khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào thì cần đến nha sĩ

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào thì cần đến nha sĩ là điều khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi con của mình đến thời điểm thay răng. Bởi việc nhổ răng sữa đúng thời điểm, đúng cách sẽ đảm bảo hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này mọc lên đều đẹp, tránh xảy ra tình trạng sai lệch.

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào thì cần đến nha sĩ
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào thì cần đến nha sĩ

I. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Răng sữa thường xuất hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi và mọc hoàn thiện vào lúc trẻ tầm 30 – 33 tháng tuổi với tổng cộng 20 chiếc răng chia đều cho cả hai hàm.

Thực tế, răng sữa chỉ là những chiếc răng tạm thời chỉ tồn tại trên cung hàm vài năm là sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thời gian nhổ răng sữa sẽ phụ thuộc nhiều vào mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới.

Cho đến khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc đẩy ngược lên trên sẽ khiến cho chân răng sữa dần tiêu biến, dần lung lay và rụng đi.

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng, vị trí của răng nhất định. Nhìn chung với các răng cửa sữa lung lay trong vài ngày và răng hàm sữa lung lay khoảng 1 tuần là có thể tiến hành nhổ được.

Hãy chờ đến khi răng của trẻ lung lay nhiều, chân răng bị đứt gần hết mới nhổ để giảm các cảm giác đau cho trẻ và ít chảy máu hơn.

Không nên nhổ răng sữa quá sớm vì có thể gây ra các ảnh hưởng nguy hại, dễ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn. Điều này có nguy cơ làm răng vĩnh viễn mọc lên bị sai lệch khiến cho hàm răng của trẻ trông mất thẩm mỹ, lệch khớp cắn gây nhiều cản trở trong vấn đề ăn nhai, phát âm.

Trong nhiều trường hợp có thể sẽ phải nhổ răng sữa ngay khi có dấu hiệu lung lay hoặc chưa bị lung lay nếu đã có dấu hiệu răng vĩnh viễn mọc bên dưới. Bên cạnh đó, nếu răng sữa lung lay gây cảm giác đau nhức, sưng viêm dữ dội thì cũng cần nhổ sớm để tránh nguy cơ xảy ra nhiễm trùng.

Cần nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm
Cần nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm

II. Răng mới lung lay có nên nhổ không?

Răng sữa có chức năng quan trọng đối với việc ăn nhai, hấp thụ dinh dưỡng hằng ngày. Đồng thời răng sữa còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát âm ở trẻ.

Không chỉ vậy, những chiếc răng sữa còn có chức năng định hướng, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên được thẳng hàng, đều đặn. Nếu như nhổ răng sữa không đúng thời điểm có thể phát sinh nhiều vấn đề nguy hại như:

Mất định hướng của răng vĩnh viễn. Điều này khiến răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ không đảm bảo đúng vị trí dẫn đến tình trạng lệch lạc, sai khớp cắn. Hàm răng của trẻ sẽ trở nên mất thẩm mỹ, thậm chí ăn nhai cũng gặp nhiều trở ngại.

Răng sữa mất sớm mà răng vĩnh viễn chưa mọc lên còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ, có thể làm trẻ chậm phát âm, thậm chí bị nói ngọng.

Với những tác hại nguy hiểm kể trên, khi răng sữa của trẻ có dấu hiệu lung lay. Tốt hơn hết phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và xác định xem có nhổ răng được hay chưa.

Trong các trường hợp răng sữa bị lung lay kèm theo các bệnh lý sâu răng, viêm tủy nghiêm trọng thì sẽ được chỉ định nhổ bỏ sớm. Điều này sẽ giúp tránh viêm nhiễm có thể lây lan làm ảnh hưởng không tốt cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Nhổ răng sữa sớm có thể ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này
Nhổ răng sữa sớm có thể ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này

III. Thứ tự thay răng sữa ở trẻ nhỏ

Khi trẻ được 6 – 7 tuổi sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Theo quy luật tự nhiên thì răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Vậy nên răng cửa sữa ở hàm dưới sẽ được thay thế khi trẻ lên 6 tuổi.

Thứ tự thay răng sữa ở 2 hàm cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút, cụ thể:

  • Răng hàm trên sẽ thay theo thứ tự đó là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn.
  • Đối với răng ở hàm dưới có thứ tự là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Răng vĩnh viễn sẽ mọc lên tương xứng với răng sữa đã rụng cho đến khi 12 tuổi sẽ hoàn thiện với hàm răng với tổng cộng 28 chiếc chia đều ở 2 cung hàm.

Trong đó răng số 6 là răng vĩnh viễn mọc lên đầu tiên và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Đây là chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng của cung hàm nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng gây mất răng.

Ngoài ra, mỗi người sẽ trải qua quá trình mọc răng khôn khi bước sang giai đoạn 18 – 25 tuổi. Tùy theo từng cơ địa mà có người sẽ mọc 1, 2, 3 hoặc đầy đủ cả 4 răng khôn ở vị trí cuối cùng của mỗi cung hàm.

Thế nhưng, khi răng khôn mọc lên cũng là lúc cung hàm đã phát triển ổn định, chỗ trống còn lại khá ít nên chiếc răng này thường rất dễ mọc sai lệch và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do không có chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai quan trọng trên cung hàm. Vì vậy khi răng khôn mọc lên không đúng vị trí đều được bác sĩ chỉ định nhổ sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa các ảnh hưởng nguy hại có thể xảy ra.

