Có bầu nhổ răng được không là vấn đề khiến nhiều thai phụ vô cùng lo lắng. Bởi trong thời gian mang thai bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trong những trường hợp hết sức cần thiết, việc nhổ răng cần phải được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và có những chỉ định phù hợp với mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Những vấn đề răng miệng mà phụ nữ mang thai thường gặp
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi đáng kể. Do đó có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng như:
1. Viêm nướu
Khi mang thai, sức đề kháng thường kém, hệ miễn dịch yếu cùng với việc vệ sinh răng không sạch sẽ. Từ đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, hình thành nhiều mảng bám dưới răng và gây viêm nướu.
Từ tháng thứ 3 của thai kỳ tình trạng viêm nướu có thể tiến triển nặng hơn. Đối với những mẹ bầu trước khi có thai đã bị viêm nướu thì triệu chứng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn khi mang thai.
2. Viêm nha chu
Khi bệnh viêm nướu không sớm chữa trị kịp thời sẽ phát triển nặng thành viêm nha chu. Căn bệnh này gây nhiều đau nhức, khó chịu cho mẹ bầu, nướu bị sưng tấy, hình thành các túi nha chu chứa đầy mủ và vi khuẩn, khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Viêm nha chu lâu ngày sẽ làm cho các mô nâng đỡ của răng bị phá hủy, răng dễ bị lung lay, tiêu xương ổ răng, rụng răng và thậm chí bị nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Sâu răng
Sâu răng trong quá trình mang thai rất dễ gặp phải ở nhiều thai phụ. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ axit trong khoang miệng tăng do nôn nghén, thường xuyên ăn uống thực phẩm có nhiều đường, thai phụ không vệ sinh răng cẩn thận,….
4. Mòn men răng
Ốm nghén, buồn nôn và nôn nhiều, trào ngược dạ dày trong khi mang bầu sẽ làm cho lượng axit trong khoang tăng lên khiến cho men răng bị ăn mòn dần.
Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Các vấn đề bệnh lý răng miệng trong giai đoạn mang thai gây nhiều tác động không tốt cho thai nhi.
Khi mang thai nếu mắc các bệnh lý răng miệng sẽ khiến bà bầu bị đau nhức, ê buốt răng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và cảm thấy rất chán ăn. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.
Hậu quả là cơ thể mẹ bầu thường bị suy nhược, trẻ sinh ra bị nhẹ cân và có hệ miễn dịch kém,….
Không những vậy, các triệu chứng đau nhức răng, chảy máu răng, sưng lợi, răng nhạy cảm,… làm cho mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, tinh thần căng thẳng sẽ làm sản sinh ra loại hóa chất có tên là prostaglandin gây kích thích dẫn đến chuyển dạ sớm.
Do đó, mẹ bầu nếu có các bệnh lý răng miệng thường có nguy cơ bị sinh non, sảy thai, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, thậm chí nguy cơ bị băng huyết cao hơn so với bình thường.
Vì sao phụ nữ mang thai thường mắc bệnh lý về răng
Phụ nữ mang thai thường dễ mắc các bệnh lý về răng là do các nguyên nhân như:
1. Thay đổi hormone trong cơ thể
Khi mang bầu, lượng hormone trong cơ thể thay đổi đáng kể khiến cho khả năng đề kháng vi khuẩn của cơ thể trở nên kém đi, dễ xuất hiện các dấu hiệu nướu sưng, chảy máu, răng ê buốt.
2. Thiếu hụt canxi
Hàm lượng canxi trong cơ thể luôn có sự biến đổi liên tục và có xu hướng bị giảm đi so với bình thường. Thai nhi ở tuần thứ 8 – 9 đang phát triển mạnh về hệ xương. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương sẽ được lấy từ cơ thể của mẹ bầu.
Do đó, nếu lượng canxi từ thức ăn cung cấp không đủ, cơ thể sẽ tự chuyển hóa canxi từ hệ xương của mẹ bầu sang cho bé. Các mô xương răng ở hàm trên và hàm dưới sẽ là bộ phận bị tác động nhiều nhất. Từ đó làm cho răng dễ bị suy yếu, dễ hư hại và phát sinh các bệnh lý răng miệng.
