Bệnh tiểu đường có trồng răng được không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Vì người bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao nếu bị trầy xước hoặc chảy máu do lượng đường trong máu cao làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Trong bài viết sau đây của Nha khoa Đông Nam sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về việc trồng răng đối với người bệnh tiểu đường.
Mục Lục
I. Mối liên hệ giữa tiểu đường và bệnh răng miệng
Những người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị sâu răng đặc biệt là có mủ ở chân răng do đó khi mắc bệnh cần phải uống thuốc để khống chế lượng đường huyết, bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Một mối nguy hiểm khác đó là bệnh nha chu, đây là bệnh thường trực đối với bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nha chu có thể dẫn đến tiểu đường và ngược lại, trong miệng có nhiều loại vi khuẩn gây hại, khiến cho lượng đường trong máu tăng lên.
Khi răng bị sâu răng hoặc răng hư hỏng không thể tiếp tục giữ được cần phải nhổ. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường rất dễ sinh nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành. Vì vậy việc nhổ răng hay trồng răng phải hết sức thận trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
II. Bệnh tiểu đường có trồng răng được không?
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể trồng răng ngay được nếu chỉ số đường huyết ở mức 7 – 10 mmol/lít. Ngược lại nếu chỉ số đường huyết quá cao thì cần phải điều trị để giảm xuống mức <=10mmol/l thì mới có thể tiến hành trồng răng được. Việc trồng răng phải thực hiện tại nha khoa uy tín, trang thiết vị đầy đủ và phải được vô trùng tuyệt đối để tránh nhiễm khuẩn đảm bảo vết thương mau lành và không xảy ra bất kỳ biến chứng nào.
Bệnh nhân bị tiểu đường khi đến điều trị tại Nha Khoa Đông Nam chúng tôi sẽ được làm các xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm cận lâm sàng trước khi thực hiện. Kết quả kiểm tra sức khỏe sẽ quyết định việc trồng răng có khả thi hay không.
Vì vậy, để có kết luận chính xác nhất, mời quý khách đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám hoặc liên hệ Hotline 1900 7141 để được hướng dẫn.
III. Bệnh tiểu đường trồng răng Implant được không?
Phương pháp cấy ghép răng vào xương hàm giúp phục hồi những chiếc răng đã mất. Đây là một giải pháp an toàn và hiệu quả. Chân răng Implant được lắp đặt trực tiếp vào xương hàm qua quá trình khoan, mang lại cho bạn một chiếc răng mới vững chắc, tuy nhiên trong quá trình này, nướu của bệnh nhân sẽ cần phải rạch và khoan xương, có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều hoặc ít.
Đối với những người khỏe mạnh, việc cấy ghép răng không gây ra tác động tiêu cực. Nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, câu hỏi về khả năng cấy ghép răng lại trở nên phức tạp hơn, vì việc chảy máu nhiều, cơ thể dễ dàng bị nhiễm trùng, vết thương thường lâu lành và có nguy cơ thải ghép Implant. Hơn nữa, người tiểu đường thường gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng, làm cho quá trình cấy ghép thêm khó khăn.
Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể thực hiện cấy ghép răng. Tuy nhiên, để có thể tiến hành cấy ghép Implant, bệnh nhân cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định:
- Thực hiện khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang hoặc CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng tại khu vực cấy ghép.
- Tiến hành xét nghiệm các chỉ số sinh hóa để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường tại thời điểm cấy ghép. Nếu bệnh nhân tiểu đường đã kiểm soát tốt tình trạng bệnh, khả năng được phê duyệt cấy ghép răng sẽ trên 90%. Cụ thể, các chỉ số đường huyết an toàn cho hầu hết người bệnh tiểu đường như sau: Đường huyết lúc đói từ 90-130mg/dl; đường huyết sau khi ăn 2 giờ dưới 180mg/dl; và đường huyết trước khi đi ngủ là 110mg/dl.
Do đó, khi bệnh nhân tiểu đường mong muốn thực hiện cấy ghép răng, nếu có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu những tiêu chí này, họ có thể tiến hành cấy ghép với kết quả tương tự như người không bị bệnh.
III. Chăm sóc răng miệng dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Các giải pháp can thiệp nha khoa đặc biệt là phẫu thuật trồng răng chỉ có thể thực hiện khi lượng đường huyết được kiểm soát tốt, do đó bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc duy trì đường huyết ổn định.
- Kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ tại nha khoa 2 lần/năm để đảm bảo xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng có thể xảy ra.
- Nên thông báo với bác sĩ nha khoa về bệnh của bạn trước khi khám để bác sĩ có những tư vấn chính xác nhất.
- Không hút thuốc lá và tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, hạn chế chất béo và tinh bột.
- Đánh răng đúng phương pháp ít nhất hai lần một ngày với bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor, tránh chải răng quá mạnh có thể gây chấn thương mô nướu.
- Nếu có sử dụng hàm giả tháo lắp nên làm sạch chúng hàng ngày. Không mang hàm giả khi ngủ. Nếu hàm giả lỏng hoặc khít chặt quá làm đau thì nên làm lại hàm giả mới.
Xem ngay: Các biến chứng trồng răng Implant có thể xảy ra
Mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường có trồng răng được không đã được Nha khoa Đông Nam giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Bệnh nhân có thể trực tiếp đến nha khoa chúng tôi để được khám và tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan:
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?
Trụ Implant Tekka – Tìm hiểu xuất xứ và ưu nhược điểm
Trụ Implant Hiossen Mỹ có tốt không? Có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm của trụ Implant Osstem Hàn Quốc và giá cả
Trồng răng trụ Implant DiO Hàn Quốc có tốt không?
Trụ Implant C Tech Ý – Ưu nhược điểm và chi phí cấy ghép