khuyến mãi 30/4 - 1/5

Cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONG

Làm theo cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONG đơn giản, hiệu quả nhanh chỉ sau vài ngày thực hiện sẽ giúp bạn không còn lo lắng về khổ sở vì những vết lở loét nhiệt miệng nữa.

cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Nhiệt miệng dễ mắc phải và tái phát vì nhiều nguyên nhân như vi khuẩn vi rút, căng thẳng trong công việc cuộc sống, ăn uống đồ cay nóng gây ra. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa một số người mắc nhiệt miệng nhiều lần còn một số người dù ăn nhiều đồ cay nóng lại không bị nhiệt miệng.

Để ngăn chặn nhiệt miệng có thể dùng một số nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu đinh hương, phèn, nước muối, nước cam, baking soda,… Và mật ong là nguyên liệu quý giá có khả năng chữa nhiệt miệng tốt nhất.

I. Nhiệt miệng xảy ra khi nào?

Nhiệt miệng hay còn có nhiều tên gọi khác như: lở miệng, loét áp tơ, nổi đẹn. Đây là một trong các vấn đề phổ biến ở mọi đối tượng, không chỉ ở người lớn mà kể cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải.

Không khó để nhận biết được nhiệt miệng bởi nó thường gây ra vết lở loét nông, nhỏ ở bề mặt của mô mềm trong khoang miệng như lưỡi, má trong, trên nướu, môi.

Quan sát sẽ thấy vết loét dạng bầu dục, đốm tròn, màu trắng hoặc vàng, viền da xung quanh sưng viêm, tấy đỏ gây đau rát, khó chịu cho người bệnh mỗi khi ăn uống, sinh hoạt.

Nhiệt miệng là căn bệnh tự phát và có thể tự khỏi chỉ sau 7 – 10 ngày mà không gây sẹo hay các biến chứng nghiêm trọng gì sau đó.

Tuy nhiên, trường hợp nhiệt miệng đã hơn 2 tuần nhưng vẫn chưa thuyên giảm kèm theo tình trạng sốt cao, đau rát dữ dội, nổi hạch. Lúc này bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp chữa trị hiệu quả.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sự hình thành các vết viêm loét nhiệt miệng mà mọi người nên lưu ý đó là:

  • Cơ thể bị thiếu nước, nóng nhiệt trong người, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Bị nhiễm khuẩn ở khoang miệng, dị ứng với thành phần hóa học từ kem đánh răng, nước súc miệng.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý ở răng miệng (sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng,…) hoặc các bệnh lý cơ thể (suy giảm chức năng gan, viêm nhiễm ở đường ruột, bệnh tay chân miệng,…).
  • Vô tình cắn phải môi, má, lưỡi, đánh răng sai cách, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
  • Stress, căng thẳng quá mức, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất nhất là: vitamin A, C, B, PP, sắt, kẽm, axit folic,….
Nhiệt miệng xảy ra khi nào?
Nhiệt miệng xảy ra khi nào?

II. Vì sao mật ong có thể chữa nhiệt miệng?

Mật ong là bảo vật thiên nhiên ban tặng có nhiều tác dụng giảm đau, kháng viêm, cầm máu, giảm sưng tấy giúp vết thương mau lành. Uống mật ong còn có thể giảm chứng ngộ độc thực phẩm, ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày và đau bụng.

mật ong
Mật ong có nhiều công dụng với sức khỏe

Đối với nhiệt miệng, mật ong có tác dụng lớn có thể chữa lành những vết loét, sưng đỏ trong khoang miệng cực kỳ hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu nếu sử dụng mật ong nguyên chất bôi lên các vết lở, loét miệng liên tục trong 8 ngày, mỗi ngày thực hiện vài lần thì vết loét sẽ khỏi hoàn toàn mà không hề gây ra biến chứng.

Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả hơn các biện pháp chữa nhiệt miệng khác. Dung dịch mật ong 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

III. Cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONG

Có các cách sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng như sau:

1. Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét

Sau khi ăn, dùng tăm bông chấm vào mật ong và thoa lên vết loét nhiệt miệng, tốt nhất nên thoa làm nhiều lần, để mật ong thấm vào trong vết thương trong khoảng 3-4 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Chỉ ngay sau lần đầu tiên bạn sẽ có cảm giác đau rát giảm dần. Thực hiện liên tục sau nhiều ngày nhiệt miệng sẽ chấm dứt.

cách chữa nhiệt miệng
Bôi mật ong lên vết loét nhiệt miệng

2. Ngậm mật ong

Ngoài cách thoa trực tiếp thì bạn còn có thể dùng mật ong ngậm để súc miệng, nhớ đảo đều nhiều lần xung quanh vùng vết thương bị lở loét trong 1-2 phút, sau đó nuốt mật ong cũng có lợi cho dạ dày.

