khuyến mãi 30/4 - 1/5

Chân răng sứ bị đen và hôi là do đâu?

Hỏi:Chào bác sĩ! Răng cửa bị sâu nên tôi bọc lại bằng răng sứ kim loại. Thời gian đầu chúng rất đẹp, hệt như răng thật. Nhưng hiện tại, chân răng của tôi lại bị đen đi, lại có mùi hôi khó chịu. Nếu tôi thay răng sứ mới thì miệng có hết hôi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn! ” – Thu Huyền, Phú Nhuận, Tp.HCM

Chân răng sứ bị đen và hôi là do đâu?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào bạn Thu Huyền!

Theo như thông tin mà bạn đã cung cấp, bạn đã bọc sứ cho răng cửa bị sâu. Đến nay, chân răng sứ của bạn bị đen và hôi. Với trường hợp này, chúng tôi xin được thông tin như sau:

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa thường được chỉ định để thiết kế và khôi phục lại hình dáng của các răng bị sâu, mẻ, gãy, vỡ, mòn men, thưa, hở kẽ…

Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó, gắn cố định răng sứ lên trên.

Vì giá trị thẩm mỹ của răng sau phục hình rất cao, nên phương pháp này còn được sử dụng vì mục đích thẩm mỹ. Giúp các răng mọc chìa, vẩu, hô hoặc móm nhẹ, nhiễm màu, to nhỏ bất thường… thẳng hàng và hài hòa về hình dáng, kích thước, màu sắc với các răng khác trên cung hàm.

Kỹ thuật bọc răng sứ
Kỹ thuật bọc răng sứ

Nguyên nhân bọc răng sứ bị đen và hôi

Trường hợp bệnh nhân bọc răng sứ bị đen viền nướu, nguyên nhân là do sử dụng dòng răng sứ có khung sườn hợp kim. Chúng được gọi chung là răng sứ kim loại. Trong thời gian đầu, chúng gần như không có hiện tượng bất thường nào. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của nước bọt và các chất có trong khoang miệng, thức ăn hằng ngày, khung sườn có thể bị oxy hóa, gây đen viền nướu răng.

Đen viền nướu do dùng răng sứ kim loại
Đen viền nướu do dùng răng sứ kim loại

Với trường hợp hôi miệng, trên thực tế nếu kỹ thuật bọc răng sứ được thực hiện đúng cách sẽ không gây xảy ra tình trạng này. Những bệnh nhân bị hôi miệng khi bọc răng sứ, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Bọc răng sứ tại nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ không đảm bảo, răng sứ không khít sát với cùi răng, hình thành khoảng hở dính giắt thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hoặc dùng vật liệu răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Răng sứ hở dính giắt thức ăn gây hôi miệng
Răng sứ hở dính giắt thức ăn gây hôi miệng
  • Bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém, chải răng không đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa dẫn đến sự tích tụ của mảng bám và vụn thức ăn thừa.
  • Bệnh nhân bị hôi miệng từ trước hoặc mắc bệnh lý răng miệng nhưng không được phát hiện. Sau khi bọc sứ kết hợp với vệ sinh răng miệng không kỹ khiến tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh lý khác như khô miệng, viêm xoang, trào ngược dạ dày,… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị đen và hôi

Để khắc phục tình trạng chân răng sứ bị đen và hôi, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân từ đó lên phương án điều trị phù hợp.

Trường hợp răng sứ bị đen do sử dụng răng sứ kim loại thì biện pháp khắc phục tốt nhất là thay răng sứ kim loại bằng răng toàn sứ. Ngoài việc không gây đen viền nướu, chúng còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội khác như: thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên như răng thật; tuổi thọ trung bình 15 – 20 năm hoặc lâu hơn.

Thay răng sứ kim loại bằng răng toàn sứ
Thay răng sứ kim loại bằng răng toàn sứ

Trường hợp bọc răng sứ hôi miệng xuất phát từ lỗi kỹ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc bọc răng sứ mới cho bệnh nhân.

Nếu xuất phát từ bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tháo răng sứ cũ ra, điều trị triệt để bệnh lý rồi bọc lại răng sứ mới.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Như đã đề cập ở phần đầu, bọc răng sứ khi được thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, răng sứ khít sát với cùi răng, vật liệu răng sứ chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng cùng với chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ không gây tình trạng hôi miệng hay bất kỳ phiền toái nào khác.

Bản chất của phương pháp bọc răng sứ là sử dụng mão răng chụp lên chiếc răng làm trụ đã được mài chỉnh trước đó. Mão sứ được thiết kế với hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Chúng giúp giải quyết tình trạng chiếc răng bị sứt mẻ, sâu lớn, viêm tủy, răng khấp khểnh, hô móm nhẹ, răng thưa hở kẽ, răng ố vàng nhiễm màu kháng sinh,… khôi phục chức năng ăn nhai và đem đến hàm răng trắng đều như mong đợi.

Bọc răng sứ không gây hôi miệng mà còn mang lại thẩm mỹ nụ cười
Bọc răng sứ không gây hôi miệng mà còn mang lại thẩm mỹ nụ cười

Cách phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị đen và hôi

Để phòng ngừa bọc răng sứ bị hôi miệng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trước tiên cần lựa chọn một nha khoa bọc răng sứ uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại và răng sứ chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng khoa học, chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học
Chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học
  • Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám, vụn thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng và đường viền nướu.
  • Khoảng 3 tháng nên thay bàn chải mới 1 lần hoặc bất kỳ khi nào thấy lông bàn chải tòe đi để tránh vi khuẩn tồn đọng gây hại cho sức khỏe răng miệng.
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý nhằm giúp khoang miệng được làm sạch tối ưu nhất.
  • Hạn chế ăn nhai những thực phẩm cứng. Tránh dùng răng làm công cụ cạy nắp chai, cắn xé bao bì, cắn móng tay,…
  • Duy trì thói quen cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít sát của răng sứ, kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ
  • Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng răng sứ bị đen chân răng, ngay từ đầu bạn nên lựa chọn dòng răng toàn sứ cao cấp thay vì sử dụng răng sứ kim loại.

Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Thu Huyền. Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm bọc răng sứ:

Xem thêm hôi miệng:

Xem thêm sâu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close