Viêm lợi hôi miệng gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và cuộc sống. Dưới đây là các cách trị viêm lợi hôi miệng tận gốc để đánh tan mùi hôi khó chịu, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Hãy cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé!
I. Tổng quan về viêm lợi hôi miệng
Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh lý răng miệng khá phổ biến có thể gặp ở trẻ em lẫn người trưởng thành. Bệnh hình thành chủ yếu do mảng bám trên răng lâu ngày tích tụ nhiều vi khuẩn gây các kích thích khiến cho nướu răng sưng phồng, tấy đỏ, sản sinh mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
Thông thường bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là: viêm lợi cấp tính và viêm lợi mãn tính.
Khi không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh sẽ phát triển nặng gây biến chứng lung lay, gãy rụng mất răng vĩnh viễn kéo theo hàng loạt vấn đề nguy hại khác cho răng miệng cũng như sức khỏe.
II. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm lợi?
Viêm lợi gây hôi miệng là bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng. Tùy vào mức độ mà bệnh lý này sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của mỗi người. Muốn điều trị viêm lợi hôi miệng tận gốc cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh như sau:
1. Vệ sinh răng miệng kém
Đa số các trường hợp viêm lợi đều bắt nguồn từ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, làm các mảng bám sản sinh vi khuẩn, tấn công phá hủy sự liên kết các mô gây viêm lợi.
2. Chế độ ăn uống không khoa học
Rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn ngọt và thực phẩm giàu protein chính là nguyên nhân hình thành các mảng bám trên răng, vi khuẩn sẽ phát triển nhiều và gây hôi miệng, viêm nướu răng.
3. Tác dụng của các loại thuốc
Việc dùng các loại thuốc chống trầm cảm, an thần,… có thể gây giảm tiết nước bọt, khô miệng, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây tình trạng viêm lợi hôi miệng.
4. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì viêm lợi hôi miệng cũng liên quan nhiều đến các vấn đề như:
- Mắc bệnh lý cơ thể: tiểu đường, bệnh lý gan, thận, bệnh bạch cầu, béo phì, ung thư…
- Căng thẳng, stress kéo dài, cơ thể thiếu hụt vitamin A, C,…
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ giai đoạn mang thai hoặc đến kỳ kinh nguyệt.
III. Triệu chứng của viêm lợi hôi miệng
Viêm lợi hôi miệng sẽ trải qua các giai đoạn từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng thường gặp đó là:
1. Giai đoạn cấp tính
- Vùng nướu có tình trạng sưng nề, tấy đỏ, nhức buốt, ngứa rát rất khó chịu.
- Nướu dần chuyển sang màu đỏ sẫm, dễ chảy máu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.
- Khoang miệng có mùi hôi.
2. Giai đoạn mãn tính
- Cảm giác nhức buốt, ngứa rát diễn ra nghiêm trọng hơn, cộm vướng do nướu sưng nhiều.
- Răng nướu rất nhạy cảm mỗi khi ăn uống, tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
- Chảy máu nướu răng dai dẳng dù không có bất kỳ tác động nào từ bên ngoài.
- Hơi thở có mùi hôi rất nồng nặc dù đã chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ kỹ lưỡng.
- Vùng nướu răng sưng viêm dữ dội, tụ mủ, chảy dịch mủ ở chân răng, tụt nướu làm thân răng trông dài hơn.
- Răng lỏng lẻo, lung lay và không thể ăn nhai được bình thường.
Có thể thấy các dấu hiệu ban đầu của viêm lợi thường dễ nhận biết nhưng đa phần mọi người lại chủ quan và nghĩ rằng bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu không trị viêm lợi hôi miệng ngay từ sớm sẽ có nguy cơ cao gây mất răng thậm chí phát sinh các biến chứng nghiêm trọng khác cho răng miệng, sức khỏe.
IV. Biến chứng của viêm lợi hôi miệng
Viêm lợi hôi miệng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy rất xấu hổ, tự ti khi giao tiếp, thậm chí khó tạo được thiện cảm với người đối diện. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống, công việc lẫn học tập của người bệnh.
Cảm giác đau nhức, ê buốt ở răng nướu khiến cho việc ăn nhai hằng ngày giảm sút đáng kể. Bệnh nhân không ăn uống được ngon miệng, dễ chán ăn, bỏ ăn, sức khỏe kém, tinh thần suy nhược.
Nghiêm trọng hơn viêm lợi phát triển thành viêm nha chu sẽ gây phá hủy cấu trúc răng nặng nề, tụt nướu lộ nhiều chân răng, tiêu xương ổ răng. Theo thời gian răng sẽ ngày càng suy yếu, dễ lung lay và khó tránh khỏi nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy tình trạng bệnh viêm nướu, viêm nha chu ở giai đoạn mãn tính nếu không khắc phục kịp thời viêm nhiễm có thể lây lan ngược theo đường máu. Khi đó sẽ tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề bệnh lý cơ thể như: tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, viêm phổi,…. rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.
Đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu mắc bệnh viêm nướu nặng có nguy cơ sinh non khá cao, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hơn so với những thai phụ có răng nướu khỏe mạnh.
V. Cách trị viêm lợi hôi miệng tận gốc hiệu quả
Mục tiêu của việc trị viêm lợi hôi miệng là kiểm soát được mức độ viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của bệnh và tiêu diệt mầm mống gây bệnh.
Đừng chủ quan với các dấu hiệu hơi thở có mùi hôi, ăn nhai khó khăn, lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu,…cần áp dụng các cách chữa viêm lợi hôi miệng với các giải pháp điều trị sau:
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi kết hợp cùng thuốc uống giúp tăng cường sức khỏe đề kháng cơ thể, bảo vệ răng khỏi những tác động của vi khuẩn có hại.
Các loại thuốc có thể chữa viêm nha chu tại chỗ như: gel giảm đau, thuốc chống viêm, viên ngậm,… giúp giảm đau nhanh chóng hơn. Đồng thời bổ sung các vitamin E, vitamin C hỗ trợ lành thương nhanh và giúp răng chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, để loại bỏ viêm lợi triệt để, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật cao can thiệp trực tiếp bằng các phương pháp:
Viêm nướu, viêm nha chu mức độ nhẹ: Bác sĩ thực hiện cạo vôi răng để làm sạch các mảng bám gây viêm nhiễm.
Giai đoạn bệnh đã phát triển: Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị vùng răng bị viêm, loại bỏ mủ và làm sạch khoang miệng, trám bít ống tủy để bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập vi khuẩn.
Một số trường hợp cần điều trị kết hợp bằng nhiều kỹ thuật như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép vạt nướu giúp mang lại hiệu quả tối ưu.
Để phòng ngừa viêm lợi và các bệnh lý răng miệng hiệu quả, bạn nên định kỳ đến nha khoa cạo vôi răng theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Như vậy sẽ giúp duy trì răng miệng luôn sạch khỏe dài lâu, phòng ngừa tối đa nguy cơ phát sinh bệnh lý.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách trị viêm lợi hôi miệng để cải thiện sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng bao nhiêu tiền?
- Bị áp xe răng kiêng ăn gì?
- Hôi miệng chảy máu chân răng
- Cạo vôi răng có hết hôi miệng không?
Xem thêm hôi miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?