3. Chế độ ăn uống
Mẹ bầu thường nhanh đói và ăn nhiều tinh bột và các món ăn ngọt nhiều đường sẽ làm gia tăng mảng bám trên răng. Từ đó có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
4. Giảm bài tiết nước bọt
Trong giai đoạn thai kỳ, tuyến nước bọt trong cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ men răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Do đó, lượng nước bọt tiết ra giảm khiến mẹ bầu luôn cảm thấy bị khô miệng và gia tăng nguy cơ bị sâu răng cao hơn bình thường.
Phụ nữ nhổ răng khi mang thai có được không?
Các bác sĩ cho biết, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc can thiệp điều trị liên quan đến răng miệng. Trong khi mang thai vẫn có thể nhổ răng sau khi đã được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe và có những chỉ định phù hợp với mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Khi răng bị hư hỏng quá nặng, bắt buộc phải nhổ răng. Thai phụ nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị mới đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Thời điểm nhổ răng lý tưởng
Thời điểm nhổ răng an toàn phù hợp nhất cho mẹ bầu là ở tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ. Đây là một thời điểm dễ chịu nhất để mẹ đi khám răng vì thai nhi đã ổn định và mẹ di chuyển còn dễ dàng.
Từ tháng thứ 7 trở đi, chỉ nên nhổ răng trong trường hợp răng có bệnh lý nghiêm trọng như áp xe răng, viêm chóp răng, viêm tủy cấp tính,…. Vì trong giai đoạn này, bụng mẹ đã to lên nhiều, việc nằm ngửa quá lâu trên ghế nhổ răng có thể làm cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi.
Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ
Trong giai đoạn thai kỳ, để chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý các vấn đề sau đây:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi,…
– Hạn chế các món ăn nhiều đường và tinh bột vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng, viêm tủy và tình trạng tiểu đường thai kỳ.
– Tránh ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm răng bị kích thích gây đau nhức.
– Uống nhiều nước lọc mỗi ngày là giải pháp tốt nhất để tăng tuyến nước bọt ngăn ngừa các bệnh lý sâu răng gây ra.
– Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng,
– Sau khi nôn nghén nên súc miệng lại với nước sạch loại bỏ nước bọt chứa axit có khả năng mòn men răng.
– Khi đánh răng nên chọn loại bàn chải lông mềm và loại kem đánh răng phù hợp để tránh làm tổn thương răng.
– Khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần tại những nha khoa uy tín để kiểm soát được tình trạng răng miệng. Lấy cao răng 6 tháng/lần sẽ giúp phòng ngừa sâu răng, chảy máu chân răng và viêm lợi.
Các phương pháp giảm đau tại nhà
Trong trường hợp chưa thể thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ nha khoa, mẹ bầu có thể sử dụng kết hợp các mẹo dưới đây để giảm đau tại nhà:
– Sử dụng nước muối ấm để làm sạch răng miệng hằng ngày. Hoặc có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dùng muối ăn pha loãng. Nên ngậm thêm nước muối ấm khoảng 3 – 5 phút để làm sạch hiệu quả, giảm đau tốt hơn.
– Có thể rửa sạch tay, rồi dùng ngón tay mát-xa nhẹ nhàng vùng răng bị đau. Thao tác mát-xa sẽ giúp tác động nhẹ nhàng để các tinh thể muối thẩm thấu vào vùng niêm mạc bị viêm nhiễm. Từ đó sẽ làm giảm đau nhanh, hiệu quả hơn.
– Giã nhỏ gừng hoặc tỏi rồi trộn thêm một ít muối đặt lên vị trí răng bị sâu, viêm nhiễm. Hoặc lấy đá vào túi chườm bên ngoài má tại vùng răng đau, mức độ đau nhức sẽ giảm đáng kể.
– Trong một số ít trường hợp, nếu răng bị viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ tiến hành làm những thủ thuật vệ sinh vùng viêm nhiễm, sau đó kê toa thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu với liều lượng phù hợp khi đã kiểm tra kỹ lưỡng.
Thông qua những thông tin trên, hi vọng các thai phụ đã biết được có bầu nhổ răng được không. Mọi giải pháp điều trị cần có sự chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề nhổ răng và các bệnh lý răng miệng cần được giải đáp hãy gọi đến tổng đài 19007141. Hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam ở cơ sở gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Bảng giá nhổ răng không đau tại Nha Khoa Đông Nam
- Bị viêm nướu sau khi nhổ răng và cách xử lý
- Nhổ răng cấm trẻ em có sao không?
- Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Xem thêm răng miệng bà bầu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?