Câu hỏi: ” Thưa bác sĩ! Cháu tên là Hoa, năm nay 25 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Nay cháu bị áp xe răng gây nên những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Cháu thắc mắc bị áp xe răng nên uống thuốc gì. Cảm ơn bác sĩ. “
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Hoa! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trung tâm Nha Khoa Đông Nam. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân gây nên áp xe răng
Có nhiều nguyên nhân gây áp xe răng, trong đó lý do chính là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không khoa học, vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và phát triển. Một khi áp xe răng xảy ra thì vùng răng miệng có những dấu hiệu như sau:
+ Hơi thở có mùi hôi, khó chịu, ngại giao tiếp với người xung quanh.
+ Vùng nướu răng bị viêm, sưng tấy, ửng đỏ và mưng mủ.
+ Răng nhạy cảm với thức ăn quá chua, quá lạnh hay quá nóng.
+ Ở cổ và hàm nổi hạch.
+ Khi nhai, cắn thức ăn có cảm giác đau, thậm chí đau khi không có lực tác động.
+ Hàm trên, hàm dưới bị sưng.
+ Có thể kèm theo triệu chứng sốt.
Một khi áp xe răng không chữa trị kịp thời, cứ phó mặc và không hề quan tâm sẽ dẫn tới chứng viêm nha chu, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sau này, gây nên những hậu họa không mong muốn: viêm nhiễm mô cơ nướu, bệnh sâu răng ngày càng nặng hơn (áp xe răng xảy ra có thể do sâu răng), phá vỡ cấu trúc răng hàm, ảnh hưởng tới chức năng nhai, ăn uống, thậm chí gây mất răng.
2. Bị áp xe răng nên uống thuốc gì?
Thông thường, các bác sĩ tại trung tâm nha khoa sẽ thăm khám, tư vấn và đưa ra lộ trình điều trị chứng áp xe răng. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch các mảng bám vôi răng mắc kẹt ở kẽ chân răng, thân răng và chân nướu và sau đó sẽ kê toa đơn thuốc để điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, một vài bạn lại thắc mắc bị áp xe răng nên uống thuốc gì. Bị áp xe răng có thể dùng loại thuốc kháng sinh Erythromycin, thuốc giảm đau đồng thời kết hợp sử dụng nước súc miệng có tác dụng làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để theo đúng liều lượng, đừng tự tiện tự ra quầy thuốc mua uống.
– Nếu bị áp xe nhẹ: bác sĩ sẽ tiến hành cạo sạch vôi, mảng bám răng.
– Nếu bị áp xe nặng ảnh hưởng tới sự tồn tại của răng, nhiều lúc phải rụng vĩnh viễn, phải trồng răng Implant.
Tuy nhiên, khi bạn phát hiện răng miệng có dấu hiệu áp xe phải tới nha sĩ ngay lập tức để thăm khám, tư vấn không được để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sau này.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ xin gửi đến bạn Hoa, nếu còn vấn đề nào thắc muốn giải đáp bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra lộ trình điều trị cụ thể cho bạn.
Tại Nha khoa Đông Nam bạn sẽ được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
➣ Xem thêm: Chi phí điều trị áp xe bao nhiêu tiền?
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Chảy máu chân răng dấu hiệu ung thư
- Răng khôn số 8 biến chứng gây áp xe có nguy hiểm không?
- Bị tụt lợi có bọc sứ được không?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
- Bệnh tiểu đường có trồng răng được không?
- Bệnh viêm lợi ở người lớn
- Bị bệnh lở miệng do thiếu vitamin gì bổ sung vitamin khỏi không?
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?