Bệnh viêm nha chu ở trẻ em – Khi nướu răng của trẻ có dấu hiệu bị sưng phồng, có màu tím thẫm hoặc đỏ thẫm, mềm và dễ chảy máu khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài như đánh răng, ăn uống… bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời vì rất có thể trẻ đã bị viêm nha chu.
1. Các biến chứng của bệnh viêm nha chu ở trẻ em
Nha chu là tên gọi của các mô xung quanh răng, bao gồm: nướu, cement răng, dây chằng và xương ổ răng. Chúng có chức năng nâng đỡ và cố định răng vào xương hàm.
a) Các giai đoạn phát triển của bệnh nha chu
Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm của các mô nha chu, thường phát triển qua 4 giai đoạn:
➣ Giai đoạn 1: Xuất hiện các mảng bám và cao răng trên bề mặt răng
Vôi răng là một lớp màng dính có màu vàng sậm, nâu hoặc đen, bám cứng chắc trên bề mặt răng. Vi khuẩn sống trong vôi răng và độc tố mà chúng tiết ra có thể làm cho nướu bị kích ứng, sưng đỏ.
➣ Gia đoạn 2: Viêm nướu
Nướu răng bị viêm có màu đỏ thẩm hoặc tím thẩm, mềm và có phần nhạy cảm hơn trước, dễ chảy máu khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài như đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa…
➣ Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu
Nướu bị viêm sẽ sưng phồng và dần tách ra khỏi răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công các mô nha chu bên dưới, hình thành các túi nha chu chứa đầy mủ và vi khuẩn, khiến cho miệng có mùi hôi khó chịu.
➣ Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng, răng lung lay
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm cho các mô nha chu bị tổn thương và tiêu dần đi, làm cho răng bị lung lay, xô lệch, thậm chí là rụng đi.
b) Biến chứng của bệnh nha chu
Không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ, các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn trong khoang miệng có thể di chuyển đến các bộ phận của cơ thể thông qua dòng máu, gây hại cho sức khỏe toàn thân của bệnh nhân.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6 và có khoảng 20 chiếc răng sữa trong 30 tháng đầu.
Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này, đồng thời còn giúp các bé phát âm bình thường và không bị ngọng.
Khi bị nha chu, răng sữa của bé sẽ bị lung lay, thậm chí là rụng sớm đi nếu không được điều trị kịp thời, gây khó khăn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Trường hợp trẻ mắc bệnh nha chu sau khi đã thay răng vĩnh viễn, nếu không được điều trị kịp thời, lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy, làm tiêu xương ổ răng. Về lâu dài sẽ khiến răng bị lung lay và cuối cùng là mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không sâu. Các răng vĩnh viễn bị mất sẽ không tự mọc lại.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân
Tình trạng nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu ít nhiều đều làm cho trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu, dẫn đến việc ăn không ngon miệng hoặc chán ăn. Song song với đó, vi khuẩn gây ra bệnh nha chu trôi theo thức ăn xuống dạ dày của người bệnh và gây hại cho hệ tiêu hóa.
Không những thế, vi khuẩn trong khoang miệng có thể xâm nhập vào mạch máu thông qua các điểm chảy máu ở nướu và theo dòng máu đến gây hại cho hệ tim mạch và các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, vi khuẩn trong khoang miệng còn có thể xâm nhập vào phổi, từ đó làm các bệnh về đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Điều trị bệnh viêm nha chu ở trẻ
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng. Chính vì thế, để điều trị triệt để bệnh nha chu, đầu tiên nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng cho trẻ. Sau đó, tùy theo tình trạng của bé, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp viêm nhiễm đã lây lan sang các mô xung quanh và xuất hiện các túi nha chu, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ ổ vi khuẩn và đánh bóng mặt răng cho trẻ.
Nếu diễn biến của bệnh quá nặng, không thể giữ lại răng, nha sĩ có thể phải nhổ bỏ răng để tránh lây lan cho các răng bên cạnh.
Trong thời gian điều trị bệnh nha chu, trẻ cần được vệ sinh răng miệng tốt và hạn chế sử dụng các loại thức ăn có tính axit hoặc hàm lượng đường cao như bánh kẹo, nước ngọt có gas…
3. Phòng ngừa bệnh viêm nha chu ở trẻ em
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu ở trẻ là chăm sóc răng và nướu đúng cách.
Điều này bao gồm hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 phút bằng kem đánh răng có chứa fluor và bàn chải đánh răng có lông mềm.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa cũng hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp cho bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe răng miệng của bé và kịp thời phát hiện và loại bỏ các mầm bệnh.
Trên đây là những thông tin cần biết về các biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm nha chu ở trẻ. Nếu cần thêm thông tin về bệnh lý răng miệng này, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?