc kiên trì đeo niềng răng và tuân thủ các cuộc hẹn với bác sĩ chỉnh nha hàng tháng là điều tất yếu nếu muốn hàm răng đi đúng theo phác đồ điều trị. Ở những lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến trình di chuyển của răng, điều chỉnh lực siết dây cung phù hợp đảm bảo răng kéo đúng hướng.

Việc tái khám siết răng theo lịch hẹn là vô cùng quan trọng
Việc tái khám siết răng theo lịch hẹn là vô cùng quan trọng

Ngược lại, nếu bỏ qua những lần tái khám siết răng không chỉ kéo dài thời gian niềng mà còn khiến răng di chuyển sai hướng, không kịp thời xử lý các sự cố, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

III. Niềng răng bao lâu siết 1 lần?

Siết răng bao lâu 1 lần còn phụ thuộc vào phương pháp chỉnh nha mà bệnh nhân lựa chọn. Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng bằng khay niềng trong suốt).

Với trường hợp bệnh nhân áp dụng phương pháp niềng răng không mắc cài, mỗi người sẽ được trang bị một bộ khay niềng chuyên biệt dựa trên dấu hàm cụ thể.

Thông thường, trong suốt quá trình chỉnh nha, bệnh nhân sẽ có khoảng 20 – 40 khay niềng tùy thuộc vào mức độ sai lệch và phức tạp của hàm răng. Bệnh nhân có thể thay khay niềng tại nhà theo phác đồ điều trị của bác sĩ và sau 2- 3 tháng quay lại tái khám, kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng.

Đối với phương pháp niềng răng mắc cài, thời gian tái khám siết răng cần thực hiện đều đặn 3 – 6 tuần/lần để bác sĩ điều chỉnh dây cung phù hợp với từng giai đoạn chỉnh nha, đồng thời xử lý một số công việc liên quan khác như thay thun, thay dây cung mới, gắn lò xo, chun liên hàm,…

Định kỳ 3 – 6 tuần cần tái khám siết răng 1 lần
Định kỳ 3 – 6 tuần cần tái khám siết răng 1 lần

Lưu ý, thời gian tái khám niềng răng cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý thay đổi. Bởi vì trễ tái khám niềng răng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha và kéo dài thời gian niềng.

Ngược lại, nếu rút ngắn thời gian siết răng vì mong muốn quá trình niềng răng kết thúc sớm hơn có thể gây tình trạng tiêu xương, tăng nguy cơ răng lung lay.

IV. Quá trình siết răng được diễn ra như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trong quá trình niềng răng, cụ thể là niềng răng mắc cài, định kỳ 3 – 6 tuần bệnh nhân phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tiến hành siết răng. Quá trình siết răng khi niềng răng bằng mắc cài được thực hiện như sau:

  • Trước tiên, bác sĩ kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng, xem hướng răng dịch chuyển như thế nào.
  • Tiếp theo, tiến hành tháo dây thun và dây cung chính, thay bằng dây cung mới nhằm điều chỉnh việc tăng giảm lực siết răng. Lúc này, bác sĩ cũng xem xét đến việc sử dụng các vật dụng can thiệp khác như cục nâng khớp, lò xo hoặc chun liên hàm,…
  • Sau khi hoàn tất việc siết răng, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân kiểm tra xem dây cung có thừa ra đâm vào má hay không để điều chỉnh phù hợp và kết thúc quy trình tái khám.

V. Siết răng khi niềng có đau không?

Sau khi siết răng, cảm giác đau là không thể tránh khỏi vì mắc cài và dây cung đang tạo một áp lực lên răng để răng dịch chuyển. Thay đổi vị trí của răng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, điều này kích hoạt phản ứng viêm gây đau nhức.

Tuy nhiên, những cơn đau do siết răng thường không kéo dài, sau khoảng 3 – 5 ngày khi răng quen với áp lực từ khí cụ này mang lại, cơn đau sẽ thuyên giảm và hết hẳn. Do đó, bệnh nhân không cần phải quá lo lắng.

Đau khi siết răng là hiện tượng bình thường
Đau khi siết răng là hiện tượng bình thường

VI. Cách giảm đau sau khi siết niềng răng

Những ngày đầu sau khi siết răng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để xoa dịu cảm giác khó chịu, đau nhức:

  • Dùng gel bôi tê: Trường hợp cơn đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khiến bạn không thoải mái, có thể sử dụng những loại gel bôi tê tại chỗ không kê đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng cần có liều lượng nhất định, không nên quá lạm dụng.
  • Chườm lạnh: Chuẩn bị một túi đá chườm bên ngoài miệng trong khoảng 10 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm. Thời gian chườm lạnh không được lâu hơn thời gian khuyến cáo sử dụng vì có thể gây tổn thương mô mềm.
  • Dùng thức ăn mềm: Trong 1 – 2 ngày đầu, thức ăn mềm như súp, cháo, bún, phở, sinh tố, bột yến mạch,… cực kỳ lý tưởng, giúp giảm áp lực lên răng. Đồng thời, bạn cũng cần tránh thức ăn cứng giòn, dẻo, có độ bám dính cao nếu không muốn cơn đau thêm trầm trọng và bung tuột mắc cài.
Thức ăn mềm giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức sau khi siết răng
Thức ăn mềm giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức sau khi siết răng
  • Súc miệng bằng nước muối: Đặc tính sát khuẩn trong nước muối có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm loét phát triển. Vì vậy, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm triệu chứng đau khi khoang miệng bị trầy xước do tiếp xúc với mắc cài.
  • Sử dụng sáp nha khoa: Sáp nha khoa đóng vai trò như hàng rào ngăn cách mắc cài, dây cung tiếp xúc với má, từ đó hạn chế những tổn thương có thể xảy ra.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải kẽ, kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch vụn thức ăn trong kẽ răng.
Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Chọn kem đánh răng phù hợp: Ưu tiên lựa chọn những loại kem đánh răng chứa nồng độ fluor phù hợp hoặc kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng nhạy cảm. Không sử dụng kem đánh răng có tác dụng tẩy trắng vì chúng chứa thành phần có khả năng làm mòn men răng, tăng độ nhạy của răng.

VII. Một số lưu ý về quá trình siết niềng răng

Tùy thuộc vào phương pháp niềng răng cũng như từng giai đoạn cụ thể mà thời gian tái khám siết răng sẽ có sự khác nhau. Việc bạn cần làm là tuân thủ theo đúng lịch hẹn tái khám của bác sĩ.

Sau khi bác sĩ hoàn tất quy trình tái khám siết răng, hãy kiểm tra thật kỹ tình trạng dây cung, xem chúng có thừa ra ngoài nhiều không để được cắt ngắn, tránh làm tổn thương đến má hoặc nướu.

Trong những ngày đầu, cần có chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên những món mềm không cần nhiều lực nhai. Đồng thời hạn chế thức ăn dai cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của răng.

Hy vọng những thông tia được chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “siết răng khi niềng là gì?”. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm niềng răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close