Lấy cao răng là việc làm vô cùng cần thiết được các bác sĩ khuyến khích mỗi người nên duy trì thực hiện định kỳ để bảo vệ răng miệng toàn diện. Vậy bao lâu lấy cao răng 1 lần là tốt nhất? Lấy cao răng thường xuyên có gây ảnh hưởng gì đến răng nướu không?
I. Tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng
Cao răng (vôi răng) được hình thành do các mảng bám, vụn thức ăn thừa, cặn bẩn tích tụ xung quanh bề mặt răng, kẽ răng không được vệ sinh sạch.
Theo thời gian mảng bám này sẽ trở nên cứng chắc, vôi hóa thành cao răng đọng lại xung quanh răng, cổ răng thậm chí dưới nướu răng. Chỉ có thể loại bỏ triệt để cao răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Càng để lâu thì cao răng sẽ ngày càng hình thành dày đặc, sẫm màu. Không chỉ làm giảm thẩm mỹ hàm răng mà nó còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể rất nguy hại như:
Cao răng tích tụ quá nhiều trên răng sẽ làm cho hàm răng trông rất mất thẩm mỹ. Với đặc tính xốp, dễ bám màu từ thực phẩm ăn uống hằng ngày nên mảng bám cao răng sẽ đậm màu, ngả vàng, ngả nâu hơn so với màu răng gốc.
Nếu như thường xuyên uống nhiều cà phê, rượu vang, hút thuốc lá,… thì màu sắc cao răng sẽ đậm đen khắp bề mặt răng khiến bệnh nhân cảm thấy rất tự ti vì vẻ ngoài khi nói cười với mọi người.
Cao răng rất khó loại bỏ bằng chải răng thông thường, cùng với thành phần có chứa nhiều vi khuẩn lên men. Từ đó rất dễ sản sinh mùi hôi khó chịu ở khoang miệng cản trở rất lớn đến giao tiếp hằng ngày của bệnh nhân.
Quá nhiều cao răng trên thân răng và bên dưới nướu còn có thể khiến cho vùng nướu bị sưng tấy, chảy máu, tụt nướu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy răng trở nên ê buốt, đau nhức khó chịu trong các hoạt động ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Các vi khuẩn trong cao răng phát triển ngày càng nhiều sẽ gây nhiều bệnh lý như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho răng bị hư hỏng nặng, tụt nướu lộ nhiều chân răng, tiêu xương ổ răng, thậm chí răng dễ lung lay dẫn đến nguy cơ mất răng hàng loạt rất nguy hiểm.
Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp cao răng phát triển nghiêm trọng còn có thể gây ra các bệnh ở miệng, họng như: viêm amidan, viêm họng, lở miệng, thậm chí các vấn đề bệnh lý ở tim mạch,… khiến cho sức khỏe giảm sút đáng kể.
Từ đó có thể thấy được những tác hại do cao răng gây ra cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên, mỗi người cần hình thành thói quen đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, cạo vôi răng định kỳ nếu muốn chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả.
Việc chải răng bằng bàn chải thông thường hoàn toàn không thể nào loại bỏ được mảng bám cao răng cứng chắc. Chỉ có cạo vôi răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng mới có thể làm sạch răng tối ưu, trả lại cho bạn hàm răng sáng bóng, ngăn ngừa hôi miệng và bệnh răng miệng.
II. Khi nào nên lấy cao răng?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa Đông Nam, tốt nhất nên định kỳ 6 tháng nên đến nha khoa để thăm khám tổng quát và cạo vôi răng một lần.
Đây là khoảng thời gian thích hợp để xử lý mảng bám cao răng hình thành. Đồng thời cũng đủ thời gian cho răng và nướu có thể tái tạo lại từ lần lấy cao răng trước đó giúp việc điều trị đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, thời gian lấy cao răng còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chăm sóc cũng như tình trạng răng miệng ở mỗi người. Có những trường hợp sẽ cần lấy cao răng sớm hoặc trễ hơn. Cụ thể như sau:
- Trường hợp lấy cao răng 6 tháng/lần hoặc trễ hơn:
Bệnh nhân có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt, cao răng tái bám chậm và hình thành ít, men răng khỏe.
- Trường hợp lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần:
Với những bệnh nhân có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên dùng các món nhiều đường, nhiều tinh bột, uống nhiều bia rượu, cà phê, hút thuốc lá. Nếu không chú ý vệ sinh răng kỹ lưỡng sẽ tạo cơ hội để mảng bám tích tụ và hình thành cao răng nhanh chóng.
Lúc này thời gian lấy cao răng có thể sẽ sớm hơn và cần thông qua chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.
Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng cần phải đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ. Thông thường, tốc độ hình thành cao răng ở trẻ em có thể sẽ nhanh hơn do nhiều yếu tố như:
- Trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng hằng ngày.
- Sở thích ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas.
- Răng sữa thường ít khoáng hơn nên dễ bị vi khuẩn tấn công.
Như vậy, có thể thấy bao lâu lấy cao răng một lần còn tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng cụ thể ở mỗi người.
Tốt nhất bạn nên đến nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, tầm soát tốt các vấn đề ở răng miệng và có biện pháp khắc phục tốt nhất nếu xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
III. Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Lấy cao răng được đánh giá là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ duy trì được hàm răng sạch khỏe, sáng bóng mà còn bảo vệ răng khỏi nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Thế nhưng, không vì vậy mà lạm dụng lấy cao răng thường xuyên. Điều này có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Việc cao răng chưa hình thành nhiều mà đã thực hiện các biện pháp loại bỏ bằng các khí cụ sẽ khiến cho vùng nướu và chân răng chịu các tác động xấu, xảy ra tình trạng ê buốt, chảy máu chân răng.
Nguy hiểm hơn, nếu lấy cao răng quá nhiều có nguy cơ gây tổn thương đến men răng, dễ gây mài mòn, nứt mẻ. Lúc này răng sẽ trở nên yếu hơn, dễ bị ê nhức, nhạy cảm khi ăn uống, sinh hoạt.
Mặc dù thủ thuật cạo vôi răng khá đơn giản, không gây đau nhức hay biến chứng gì. Thế nhưng, nếu kỹ thuật của bác sĩ không đảm bảo chuẩn xác có thể gây ra các tổn thương đến răng nướu, má trong, lưỡi,…
Vì vậy, hãy chọn lựa cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín lâu năm, đảm bảo tay nghề bác sĩ giỏi, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, vô trùng sạch sẽ để cạo vôi răng một cách an toàn, nhẹ nhàng và đạt kết quả tốt nhất.
Bạn và người thân của mình bao lâu lấy cao răng 1 lần? Nếu chưa lấy cao răng lần nào hãy cố gắng sắp xếp thời gian đến nha khoa sớm để loại bỏ ngay mảng bám cao răng gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
Hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ lấy cao răng với mức chi phí tốt nhất.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?