khuyến mãi 30/4 - 1/5

Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Viêm Nướu Ở Trẻ Em

Viêm nướu răng là một loại bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biết được những dấu hiệu trẻ bị viêm lợi sẽ có cách phòng ngừa hợp lý và phương pháp điều trị hiệu quả.

Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Viêm Nướu Ở Trẻ Em
Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Viêm Nướu Ở Trẻ Em

Viêm nướu răng là gì?

Viêm nướu răng là tình trạng gần như phổ biến ở trẻ em, điều này thể hiện sự nhiễm trùng ở những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Viêm nướu răng có thể khu trú ở gai nướu, viền nướu răng, hay một nhóm răng ở một cung hàm hay hai hàm.

Viêm nướu răng là gì?
Viêm nướu răng là gì?

Bệnh viêm nướu răng này có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau,ban đầu sẽ sưng đau nướu, mềm bở và chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng, tím xám. Đồng thời bề mặt sẽ trở nên trơn láng, dễ chảy máu khi đánh răng.

Nên các bậc phụ huynh cần chú ý việc phát hiện ra bệnh càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ giúp cho trẻ giữ gìn hàm răng tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi

Nguyên nhân chủ yếu và đầu tiên gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ chính là quá trình vệ sinh răng miệng không được chú trọng, thức ăn còn tồn đọng trong kẽ răng. Đặc biệt là khe nướu, vị trí tiếp giáp giữa chân răng và nướu, gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức khó chịu.

trẻ bị sưng lợi
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ là do quá trình vệ sinh răng miệng chưa sạch

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là một tác nhân rất lớn góp phần khiến trẻ bị viêm lợi: hay ăn vặt, thích ăn nhiều loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh,… nhiều bé còn có thói quen ăn uống trước khi đi ngủ mà không chải răng.

Các tổn thương do thường xuyên nhai thức ăn cứng, đánh răng mạnh tay, dùng tăm tre nhọn xỉa răng,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm nướu.

Ngoài ra, trẻ bị viêm lợi còn có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như: suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất, tác dụng phụ của việc dùng thuốc,…

Các giai đoạn của bệnh viêm lợi

Bệnh viêm lợi thường chuyển biến qua 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Lợi có dấu hiệu sưng phồng lên, màu sắc tại vị trí này cũng đỏ đậm hơn so với phần nướu khỏe mạnh. Thời điểm này, lợi rất dễ chảy máu, đặc biệt là khi thực hiện thao tác chải răng hằng ngày. Đồng thời cũng sinh ra những cơn đau nhức khó chịu.

Song phần nướu vẫn bám chắc vào chân răng. Giai đoạn này, xương và các mô xung quanh khác vẫn chưa bị tổn thương nhiều nên người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày.

viêm lợi ở trẻ em
Giai đoạn đầu của viêm lợi phần nướu sẽ sưng phồng và ửng đỏ

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn mà lợi đã bị viêm trong một thời gian dài nhưng không được điều trị kịp thời. Lúc này, lợi có khả năng tụ mủ, không còn bám chắc vào trong chân răng.

Điều này tạo nên khoảng trống giữa nướu và răng, khiến mảnh vụn thức ăn dễ rơi rớt vào và hình thành vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Các vi khuẩn này sẽ tiết ra độc tố không chỉ gây hại cho nướu mà còn làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng.

bé bị viêm lợi
Viêm nướu sang giai đoạn hai sẽ có dấu hiệu tụ mủ

Lúc này, nướu sẽ thường xuyên chảy máu hơn, hơi thở có mùi hôi. Và lâu ngày, nướu còn có dấu hiệu tụt xuống, làm lộ chân răng, lúc này răng không còn chỗ bám cố định sẽ bị lung lay, thậm chí là gãy rụng.

Các loại viêm lợi mà trẻ thường mắc phải

Bệnh viêm lợi ở trẻ được chia thành 5 loại cơ bản dựa trên tác nhân gây bệnh.

Viêm lợi thông thường: Đây là viêm lợi phổ biến nhất ở trẻ. Tình trạng này thường xuất phát từ quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng.

