Trước đây, khi răng bị viêm tủy người ta thường phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, với sự phát triển của nha khoa hiện đại, lấy tủy răng đã trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn giữ lại răng của mình. Vậy quy trình lấy tủy răng diễn ra như thế nào?
Mục Lục
I. Lấy tủy răng là gì? Khi nào cần lấy tủy răng?
Lấy tủy răng (còn gọi là điều trị tủy hay điều trị nội nha) là một thủ thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử. Tủy răng là phần mềm bên trong răng chứa các dây thần kinh và mạch máu, có chức năng nuôi dưỡng răng. Khi tủy bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội.
Mục tiêu của việc chữa tủy gồm:
- Giảm đau nhức: Loại bỏ tủy bị viêm nhiễm là cách hiệu quả nhất để chấm dứt cơn đau.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng: Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng đến xương hàm, gây áp xe và các biến chứng nguy hiểm khác.
- Bảo tồn răng: Lấy tủy giúp giữ răng thật, tránh nhổ răng và đảm bảo có răng ăn nhai.
Các trường hợp cần điều trị tủy răng bao gồm:
- Sâu răng nặng xâm lấn đến tủy răng.
- Răng bị vỡ, nứt hoặc bị va đập mạnh.
- Viêm nướu lan rộng xuống chân răng, gây ảnh hưởng đến tủy.
- Răng bị đổi màu sang màu xám hoặc đen.
- Răng bị áp xe, hình thành một túi mủ ở chân răng hoặc trên nướu.
II. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt, chứa hệ thống mạch máu, thần kinh phức tạp. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo chức năng cảm giác, cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng ngà răng khỏe mạnh. Đồng thời, mạch máu trong tủy răng còn giúp giữ ẩm, giảm độ giòn của răng.
Tủy răng được bảo vệ bởi lớp ngà và men răng, khi 2 lớp mô này bị tổn thương nghiêm trọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng gây viêm, hoại tử tủy.
Lúc này, việc chữa tủy răng là điều bắt buộc nhằm loại bỏ những cơn đau nhức, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang các răng bên cạnh. Đặc biệt, điều ý nghĩa nhất trong việc chữa tủy là có thể bảo tồn chiếc răng trên cung hàm lâu hơn để tiếp tục chức năng ăn nhai.
Mặc dù chiếc răng đã chữa tủy không còn cảm giác với thức ăn, nhiệt độ nóng lạnh nhưng sự tồn tại của chúng giúp quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm nếu phải nhổ bỏ răng và tránh được việc mất một khoản chi phí cho trường hợp trồng lại răng giả nếu mất răng.
Như vậy, nếu chữa tủy răng đúng kỹ thuật và đúng trường hợp chỉ định sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào, ngược lại còn duy trì sự khỏe mạnh của hàm răng.
III. Quy trình lấy tủy răng đúng chuẩn
Tại Nha Khoa Đông Nam, quy trình lấy tủy răng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế với đầy đủ các bước cơ bản như sau:
1. Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ kiểm tra chiếc răng bị tổn thương, chỉ định chụp X-quang xác định vị trí chiếc răng viêm tủy, số lượng ống tủy và mức độ tổn thương của tủy răng. Sau đó, bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về phương pháp cũng như thời gian điều trị.
2. Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Trước khi chữa tủy, bệnh nhân sẽ được vệ sinh khoang miệng nhằm loại bỏ những tác nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Đồng thời ở bước này, bác sĩ cũng tiêm thuốc tê vào vùng quanh răng cần chữa tủy giúp bệnh nhân không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện.
3. Đặt đế cao su
Để đảm bảo an toàn, bác sĩ sử dụng đế cao su cách ly răng. Đế cao su này có tác dụng ngăn chặn các hóa chất nha khoa tiếp xúc với đường hô hấp và tiêu hóa, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc khô ráo, vô trùng, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo.
4. Thực hiện lấy tủy răng
Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tạo một lỗ nhỏ trên bề mặt răng, dẫn đường vào ống tủy, sau đó loại bỏ phần tủy viêm.
Ống tủy tiếp tục được làm sạch kỹ lưỡng bằng dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
5. Trám bít ống tủy và phục hình thân răng
Ống tủy được trám bít bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại.
Sau khi trám bít ống tủy, bác sĩ sẽ tiến hành trám composite hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng đã được điều trị và khôi phục lại hình dáng tự nhiên.
IV. Thời gian lấy tủy răng mất bao lâu?
Thông thường, một ca lấy tủy răng đơn giản có thể mất khoảng 30 phút với 2 lần hẹn đến nha khoa. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, thời gian có thể kéo dài hơn và cần chia thành nhiều lần hẹn hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lấy tủy răng:
- Số lượng răng cần điều trị: Nếu chỉ điều trị một răng, thời gian sẽ ngắn hơn so với việc điều trị nhiều răng cùng lúc.
- Mức độ phức tạp của ca điều trị: Răng có một ống tủy đơn giản thường nhanh hơn so với răng có nhiều ống tủy phức tạp. Hoặc mức độ viêm nhiễm, hình dạng ống tủy cũng ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
- Kỹ thuật của bác sĩ: Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ thực hiện các thao tác nhanh chóng và chính xác hơn.
V. Biến chứng có thể xảy ra sau khi lấy tủy răng
Mặc dù lấy tủy răng là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả để bảo tồn răng, nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng nếu không thực hiện đúng cách hoặc do chế độ chăm sóc thiếu hợp lý:
- Viêm tủy tái phát: Đây là biến chứng phổ biến nhất, xảy ra khi tủy răng chưa được loại bỏ hoàn toàn hoặc vi khuẩn xâm nhập trở lại ống tủy. Các triệu chứng bao gồm đau nhức, sưng nướu, áp xe.
- Gãy răng: Răng đã lấy tủy thường giòn hơn so với răng bình thường, vì vậy dễ bị gãy nếu chịu lực tác động quá mạnh.
- Trám bít ống tủy không kín: Nếu vật liệu trám bít không kín, vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tủy gây viêm nhiễm, đau nhức dữ dội.
- Dị ứng vật liệu trám bít: Một số người có thể bị dị ứng với vật liệu trám bít gây ra các phản ứng như sưng, đỏ, ngứa.
VI. Chế độ chăm sóc sau khi thực hiện lấy tủy răng
Để giúp bảo tồn răng chắc khỏe hơn sau khi chữa tủy răng, bạn cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hằng ngày:
1. Vệ sinh răng miệng
- Đánh răng đều đặn hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay cho tăm tre nhọn để không làm tổn thương đến nướu.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
2. Chế độ ăn uống
- Tránh thức ăn dai cứng vì những loại thức ăn này có thể gây vỡ răng đã được chữa tủy.
- Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ê buốt răng.
- Ăn chậm, nhai kỹ giúp giảm áp lực lên răng và tránh làm vỡ miếng trám.
3. Khám răng định kỳ
- Thăm khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề.
- Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng mà bạn không thể làm sạch tại nhà, ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu.
Quy trình lấy tủy răng diễn ra an toàn và chính xác sẽ giúp tuổi thọ của răng được bảo tồn lâu hơn trên cung hàm. Nếu còn thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm điều trị tủy răng:
Bài viết liên quan:
Vì sao răng sứ Cercon HT được ưa chuộng? Giá bao nhiêu?
Răng sứ Lava: Xuất xứ, ưu nhược điểm và giá thành
Cấy ghép Implant một vài răng giá bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?
Cấy ghép 1 răng Implant giá bao nhiêu tiền?
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?