chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Chảy máu chân răng uống thuốc gì mau khỏi?

Chảy máu chân răng là hiện tượng nướu bị chảy máu khi chải răng hoặc tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy chảy máu chân răng uống thuốc gì cho mau khỏi?

chảy máu chân răng uống thuốc gì mau khỏi

I. Nguyên nhân chảy máu chân răng

Chân răng bị chảy máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:

  • Chải răng sai cách, thao tác chải răng quá mạnh hoặc thường xuyên chải răng theo chiều ngang không chỉ gây tình trạng chảy máu chân răng mà còn xảy ra hiện tượng tụt nướu.
  • Sự tích tụ mảng bám ở đường viền nướu nếu không được loại bỏ sẽ cứng lại hình thành cao răng. Vi khuẩn trong cao răng tiết ra axit gây kích ứng nướu với các biểu hiện như sưng viêm, chảy máu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển thành bệnh viêm nha chu, nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng hàng loạt.
Chảy máu chân răng thường là do sự tích tụ của vôi răng
Chảy máu chân răng thường là do sự tích tụ của vôi răng
  • Chế độ ăn uống kém, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường có thể gây kích ứng nướu và dẫn đến chảy máu chân răng.
  • Phụ nữ mang thai có thể bị chảy máu chân răng nhiều hơn do thay đổi nội tiết tố.
  • Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau, thuốc chống co giật,… cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
  • Chảy máu chân răng còn xảy ra ở những bệnh nhân gặp một số vấn đề về sức khỏe như bệnh gan, rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, thiếu vitamin C, K,…

II. Chảy máu chân răng uống thuốc gì mau khỏi?

Chảy máu chân răng uống thuốc gì mau khỏi là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

1. Thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm Amoxicillin, Tetracycline, Metronidazol, Penicillin,… thường được sử dụng để điều trị các trường hợp chảy máu chân răng do nhiễm khuẩn.

2. Thuốc chống viêm

Alphachymotrypsin là thuốc chống viêm điển hình được sử dụng phổ biến để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng và phục hồi nướu.

Alphachymotrypsin có tác dụng kháng viêm chống phù nề
Alphachymotrypsin có tác dụng kháng viêm chống phù nề

3. Thuốc giảm đau Clindamycin

Clindamycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, ngăn cản vi khuẩn phát triển, giảm triệu chứng sưng đỏ, đau nhức.

4. Thuốc giảm đau Acetaminophen

Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu chân răng kèm theo triệu chứng đau nhức, bạn có thể sử dụng Acetaminophen. Loại thuốc này có tác dụng tiêu sưng, kiểm soát tình trạng chảy máu hiệu quả.

5. Bổ sung vitamin C, E, PP

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể bổ sung vitamin để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chảy máu chân răng do thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn có thể bổ sung vitamin C, E, PP qua đường uống hoặc trong các loại rau xanh, trái cây,…

Bổ sung vitamin hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng
Bổ sung vitamin hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng

Lưu ý, thuốc chữa chảy máu chân răng phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ điều trị, không được tự ý dùng thuốc hoặc dùng quá liều.

III. Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy mà phương pháp điều trị cũng đa dạng.

1. Chữa chảy máu chân răng tại nhà

Lá trà xanh: Hãm lá trà trong nước nóng khoảng 10 – 15 phút, sau đó để nguội và dùng súc miệng hằng ngày. Chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng giảm viêm và sát khuẩn.

Nha đam: Thoa gel nha đam lên nướu và massage nhẹ giúp giảm sưng tấy hiệu quả, làm dịu vết thương, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh.

Nha đam có tác dụng làm dịu vết thương
Nha đam có tác dụng làm dịu vết thương

Tinh dầu đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào 1 muỗng cà phê dầu dừa hoặc dầu jojoba. Sau đó nhúng tăm bông vào hỗn hợp và bôi nhẹ nhàng lên nướu. Không chỉ chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm mà tinh dầu đinh hương còn có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Mật ong: Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên nướu hoặc pha loãng với nước ấm rồi súc miệng hằng ngày. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, giúp nướu mau lành sau khi tổn thương.

Mật ong có đặc tính kháng viêm mạnh
Mật ong có đặc tính kháng viêm mạnh

Lưu ý, những phương pháp chữa chảy máu chân răng tại nhà chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm. Vì vậy, nếu muốn điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp.

2. Chữa chảy máu chân răng tại nha khoa

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.

  • Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do mảng bám, cao răng, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng. Thủ thuật này tương đối đơn giản và nhanh chóng. Khi cao răng được loại bỏ, viêm lợi sẽ được cải thiện, chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng.
Cạo vôi răng khắc phục tình trạng chảy máu chân răng
Cạo vôi răng khắc phục tình trạng chảy máu chân răng
  • Trường hợp xuất phát từ bệnh viêm nha chu, cạo vôi răng chỉ là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp kết hợp như dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật loại bỏ túi nha chu hoặc ghép nướu,… tùy thuộc vào mức độ chuyển biến của bệnh.

Quá trình cạo vôi răng tại nha khoa Đông Nam:

IV. Biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng

Để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả, bạn nên tham khảo các cách sau:

  • Cải thiện thói quen đánh răng bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluor. Đây là bước đơn giản đầu tiên để loại bỏ mảng bám và mảnh vụn thức ăn, tác nhân có thể dẫn đến chảy máu chân răng.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày loại bỏ mảng bám giữa kẽ răng và dọc theo đường viền nướu, nơi mà bàn chải khó có thể chạm tới.
Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Theo các nghiên cứu, hút thuốc lá không chỉ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh nướu răng mà còn là nguyên nhân gây ung thư miệng.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau xanh có thể giữ cho răng nướu sạch sẽ và cải thiện lưu lượng nước bọt – tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng chống lại vi khuẩn mảng bám.
  • Khám răng định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cạo vôi răng và khám răng miệng định kỳ
Cạo vôi răng và khám răng miệng định kỳ

Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp bạn giải đáp được vấn đề “Chảy máu chân răng uống thuốc gì mau khỏi?”. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn