Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không là thắc mắc mà khá nhiều phụ huynh quan tâm khi muốn giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, đẹp thẩm mỹ.
Vôi răng hình thành trong quá trình ăn nhai thức ăn mà còn sót lại mảng bám vi khuẩn, chính các loại này sẽ bám dính trên răng theo thời gian và tạo ra lớp vôi răng cứng đầu. Dù có vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày thì vôi răng vẫn có thể hình thành sau 3-6 tháng bất kể ở người lớn hay trẻ em.
I. Sự hình thành của cao răng
Cao răng là chất cặn cứng, có màu trắng, vàng nhạt đến nâu đen. Cao răng bắt đầu bằng sự hình thành mảng bám, lớp phủ này tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng dễ hơn. Theo nghiên cứu, trên mỗi miligam mảng bám có chứa đến 200 triệu tế bào vi khuẩn.
Sau khi được hình thành, khoảng 4 – 8 giờ sau, mảng bám sẽ bắt đầy vôi hóa cứng lại, hình thành cao răng. Thông thường, tốc độ hình thành cao răng sẽ khác nhau ở mỗi người, kể cả ở từng chiếc răng trong cùng một khoang miệng.
Sự khác biệt về tốc độ hình thành cao răng cũng xảy ra ở những thời điểm nhất định. Và độ dày của cao răng sẽ không ngừng tăng lên nếu không được làm sạch đúng cách.
II. Tác hại của cao răng
Mất thẩm mỹ: Mảng bám trên răng thường trong và không thể nhìn thấy nhưng cao răng lại có màu vàng đến nâu đen, điều này gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nụ cười. Đồng thời sự tích tụ của cao răng còn gây tình trạng hôi miệng.
Gây bệnh nướu răng: Cao răng hình thành dọc theo đường viền nướu có thể gây kích ứng và làm hỏng nướu. Theo thời gian, chúng sẽ dẫn đến bệnh viêm nướu răng tiến triển.
Dạng nhẹ nhất, nướu có biểu hiện sưng đau, chảy máu. Khi không được điều trị nó sẽ trở nên tồi tệ hơn bằng việc hình thành các túi nha chu (viêm nha chu) làm hỏng xương và các mô giữ răng, tăng nguy cơ răng lung lay gãy rụng.
Một số nghiên cứu còn nhìn thấy mối liên kết của vi khuẩn trong bệnh nướu răng với bệnh tim, đột quỵ, sinh non và các vấn đề sức khỏe khác.
Sâu răng: Vi khuẩn trong cao răng còn tấn công làm mài mòn men răng, hủy khoáng, hình thành những lỗ sâu trên bề mặt răng.
III. Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không?
Một số người nhầm lẫn vôi răng là men răng và không đi lấy vôi răng định kỳ. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm, cần phải sữa chữa nếu không muốn gây ra bệnh viêm nướu, nướu răng sưng đỏ, chảy máu, răng lung lay,… và dẫn đến rụng răng.
Nên thực hiện cạo vôi răng ở trẻ em định kỳ tại nha khoa vì điều này sẽ giúp ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm và giữ cho răng trẻ luôn chắc khỏe vì vốn răng sữa của trẻ yếu hơn các răng vĩnh viễn.
Trẻ dễ bị vôi răng và diễn biến bệnh viêm nhiễm ở nướu ở trẻ diễn ra nhanh hơn bình thường do các nguyên nhân sau:
- Trẻ em hay có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn chế biến sẵn nhiều tinh bột, nước ngọt có gas là yếu men răng.
- Răng sữa yếu hơn răng vĩnh viễn.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách, không thường xuyên. Trẻ em hay lười chải răng vào buổi tối.
- Cấu tạo nướu răng, dây chằng, sự liên kết giữa răng và nướu ở trẻ em chưa vững chắc bằng người lớn.
Có thể bạn đang lo ngại cạo vôi răng sẽ gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Tuy nhiên, thao tác cạo vôi răng chỉ tác động đến các mảng bám để chúng bong ra và loại bỏ đi chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc răng, hoàn toàn an toàn cho bé nên phụ huynh có thể yên tâm.
Cạo vôi răng cho trẻ em an toàn nhẹ nhàng, không phải là tiểu phẫu nên bác sĩ sẽ không sử dụng thuốc tê, thuốc gây mê an toàn cho sức khỏe của bé. Bé hoàn toàn có thể thực hiện cạo vôi như người lớn tại nha khoa.
Khi đưa bé đến nha khoa, bạn nên trao đổi trước để bé không quá lo lắng và kháng cự lại khi bác sĩ thực hiện. Còn nếu không thực hiện, tình trạng viêm sưng nướu sẽ làm cho bé đau nhức khó ăn nhai, nghiêm trọng còn làm mất răng sữa khi chưa tới thời điểm thay răng vĩnh viễn không tốt cho việc định hình răng sau này.
IV. Bao lâu nên đưa bé đi cạo vôi răng một lần?
Các bậc phụ huynh nên theo dõi tình hình răng miệng của bé thường xuyên, hướng dẫn cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày, hạn chế sử dụng nhiều đồ ngọt, bánh kẹo.
Nếu phát hiện vôi răng của trẻ bám nhiều nên đưa bé đến nha khoa cạo vôi nhanh chóng, còn nếu chưa thấy dấu hiệu viêm nướu: nướu sưng đỏ, chảy máu, răng lung lay,… thì nên định kỳ 6 tháng một lần cạo vôi răng định kỳ theo lịch.
Ngoài cạo vôi răng định kỳ, bác sĩ cũng sẽ giúp bé kiểm tra quá trình thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nha khoa dễ gặp ở trẻ.
V. Hướng dẫn cách lấy cao răng cho trẻ em tại nhà
Để ngăn ngừa cao răng hình thành, ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp lấy cao răng cho trẻ ngay tại nhà sau đây:
(Lưu ý: Các cách này an toàn tuy nhiên hiệu quả chậm nên cách chính để loại bỏ cao răng, ngăn chặn viêm nướu vẫn là cạo vôi răng tại nha khoa.)
1. Dùng bánh mì cháy lấy cao răng cho trẻ
Bạn nướng cháy bánh mì, lấy một ít vụn cháy đen trộn với kem đánh răng để chải răng bình thường cho bé, nhắc bé súc miệng lại thật sạch sẽ sau khi chảu răng.
Dùng bánh mì cháy giúp cho vôi răng mảng bám bị vụn bánh mì rửa trôi ra khỏi răng và nướu rất hiệu quả.
2. Nhai mía
Nên cho bé ăn và nhai mía giúp làm sạch vôi răng nhờ mía có thể chà sát men răng loại bỏ vôi răng mảng bám tách ra khỏi bề mặt răng nhanh chóng. Các bạn chú ý chẻ mía thành những miếng nhỏ vừa ăn chứ không cho trẻ tước mía sẽ dễ làm hỏng răng.
3. Dùng vỏ chanh hoặc vỏ cam phơi khô
Bạn lấy vỏ cam hoặc vỏ chanh phơi khô và xay thành bột để dùng từ từ. Trộn kem đánh răng với một chút bột này để đánh răng. Nhớ trải đều lên răng và chải đều trên khắp các bề mặt răng và nướu sẽ giúp các mảng bám dễ bong tróc ra hơn.
4. Lấy cao răng bằng dầu dừa
Dùng dầu dừa để chà lên vùng răng và nướu mỗi ngày vừa giúp giảm cao răng vừa làm cho răng trắng sáng rất tốt. Tuy nhiên, nhớ súc miệng lại thật sạch để loại bỏ dầu dừa trong khoang miệng nhé!
Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không? thì câu trả lời là có và rất cần thiết vì cấu trúc răng của trẻ những năm đầu đời khác yếu và dễ dàng bị cao răng ảnh hưởng gây ra tình trạng viêm nướu, sâu răng dẫn đến mất răng không có lợi cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Nếu bạn muốn bé có một hàm răng chắc khỏe không sâu răng hãy đưa bé khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
Khi bé có cao răng hoặc bất kỳ dấu hiệu răng miệng khác thường hãy đưa bé đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam hoàn toàn miễn phí hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Giá cạo vôi răng đánh bóng
- Viêm nướu răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Bị viêm nướu sau khi nhổ răng và cách xử lý
- Bệnh viêm nha chu ở trẻ em
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?