Cách này thực hiện rất đơn giản và hiệu quả nhanh chỏ sau 3 ngày là vết nhiệt miệng cũng sẽ khỏi hẳn. Lưu ý là phải súc miệng lại bằng nước sạch sau khi thực hiện.

chữa nhiệt miệng
Súc miệng với mật ong

3. Kết hợp mật ong với tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ có tinh chất kháng khuẩn, giúp lành vết thương nhanh chóng. Kết hợp với mật ong cho hiệu quả chữa nhiệt miệng tăng gấp đôi.

Trộn mật ong với tinh bột nghệ thành hỗn hợp đặc sệt và đắp lên miệng vết thương, duy trì trong 2-3 phút rồi súc miệng lại với nước sạch là được. Thực hiện 2-3 lần một ngày cho kết quả tốt nhất.

chữa nhiệt miệng với mật ong
Trộn mật ong với tinh bột nghệ rồi đắp lên vết lở miệng

Với cách sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng thì vết lở loét càng nhỏ thì thời gian chữa lành càng nhanh, với vết loét lớn thời gian sẽ chậm hơn hẳn nên tùy tình trạng mà bạn cần kiên trì thực hiện liên tục để chữa nhiệt miệng.

Cần kết hợp sử dụng mật ong và chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày, ăn nhiều thực phẩm tươi, rau xanh, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết ngăn sự phát triển của vi khuẩn nhiệt miệng.

phòng ngừa nhiệt miệng
Bổ sung dinh dưỡng từ rau củ, trái cây

4. Mật ong với tắc/quất

Thành phần của quả tắc/quất có chứa nhiều vitamin C đem lại khả năng kháng khuẩn, tăng đề kháng khá tốt. Khi kết hợp với mật ong sẽ gia tăng hiệu quả  chống viêm, chữa lành nhiệt miệng nhanh hơn.

Bạn có thể pha 2 muỗng mật ong với 1 muỗng nước cốt tắc/quất. Sau đó dùng hỗn hợp này ngậm trong 3 – 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm sẽ thấy khoang miệng dễ chịu, thơm mát hơn. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt.

5. Dùng mật ong với rau ngót

Rau ngót có chứa hàm lượng dồi dào vitamin C, canxi, photphat, axit amin,… Khi dùng chung với mật ong sẽ tạo thành hỗn hợp thanh nhiệt, giải độc, chữa lành tổn thương viêm loét khá hiệu quả.

Cách làm vô cùng đơn giản chỉ cần dùng rau ngót rửa sạch, giả nát và vắt lấy nước cốt. Tiếp đến trộn đều với một lượng mật ong vừa đủ. Sau đó dùng tăm bông nhúng hỗn hợp này chấm lên vết nhiệt miệng rồi để yên trong 3 – 5 phút.

Cuối cùng súc miệng sạch lại với nước ấm. Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày để cảm nhận hiệu quả thuyên giảm nhiệt miệng rõ rệt.

Kết hợp mật ong với rau ngót giúp chữa nhiệt miệng nhanh chóng
Kết hợp mật ong với rau ngót giúp chữa nhiệt miệng nhanh chóng

6. Mật ong pha nước trái cây

Bạn có thể dùng mật ong pha nước trái cây để uống mỗi ngày. Không chỉ giúp giải nhiệt mà còn bổ sung được nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nhờ đó giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa nhiệt miệng phát triển nặng hơn.

Một số loại nước hoa quả khi kết hợp với mật ong sẽ giúp hỗ trợ chữa nhiệt miệng khá tốt như: cam, chanh, bưởi, cà rốt,….

IV. Cách trị nhiệt miệng tận gốc

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên và có nhiều cách để chữa trị nhiệt miệng. Có thể sử dụng một số loại thuốc xịt, thuốc bôi, các loại nước súc miệng để giảm đau và sát trùng, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Nhưng cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ nếu không có thể sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan hơn.

Bên cạnh đó, các loại thuốc này khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và có thể không chữa trị tận gốc nên thực sự không phải là biện pháp tốt nhất.

nhiệt miệng uống thuốc gì
Các loại thuốc tây không chữa tận gốc bệnh nhiệt miệng

Để điều trị tận gốc, cần giải quyết được nguyên nhân gây bệnh này là phải giải nhiệt cơ thể, điều tiết cân bằng tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, loại bỏ vi khuẩn vi rút gây nhiệt miệng.

Cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà (chải răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, kem đánh răng) và vệ sinh làm sạch vôi răng tại nha khoa ngăn sự hình thành môi trường để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Icon xem thêm nha khoa Đông Nam VIDEO CLIP quá trình cạo vôi răng tại nha khoa Đông Nam:

Cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONG đơn giản và an toàn với mọi người. Tuy nhiên, để nhiệt miệng không tái phát thì cần phải có chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý và môi trường sống thoải mái, thư giãn.

Nếu còn thắc mắc nào khác về các biện pháp chữa nhiệt miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm nhiệt miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close