Câu hỏi: ” Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 27 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Hiện tại, cháu bị đau răng, mẹ cháu bảo không được ăn thịt gà. Vậy cho cháu hỏi bị đau răng có nên ăn thịt gà không? Cảm ơn bác sĩ. “
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào cháu! Cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trung tâm Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc của cháu về việc “ Bị đau răng có nên ăn thịt gà không? ”, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể và chi tiết như sau:
1. Bị đau răng có nên ăn thịt gà không?
Theo quan niệm dân gian, bị đau răng kiêng ăn thịt gà, là một trong những tác nhân gây nên bệnh lý răng miệng, khiến cho nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định quan điểm này hoàn toàn không hợp lý, không có căn cứ khoa học.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên đau nhức răng sau khi ăn thịt gà là do việc chăm sóc răng miệng không đúng, không sạch dẫn đến vi khuẩn xâm nhập tại vị trí vùng đau. Bởi thịt gà có chất dính, kết cấu dạng sợi, dễ bám vào kẽ răng, là cơ hội tạo cho vi khuẩn phát sinh và xâm nhập ngày càng gia tăng. Chính vì thế, vùng răng đang bị đau nhức nay càng trầm trọng hơn nên nhiều người có suy nghĩ phải kiêng ăn thịt gà.
Qua lý giải ở trên, nguyên nhân ăn thịt gà bị đau răng là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không đảm bảo. Bạn hoàn toàn ăn thịt gà khi bị đau răng nếu chăm sóc răng miệng sạch sẽ, hợp lý đồng thời lúc chế biến thịt gà phải mềm hơn, nhỏ hơn so với lúc răng không bị đau.
Trường hợp răng bị đau, ăn thịt gà bị dính vào kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa làm sạch để lấy những thớ thịt còn mắc lại, đồng thời sở dụng nước muối sinh lý.
2. Khi bị đau răng nên ăn gì?
Lúc răng đau ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh hoạt thường ngày nhất là vấn đề ăn uống. Lúc này, bạn phải ăn những loại thực phẩm này để dễ dàng hơn, đó là:
+ Chọn ăn những loại thực phẩm lỏng, mềm, dễ ăn, dễ nuốt như cháo, súp… dễ nuốt, không tác động tới vết thương, giảm cảm giác đau nhức ở vị trí răng bị đau.
+ Tăng cường bổ sung những loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin trong bữa ăn thường ngày như xà lách, khoai lang, cà rốt, diếp cá… có tác dụng giảm mảng bám trên răng, tăng cường tuần hoàn máu ở răng.
+ Những loại thực phẩm như trứng, thịt dê, gan lợn, thịt lợn nạc, sữa… chứa nhiều canxi, photpho. Lưu ý, khi chế biến chúng phải đạt tiêu chuẩn mềm, để dễ ăn và không tác động đến răng đau.
Đau răng không chữa trị kịp thời dễ dẫn tới những tình trạng về răng miệng nguy hại sau này. Lúc này, bạn hãy đến trực tiếp trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám, tư vấn đưa ra giải pháp phù hợp khắc phục khiếm khuyết này.
Trên đây là một số thông tin xin chia sẻ tới cháu, nếu còn vấn đề gì thắc mắc cháu có thể liên hệ tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh chóng.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
- Thuốc giảm đau nhức răng tạm thời là thuốc gì?
- Cách duy trì răng trắng sau khi tẩy
- Phải làm gì khi bị chảy máu ở răng sâu?
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?