Viêm lợi thông thường chỉ mang tính chất tạm thời. Do đó chỉ cần để ý và thay đổi một chút những thói quen xấu của con là đã có thể khắc phục tốt.

bé bị viêm lợi bôi thuốc gì
Viêm nướu thông thường chỉ mang tính chất tạm thời

Viêm lợi do các bệnh về máu: Với những trẻ có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến máu thì sẽ tăng nguy cơ viêm lợi. Bệnh viêm nướu xuất phát từ nguyên nhân này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Viêm lợi do vi khuẩn: Chủ yếu là vi khuẩn Herpes gây ra. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở trẻ thuộc nhóm tuổi từ 2 – 5 tuổi và có hệ miễn dịch kém.

Viêm lợi do dùng thuốc: Khi trẻ dùng một vài loại thuốc kháng sinh sẽ gây ra tác dụng phụ, điển hình là viêm lợi. Với trường hợp này, viêm lợi cũng chỉ mang tính chất tạm thời.

Viêm lợi loét hoại tử: Là tình trạng mà vi khuẩn, virus xâm nhập ngày càng sâu vào nướu gây tình trạng viêm nhiễm nặng nề, mô mềm bị phá hủy ở mức độ nặng và quy mô lớn hơn.

Triệu chứng viêm lợi ở trẻ nhỏ

Giai đoạn đầu trẻ bị viêm lợi sẽ có dấu hiệu sưng nhẹ ở vị trí viền và gai nướu. Nếu nướu khỏe mạnh thường có màu hồng thì khi bị viêm sẽ chuyển sang ửng đỏ.

Và tùy vào mức độ nặng nhẹ mà dấu hiệu sưng phồng, màu sắc nướu sẽ khác nhau. Đồng thời còn kèm theo đau nhức.

bé bị sưng lợi
Đau nhức là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Nướu chạm vào thấy mềm, không còn cứng chắc giống như những phần nướu khỏe mạnh.

Trẻ dễ bị chảy máu chân răng, đặc biệt là khi đánh răng. Nhiều trường hợp còn xuất hiện vết loét ở mô mềm trong khoang miệng.

Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu do nướu đã tích tụ mủ.

Do viêm nướu gây đau nhức nên một số trẻ còn có biểu hiện chán ăn, ăn ít hơn bình thường, thậm chí là bỏ bữa.

Tác hại của viêm nướu răng ở trẻ

Trẻ bị viêm lợi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng.

Nướu sưng viêm gây hiện tượng đau rát khó chịu, điều này làm cản trở nghiêm trọng đến quá trình ăn nhai, lâu ngày sẽ khiến cơ thể suy nhược.

Đặc biệt, ở những tình trạng viêm lợi dẫn đến tụt nướu, chân răng lộ ra ngoài, khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn nhai thức ăn nóng lạnh.

Với những trường hợp trẻ đang còn răng sữa, viêm nướu nếu không điều trị sớm làm tăng nguy cơ răng bị gãy rụng. Vì răng sữa và răng vĩnh viễn có gắn bó mật thiết với nhau nên răng sữa rụng sớm sẽ dễ dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch.

viêm lợi trẻ em
Tăng nguy cơ trẻ bị mất răng sớm

Còn với những trẻ đã thay răng thì có thể gây ra tình huống mất răng vĩnh viễn sớm.

Bệnh quá nặng không điều trị kịp thời còn gây ra biến chứng viêm xương chân răng, tiêu xương hàm, tụt nướu.

Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em

Trẻ bị viêm lợi điều trị sao cho hiệu quả là lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh. Răng và nướu của trẻ rất dễ tổn thương, và khi tổn thương thì lại rất khó phục hồi, đặc biệt là ở giai đoạn nướu đã không còn bám chắc vào răng.

Do đó, ngay khi còn xuất hiện những dấu hiệu của bệnh viêm nướu, bạn nên nhanh chóng tiến hành điều trị, tránh trường hợp để nướu gây ra nhiều biến chứng thì mới đưa đi khám.

Lúc này, nguy cơ mất răng là rất cao. Đồng thời, khả năng phục hồi nướu lại như ban đầu sẽ mất nhiều chi phí và thời gian.

Phụ huynh cần lưu ý, khi con bị viêm nướu không nên tự ý mua thuốc điều trị bên ngoài. Vì những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng tạm thời, không điều trị được tận gốc, khiến bệnh âm ỉ kéo dài.

