Mọc mụn ở lợi chân răng gây ra những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Đặc biệt, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề cần sớm điều trị để không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
I. Nguyên nhân mọc mụn ở lợi chân răng
Mọc mụn ở lợi chân răng là tình trạng mà vùng nướu ngay tại chân răng có dấu hiệu sưng đỏ và có mủ bên trong.
Mụn mủ này có khả năng vỡ ra gây viêm nhiễm, đau nhức. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân răng nổi mụn phổ biến là:
1. Vệ sinh răng miệng kém
Không chải răng 2 lần/ngày và không sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng răng miệng, cụ thể nhất là nổi mụn mủ ở chân răng.
2. Chế độ ăn uống
Bên cạnh vấn đề chăm sóc răng miệng thì chế độ ăn uống hằng ngày quyết định rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Nếu bạn có sở thích ăn thực phẩm cay nóng, điều này sẽ gây tổn thương đến nướu răng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều đường, thường xuyên tiêu thụ các loại bánh ngọt, kẹo, nước có ga,… sẽ khiến mảng bám tích tụ nhanh hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, từ đó hình thành mụn mủ trắng ở chân răng.
3. Lạm dụng nước súc miệng
Đối với những trường hợp bệnh nhân quá lạm dụng nước súc miệng, đặc biệt là loại nước súc miệng chứa cồn có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng. Và hiện tượng nổi mụn mủ ở chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo việc bạn dùng nước súc miệng sai cách.
II. Chân răng nổi mụn mủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường, tình trạng xuất hiện mụn mủ ở lợi chân răng có thể là biểu hiện của những bệnh lý răng miệng.
1. Áp xe chân răng
Mụn mủ mà bạn đang gặp phải có thể là kết quả của quá trình viêm nhiễm nghiêm trọng bên trong răng, cụ thể là áp xe răng, biến chứng của bệnh viêm tủy, viêm chóp răng hoặc chấn thương răng không được can thiệp điều trị sớm.
Ngoài việc xuất hiện túi mủ, bệnh nhân áp xe răng còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Đau răng dữ dội, dai dẳng, có thể lan đến xương hàm, cổ hoặc tai
- Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh, gây ê buốt
- Đau khi nhai cắn
- Sốt
- Sưng mặt, sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Chảy máu chân răng
2. Viêm nướu răng
Mụn mủ ở chân răng còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu. Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng và bám cứng chắc vào răng. Khi bị viêm nhiễm, chúng thường có các dấu hiệu sau:
- Nướu bị sưng phồng, sờ vào thấy mềm
- Nướu đổi sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm
- Nướu nhạy cảm, dễ chảy máu khi gặp kích thích như đánh răng, ăn uống
- Miệng có mùi hôi dai dẳng
- Viêm nướu răng có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu
III. Hậu quả mụn ở lợi chân răng
Mặc dù mọc mụn ở lợi chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng việc chậm trễ điều trị đều có thể gây ra những biến chứng sau:
1. Nguy cơ mất răng
Mụn mủ chính là nơi tập trung của ổ vi khuẩn, chúng không ngừng nhân lên và thâm nhập vào sâu bên trong nướu gây viêm nhiễm chân răng, viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng. Tình trạng này nếu kéo dài không điều trị thì khả năng mất răng là rất cao.
2. Hoại tử niêm mạc miệng
Khi không được can thiệp bằng các biện pháp nha khoa chuyên nghiệp, mụn mủ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi. Tình trạng lây lan này làm tổn thương đến niêm mạc miệng và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
3. Nhiễm trùng máu
Vi khuẩn trong mụn mủ có khả năng xâm nhập vào đường máu. Nếu hệ miễn dịch của người bệnh không đảm bảo rất dễ gây ra nhiễm trùng máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng khi không được chữa trị kịp thời.
4. Ảnh hưởng đến các cơ quan khác
Một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn trong khoang miệng có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nướu răng với các bệnh mãn tính khác như tiểu đường, viêm khớp, tim mạch,…
IV. Làm gì khi chân răng nổi mụn mủ?
Như đã phân tích ở trên, mụn mủ ở chân răng có khả năng cao là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng như áp xe, viêm nướu, viêm nha chu. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, chỉ định chụp X-quang (nếu cần) để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
- Trường hợp chân răng bị mụn mủ, áp xe do biến chứng của viêm tủy, viêm chóp răng, kỹ thuật rạch áp xe sẽ được chỉ định. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy, cắt chóp răng.
- Nếu xuất phát từ bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng, nạo mủ làm sạch mặt gốc răng. Hoặc cần thiết sẽ ghép nướu, xương ổ răng nhằm đảm bảo thẩm mỹ và giữ răng được lâu hơn trên cung hàm.
- Trong trường hợp xấu nhất, khi răng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan sang khu vực khác. Tùy vào tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và thời điểm trồng lại răng phù hợp.
Lưu ý: Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa, bạn nên chú ý hơn đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày và chế độ ăn uống phù hợp. Điều này giúp giảm bớt nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng và xoa dịu các triệu chứng khó chịu.
Không tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa được sự tư vấn từ chuyên gia để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Mọc mụn ở lợi chân răng là một vấn đề nghiêm trọng không nên xem nhẹ. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường hãy đến nha khoa để được khám và điều trị ngay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?