Thứ tự thay răng sữa ở trẻ nhỏ sẽ diễn ra như sau:

  • Từ 6-7: thay 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới.
  • 7 tuổi: thay 2 răng cửa giữa hàm trên.
  • Từ 7-8 tuổi: thay 2 răng cửa bên hàm dưới (răng số 2).
  • 8 tuổi: thay 2 răng cửa bên hàm trên.
  • 9-10 tuổi: thay 2 răng hàm số 4 hàm dưới.
  • 10-11: tuổi thay 2 răng nanh hàm dưới.
  • 11 tuổi: thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.
  • 11-12 tuổi: thay 2 răng hàm số 4 hàm trên và 2 răng nanh (răng số 3) hàm dưới.
  • 12 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.

Bạn có thể quan sát hình ảnh minh họa bên dưới đây để hình dung một cách chi tiết nhất:

Thứ tự thay răng sữa ở trẻ
Thứ tự thay răng sữa ở trẻ

IV. Nhổ răng sữa như thế nào là đúng cách?

Thông thường, nhiều bậc phụ huynh thường tự tìm đến các biện pháp nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ như: dùng chỉ nhổ răng, dùng tay nhổ răng, thậm chí dùng các vật dụng có thể kẹp vào răng để tự nhổ,…

Tuy nhiên, các cách nhổ răng tại nhà không được khuyến khích thực hiện. Bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

Sót chân răng, chảy máu kéo dài, gây các tổn thương cho mô mềm và xương hàm.

Nhổ răng sữa sai cách có thể làm cho trẻ bị đau nhức dữ dội, hình thành tâm lý ám ảnh và sợ hãi cho trẻ trong những lần nhổ răng tiếp theo.

Không đảm bảo được vấn đề vệ sinh, vô trùng rất dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Nhổ răng sữa sai kỹ thuật, sai thời điểm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này khiến hàm răng của trẻ mọc lệch lạc.

Nhổ răng sữa tại nhà dễ gây chảy nhiều máu
Nhổ răng sữa tại nhà dễ gây chảy nhiều máu

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, phụ huynh nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và nhổ răng sữa đúng kỹ thuật. Nhổ răng tại nha khoa vẫn là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất trong mọi trường hợp.

Thực hiện nhổ răng sữa tại nha khoa sẽ mang lại được nhiều ưu điểm, phòng tránh tối đa các biến chứng phát sinh.

Các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng cụ thể cho trẻ. Nếu chưa đủ điều kiện để nhổ răng bác sĩ sẽ hẹn thời gian phù hợp hơn.

Nhờ vào kinh nghiệm dày dặn bác sĩ sẽ luôn biết cách trấn an tinh thần để trẻ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn trong suốt quá trình nhổ răng.

Quy trình nhổ răng tại nha khoa luôn được đảm bảo đúng tiêu chuẩn, môi trường phòng nha, dụng cụ, trang thiết bị đều được khử trùng, sát khuẩn tuyệt đối nên hoàn toàn không phải lo ngại vấn đề viêm nhiễm.

Công nghệ nhổ răng hiện đại sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng đau nhức cũng như chảy máu, thời gian thực hiện nhanh chóng, không làm trẻ khó chịu quá nhiều.

Chi phí nhổ răng sữa cũng không quá tốn kém. Thậm chí hiện nay tại nhiều cơ sở nha khoa còn hỗ trợ nhổ răng sữa miễn phí nên phụ huynh không phải lo ngại quá nhiều về vấn đề này.

Đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng sữa an toàn, hiệu quả
Đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng sữa an toàn, hiệu quả

V. Những lưu ý khi nhổ răng sữa

Trước khi đưa trẻ đi nhổ răng phụ huynh nên giải thích sơ bộ với trẻ về vấn đề thay răng là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Răng sữa nhổ đi thì sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế ngay sau đó.

Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý thoải mái, giới thiệu về công việc của bác sĩ nha khoa, quy trình nhổ răng thế nào, các dụng cụ nha khoa, trấn an việc nhổ răng hoàn toàn nhẹ nhàng, không đau gì nhiều để trẻ dễ dàng phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình nhổ răng.

Bản thân phụ huynh cũng cần hiểu rõ được các vấn đề xoay quanh nhổ răng sữa cho trẻ như: thời gian phù hợp, tình trạng răng của trẻ, chọn lựa trung tâm nha khoa uy tín,…

Có thể chuẩn bị thêm túi chườm, bông gạc y tế, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau (theo chỉ định của bác sĩ),… để khi cần thiết có thể dùng ngay giúp cầm máu, giảm đau cho trẻ sau nhổ răng được tốt hơn.

Chú ý chọn nha khoa uy tín
Chú ý chọn nha khoa uy tín

VI. Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?

Nếu như trẻ gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám ngay:

  • Răng sữa bị sâu hỏng.
  • Răng sữa rụng đi nhưng răng vĩnh viễn mọc lên không đúng vị trí.
  • Răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi.
  • Răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lên trước khi răng sữa có dấu hiệu lung lay và rụng đi.
  • Răng sữa bị lung lay do chấn thương, tai nạn.
  • Mất răng sữa sớm do các bệnh lý, chấn thương, va đập mạnh.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào thì cần đến nha sĩ. Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Xem thêm nhổ răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close