Bệnh lưỡi trắng là gì? Cách điều trị thế nào? là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc. Bởi bất kỳ vấn đề nào xảy ra với lưỡi đều rất quan trọng, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà cơ thể đang mắc phải.
Mục Lục
Lưỡi trắng đau họng là bệnh gì?
Lưỡi trắng đau họng là tình trạng lưỡi ban đầu có hồng tươi và chuyển sang màu trắng khắp bề mặt của lưỡi do nhiều yếu tố khác nhau.
Khi cổ họng bị đau rát, vùng lưỡi bắt đầu có dấu hiệu phát triển lên nhiều bợn trắng và kèm theo nhiều triệu chứng khác. Tình trạng này chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải viêm nhiễm vùng họng miệng gây nên.
Nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng
Các nguyên nhân gây lưỡi trắng có thể là do:
1. Vệ sinh răng miệng kém
Không làm sạch răng kỹ lưỡng là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh lưỡi trắng.
Có triệu chứng sưng tấy ở nướu lưỡi và viêm nhiễm ở khoang miệng nếu chăm sóc không tốt. Tại các u nhú lưỡi bị mắc kẹt nhiều mảnh vụn thức ăn, tích tụ nhiều vi trùng, tế bào chết. Lâu dần làm xuất hiện nhiều đốm màu trắng trên bề mặt lưỡi.
Một số vấn đề về miệng và vệ sinh răng kém có thể dẫn đến lưỡi trắng:
- Mất nước.
- Không làm sạch lưỡi.
- Thường xuyên uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.
- Không đánh răng hoặc xỉa răng đúng cách.
- Khô miệng do thở bằng miệng hoặc ngủ mở miệng.
- Răng gãy vỡ có các gờ cạnh sắc nhọn, khí cụ niềng răng hoặc răng giả làm kích ứng lên vùng lưỡi.
2. Liken phẳng ở miệng
Vệ sinh răng miệng cơ bản là điều cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên có một số vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng lưỡi trắng ngay cả ở những người chăm sóc răng miệng tốt.
Liken phẳng ở miệng là một hiện tượng viêm có thể gây ảnh hưởng đến miệng, làm xuất hiện các mảng da dày, trắng trong miệng và lưỡi. Những mảng trắng này có thể xuất hiện cùng với các dấu hiệu khác, bao gồm loét hoặc đau má và nướu.
3. Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu có thể gây ra các mảng trắng dày hình thành trên lưỡi và miệng. Bệnh thường có liên quan đến việc sử dụng quá mức thức uống có cồn (như rượu, bia) cũng như hút thuốc lá.Bên cạnh đó cũng có thể là do tình trạng viêm và kích ứng từ răng giả.
Các mảng trắng do bệnh bạch cầu gây ra thường không gây ảnh hưởng gì nguy hiểm. Một vài trường hợp hiếm gặp có thể làm xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Do đó bác sĩ phải luôn theo dõi và điều trị bệnh bạch cầu kỹ lưỡng.
4. Nấm miệng
Lưỡi trắng có thể là do nấm miệng gây ra. Đây là một bệnh nhiễm nấm do nấm men Candida.
Nấm miệng gây ra các mảng bám phát triển trong miệng và trên lưỡi. Những mảng bám này thường có màu trắng hoặc trắng nhạt và có thể có mùi hôi khó chịu. Nấm miệng cũng gây đau nhất là khi ăn uống.
Những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc bệnh nấm miệng. Hoặc cũng có thể do dùng thuốc kháng sinh hoặc trải qua điều trị hóa trị trong ung thư. Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng hoặc đeo răng giả không phù hợp cũng là những yếu tố gây nên bệnh nấm miệng.
Việc sử dụng corticosteroid dạng hít cho bệnh hen suyễn cũng có thể gây ra nấm miệng. Một số điều kiện cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bao gồm bệnh tiểu đường.
5. Bệnh giang mai
Giang mai căn bệnh xã hội có con đường lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng bên trong miệng.
Khi không được khắc phục hiệu quả nhanh chóng bệnh sẽ biến chứng nặng làm xuất hiện dày đặc các mảng trắng lưỡi và lở loét ở vùng miệng. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách tại những cơ sở y tế uy tín.
Một vài trường hợp nguy hiểm hiếm gặp sẽ làm cho lưỡi xuất hiện các đốm trắng gồm có rối loạn viêm mãn tính, khối u ác tính ở vùng miệng, lưỡi.
6. Viêm họng trắng
Viêm họng trắng là chứng bệnh xảy ra khi niêm mạc họng bị bao phủ bởi một lớp màu trắng của mủ và bựa.
Căn bệnh này có nguyên nhân chủ yếu là do virus. Bệnh thường gặp ở những người bị cảm cúm, số mũi hoặc viêm mũi.
Bệnh viêm họng trắng cần sớm được chữa trị để tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm thận, bệnh viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…
7. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit dạ dày) xuất hiện khá phổ biến khi dịch vị ở bên trong của dạ dày có triệu chứng trào ngược lên khoang miệng.
Kèm theo đó với hàm lượng axit dư từ dạ dày sẽ khiến cho vùng lưỡi bị tác động và tích tụ nhiều đốm trắng ở phía dưới.
Đời sống sinh hoạt và sức khỏe sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nguy hiểm khi mắc phải bệnh trào ngược dạ dày. Hơn thế nữa, bệnh nhân còn bị suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, viêm thực quản và kèm theo nhiều chứng bệnh khác. Nguy cơ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.