Khi thực hiện thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát răng miệng cho trẻ. Từ đó đánh giá về mức độ tổn thương của nướu và những biến chứng (nếu có). Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

viem loi o bé
Nên đưa con đến nha khoa để thăm khám khi bị viêm lợi

Trước tiến, bác sĩ tiến hành làm sạch cao răng cho trẻ để loại bỏ tác nhân gây ra bệnh viêm lợi.

Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hoặc có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Trường hợp con đã mọc răng vĩnh viễn và nướu bị tổn thương nghiêm trọng không thể khôi phục, bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một mô nướu khỏe mạnh đắp lên phần mô nướu bị hỏng.

Một thời gian, phần mô nướu này sẽ tích hợp chắc chắn vào răng. Nhờ đó mà ngăn ngừa được tình trạng ê buốt răng. Đồng thời cải thiện được thẩm mỹ, lấy lại nụ cười tự tin.

Bài thuốc chữa viêm lợi ở trẻ

Nếu trẻ bị viêm lợi xuất phát từ yếu tố chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày không đúng cách, bạn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian chữa viêm nướu tại nhà sau:

Mật ong: Trong mật ong có chứa các thành phần kháng khuẩn cao, do đó mà nguyên liệu này được nhiều người khuyên dùng khi điều trị viêm lợi tại nhà. Bạn chỉ cần dùng tăm bông lấy một ít mật ong rồi thoa lên vùng nướu bị viêm của con, kiên trì sử dụng trong 5 – 7 ngày sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Hoặc bạn cũng có thể dùng mật ong pha với hoa hồi và quế để bé súc miệng hằng ngày. Phương pháp này vừa có tác dụng trong việc điều trị tình trạng nướu sưng viêm vừa giúp loại bỏ chứng hôi miệng hiệu quả.

viêm lợi ở trẻ
Mật ong là một trong những bài thuốc điều trị viêm lợi tại nhà hiệu quả

Lá lốt: Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Trong lá lốt chứa hàm lượng lớn tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm cao.

Do đó, bạn chỉ cần lấy một ít lá lốt giã nát với muối ăn rồi lọc qua rây lấy phần nước cốt. Dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp này và bôi lên vị trí nướu bị sưng đau. Thực hiện đều đặn 2 – 3 ngày bạn sẽ thấy thuyên giảm rõ rệt.

Lá trầu không: Tương tự như lá lốt, lá trầu không cũng có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn cao. Đồng thời đây còn là nguyên liệu phổ biến và dễ tìm nên rất được ưa chuộng trong việc điều trị sưng lợi tại nhà.

Lấy 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi với nước. Bạn dùng nước này để con súc miệng hằng ngày. Lưu ý, khi súc miệng nên ngậm từ 3 – 5 phút để tình trạng sưng viêm được cải thiện tốt hơn.

Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em

Vệ sinh răng miệng được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh viêm nướu ở trẻ. Cần đảm bảo rằng, những mảng bám thức ăn hằng ngày được loại bỏ tốt trong quá trình đánh răng.

Và để làm được điều này, bạn cần hướng dẫn con cách chải răng đúng cách, khoa học. Trước tiên cần chọn loại bàn chải lông mềm, sau đó thực hiện đánh nhẹ kiểu hình vòng tròn theo chiều dọc của răng. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng làm sạch và hạn chế gây tổn thương nướu.

Tập cho con hình thành thói quen dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.

bệnh viêm lợi ở trẻ em
Tập cho con hình thành thói quen chăm sóc răng miệng

Phụ huynh nên lưu ý chọn nước súc miệng và kem đánh răng chứa nồng độ fluor thích hợp với từng độ tuổi của con để không làm hại đến men răng.

Hạn chế đồ ăn vặt hoặc thực phẩm, nước uống nhiều đường trước khi đi ngủ. Trường hợp con uống sữa vào ban đêm, mẹ nên cho con súc miệng hoặc uống ít nước lọc.

Chế độ ăn uống hằng ngày của con cần có sự cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

Đưa trẻ đến nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để được kiểm tra và lấy cao răng.

Trẻ bị viêm lợi nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, ngay từ ban đầu phụ huynh nên hướng dẫn con cách phòng ngừa hợp lý.

Trường hợp thấy con có dấu hiệu của bệnh viêm lợi hãy đưa bé đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close