Nhổ răng hàm là một tiểu phẫu nha khoa phổ biến cho trường hợp răng bị sâu nặng, viêm nhiễm hoặc mọc lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn băn khoăn về chi phí của dịch vụ này. Vậy nhổ răng hàm bao nhiêu tiền? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. Khi nào nên nhổ răng hàm?
Nhổ răng hàm là một quyết định quan trọng và chỉ nên thực hiện sau khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng hàm:
1. Răng sâu nặng, viêm tủy
Khi răng bị sâu quá nặng, toàn bộ thân răng bị phá hủy và tình trạng viêm nhiễm lan rộng đến tủy, không thể tiếp tục điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các răng khỏe mạnh bên cạnh.
2. Răng bị chấn thương
Nếu răng gặp chấn thương nặng khiến thân răng vỡ lớn, nứt đến chân răng hoặc lung lay quá nhiều không thể cố định bằng các giải pháp nha khoa thì việc nhổ bỏ là cần thiết.
3. Viêm nha chu
Nha chu là tên gọi của các tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, cement, dây chằng và xương ổ răng. Chúng có chức năng nâng đỡ và cố định răng trong xương hàm. Khi các mô nha chu bị viêm nhiễm trên diện rộng sẽ mất hoàn toàn khả năng lưu giữ răng, bắt buộc phải nhổ bỏ.
4. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn là chiếc răng hàm thứ 3 mọc lên cuối cùng trên cung hàm. Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm gây đau nhức, áp xe, ảnh hưởng đến các răng khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này.
II. Trường hợp nào chống chỉ định nhổ răng?
Mặc dù nhổ răng là thủ thuật nha khoa phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện. Một số trường hợp chống chỉ định nhổ răng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
- Việc nhổ răng cần phải trì hoãn khi cơ thể đang có các vấn đề bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu,… Chỉ nhổ răng khi đã kiểm soát tốt bệnh lý, các chỉ số sức khỏe phù hợp.
- Những người đang bị bệnh hoặc vừa khỏi bệnh xong cũng không nên nhổ răng. Do khả năng đông máu của cơ thể lúc này khá yếu, việc nhổ răng dễ gây đau nhức dữ dội, chảy máu kéo dài, khó cầm máu, nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành thương hơn.
- Răng miệng đang gặp các vấn đề viêm nhiễm cũng không được nhổ răng mà phải ưu tiên khắc phục triệt để bệnh lý trước. Khi cố nhổ răng lúc này rất dễ gây chảy máu dai dẳng, không thể cầm máu. Nguy hiểm hơn còn gây tình trạng nhiễm trùng ngược đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai và đang kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng trừ khi thật sự cần thiết. Việc nhổ răng trong thời gian này có thể dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng, khó đông máu, gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Vì vậy, tốt nhất nên trì hoãn việc nhổ răng đến khi sức khỏe ổn định hơn.
Để biết tình trạng của mình nhổ răng an toàn, hiệu quả hay không, bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại những cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn phương án phù hợp.
III. Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền?
Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng, vị trí răng cần nhổ, mức độ phức tạp của ca tiểu phẫu,… Đồng thời, tùy vào dịch vụ cung cấp mà mỗi nha khoa sẽ có mức giá nhổ răng khác nhau.
Với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm Nha Khoa Đông Nam mang đến cho khách hàng dịch vụ nhổ răng không đau, không biến chứng với mức giá hợp lý.
Chi phí nhổ răng hàm bằng máy siêu âm tại Nha khoa Đông Nam là 500.000 – 1.000.000 VNĐ/ răng. Riêng nhổ răng khôn thường phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao nên mức chi phí sẽ dao động từ 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ/răng.
Bệnh nhân được hỗ trợ 100% chi phí thăm khám, tư vấn và chụp X-quang, chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Nhổ răng thường | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 1 Răng |
Tiểu phẫu răng khôn hàm trên | 1.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Tiểu phẫu răng khôn hàm dưới | 2.500.000 VNĐ | 1 Răng |
IV. Quy trình nhổ răng hàm không đau tại Nha khoa Đông Nam
Quy trình nhổ răng hàm tại Nha khoa Đông Nam được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế với những bước cơ bản sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang xác định vị trí, hình dạng của chân răng, cấu trúc xương hàm, từ đó lên kế hoạch nhổ răng phù hợp.
Bạn sẽ được bác sĩ giải thích về quy trình nhổ răng, thời gian và chi phí thực hiện để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Bước 2: Gây tê
Bác sĩ tiêm thuốc tê vào vị trí chiếc răng cần nhổ để bạn không cảm thấy đau và giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi.
Bước 3: Nhổ răng
Khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sử dụng máy siêu âm để tách răng ra khỏi nướu. Tùy vào tình trạng của chiếc răng, có thể phải cắt răng thành các mảnh nhỏ và đưa lần lượt các phần của răng ra khỏi xương hàm.
Nhờ ứng dụng công nghệ siêu âm nên quá trình nhổ răng hàm ở Nha khoa Đông Nam diễn ra nhanh chóng, đơn giản, ít chảy máu và lành thương nhanh.
Sau khi chiếc răng được loại bỏ, bác sĩ sẽ đặt bông gạc vào ổ răng để cầm máu. Nếu vết thương lớn, bác sĩ có thể khâu lại để hạn chế viêm nhiễm.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà giúp vết thương mau lành.
Đồng thời kê thêm thuốc kháng sinh giảm đau và hẹn lịch tái khám cắt chỉ (nếu có).
V. Những lưu ý sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành và giảm thiểu các biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên tuân thủ:
- Cắn chặt miếng gạc khoảng 15 – 30 phút để cầm máu. Nếu vẫn còn chảy máu có thể thay miếng gạc mới.
- Uống thuốc giảm đau, kháng sinh theo đơn của bác sĩ, uống đúng liều lượng và đúng giờ.
- Không khạc nhổ mạnh, không súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng trong những ngày đầu nhổ răng.
- Chườm đá lạnh vào vùng má bên răng vừa nhổ để giảm sưng, đau.
- Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá vì chúng có thể gây kích ứng khiến vết thương lâu lành hơn.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vị trí vết thương.
- Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, sữa,… để hạn chế dùng lực nhai mạnh.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng vết thương và cắt chỉ (nếu có).
Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người, để biết chính xác bạn nên đến thăm khám tại cơ sở nha khoa. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Bảng giá nhổ răng không đau tại Nha Khoa Đông Nam
- Nhổ chân răng hàm giá bao nhiêu?
- Chi phí nhổ răng khôn giá bao nhiêu?
- Nhổ răng bao lâu thì làm cầu sứ được?
Xem thêm bảng giá:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?