8. Ung thư lưỡi
Qua các thống kê cho thấy những người có triệu chứng lưỡi trắng đau họng có đến hơn 80% bị ung thư lưỡi giai đoạn 1 hoặc ung thư hầu họng.
Ung thư lưỡi là bệnh lý phát triển các tế bào vảy trên bề mặt lưỡi, gây ra các khối u hoặc những tổn thương ở lưỡi. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chữa trị hiệu quả kịp thời.
Bị lưỡi trắng đau họng khi nào cần khám bác sĩ?
Lưỡi trắng đau họng là hiện tượng rất nhiều người mắc phải những không phải ai cũng phát hiện kịp thời. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến bệnh nhân gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ khi nhận thấy bản thân có một số triệu chứng sau đây:
- – Sưng to ở cổ hoặc lưỡi.
- – Cổ bị nổi nhiều hạch.
- – Cổ họng đau rát, sưng đỏ.
- – Niêm mạc lưỡi bị dày lên, gây đau đớn.
- – Đau họng kèm phát ban.
- – Sốt cao, cứng cổ.
- – Họng bị chảy nước dãi nhiều.
Điều trị lưỡi trắng như thế nào?
Khi xuất hiện tình trạng lưỡi trắng bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định. Đồng thời kết hợp cùng với các cách trị tại nhà để nhanh chóng khắc phục bệnh.
1. Điều trị tại nhà
Những bệnh nhân khi có tình trạng lưỡi trắng chỉ mới hình thành do vệ sinh răng không tốt có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa sau đây:
a. Sử dụng nước muối ấm
Đặc tính kháng khuẩn, sát trùng vốn có của muối sẽ rất tốt trong việc loại bỏ các tế bào chết tồn động trên bề mặt lưỡi.
Đây là một cách khắc phục khá dễ dàng, không tốn kém. Bệnh nhân có thể ngậm nước muối ấm pha loãng trong 5 – 10 phút rồi nhổ ra. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng đáng kể.
b. Baking soda trộn nước cốt chanh
Kết hợp Baking Soda với nước cốt chanh thành một hỗn hợp sệt rồi chà nhẹ nhàng lên lưỡi. Mỗi ngày thực hiện 2 lần cách này sẽ hạn chế được triệu chứng lưỡi trắng khá tốt.
c. Nước ép lô hội
Dùng nước ép lô hội (nha đam) ngậm một lúc rồi nhổ ra. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ có tác dụng giảm hôi miệng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm,….
d. Bột nghệ
Chà xát một ít tinh bột nghệ lên vùng lưỡi. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hữu hiệu nên nghệ sẽ có khả năng loại bỏ các đốm trắng trên lưỡi khá tốt.
2. Điều trị chuyên khoa
Đối với những trường hợp bị lưỡi trắng do các nguyên nhân bệnh lý hoặc kéo dài không khỏi. Bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị phù hợp tránh biến chứng nguy hiểm:
– Liken phẳng ở miệng: Tình trạng này thường không cần chữa trị trừ khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc xịt steroid hoặc nước súc miệng làm từ thuốc steroid hòa tan trong nước để khắc phục triệu chứng bệnh.
– Nấm miệng: Thông thường những bệnh nhân bị nấm miệng sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc có nhiều dạng được bào chế thành viên ngậm hoặc thuốc viên để uống, gel hoặc chất lỏng bôi lên miệng.
– Bệnh giang mai: Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. Loại kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bệnh nhân khi bị giang mai trong hơn một năm sẽ phải chữa trị bằng nhiều loại kháng sinh mới giúp bệnh nhanh khỏi.
– Các vấn đề răng miệng: Thăm khám định kỳ tại nha khoa cũng là một giải pháp giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng, viêm nướu, viêm nha chu từ sớm. Cách 3 – 6 tháng các bạn nên thăm khám để các bác sĩ có thể kiểm tra cạo vôi răng, trám các vết sâu mẻ, phòng tránh các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa bệnh lưỡi trắng
Để hạn chế và phòng ngừa bệnh lưỡi trắng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải cả răng và trên dưới, hai bên lưỡi. Không nên chải lưỡi quá 4 lần/ngày và tránh đưa bàn chải vào sâu trong răng miệng.
Nên chải răng trước hoặc sau khi ăn 30 phút để tránh hư hỏng men răng.
2. Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn kẹt giữa các kẽ răng. Khi sử dụng chỉ nha khoa cần tập trung làm sạch phần chân răng. Thực hiện lần lượt từng răng một rồi mới đến răng tiếp theo.
3. Dùng muối nở
Bạn có thể thấm một ít muối nở lên lông bàn chải và đánh răng bình thường. Muối nở có công dụng vô hiệu hóa vi khuẩn, cải thiện tình trạng hôi miệng giúp hơi thở thơm mát hơn.
4. Dùng kẹo cao su
Hãy sử dụng các loại kẹo cao su (kẹo sing-gum) không có đường để nhai sẽ có tác dụng kích thích tiết nước bọt tăng nhiều, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trong mỗi bữa ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin D. Hạn chế các thức uống có chứa axit, tăng cường uống trà xanh.
Giảm tiêu thụ thức uống chứa cồn hay các chất kích thích khác có thể gây hại cho mô miệng.
6. Kiểm tra răng định kỳ
Thăm khám răng, cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần giúp duy trì sức khỏe răng miệng, để răng lưỡi nướu và miệng luôn thơm tho, sạch sẽ.
Phòng ngừa bệnh từ sớm là vấn đề rất cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh, hi vọng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lưỡi trắng là gì từ đó có những cách điều trị hiệu quả nhất.
Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm bệnh răng miệng:
Xem thêm kiến thức tổng hợp: