Đến bao nhiêu tuổi thì bắt đầu rụng răng? Rụng răng là một hệ quả tất yếu khi về già, tuy nhiên hàm răng có thể giữ lại suốt cuộc đời. Các bạn không nên nhầm lẫn giữa rụng răng tự nhiên theo tuổi tác và rụng răng do bệnh lý nhé!
Người xưa cho rằng khi về già răng sẽ rụng, nếu còn đủ răng là… điềm xấu cho con cháu. Đây là một thông tin không được nghiên cứu và xác thực đến nay vẫn chưa được chứng minh.
I. Đến bao nhiêu tuổi thì bắt đầu rụng răng?
Ở người cao tuổi diễn ra quá trình lão suy, quá trình này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có bộ răng. Tuy nhiên, rụng răng không phải là tiến trình bắt buộc mà đa số răng có thể tồn tại đến cuối đời nếu biết cách bảo vệ và chăm sóc. Ở Nhật Bản, đang có khẩu hiệu “20-80”, nghĩa là mỗi người còn ít nhất 20 răng ở tuổi 80.
Và vì rụng răng không phải là tiến trình bắt buộc như việc thay răng sữa ở trẻ nhỏ nên việc đến bao nhiêu tuổi thì bắt đầu rụng răng không có câu trả lời chính xác. Thời điểm răng bắt đầu rụng và số răng rụng khi về già ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau, không có một thời điểm hay số lượng cụ thể nào cả.
Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào việc chăm sóc bảo vệ răng miệng từ giai đoạn trong bụng mẹ, từ khi trẻ chưa có răng, trong thời kỳ bộ răng sữa và suốt đời sống. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, bão dưỡng răng miệng trong suốt cuộc đời.
II. Ngăn ngừa rụng răng ở người cao tuổi
Vì răng có thể bảo tồn đến suốt cuộc đời mà có thể không bị hư hỏng hay rụng đi nhờ vào chế độ chăm sóc ăn uống dinh dưỡng. Chính vì vậy, cần chú ý thực hiện theo các lời khuyên của chuyên gia như sau:
1. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với người cao tuổi, các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng, chúng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính một tiếng đồng hồ vì chúng là đồ ăn sống và sẽ không tốt cho dạ dày nếu ăn ngay sau bữa ăn.
Người cao tuổi cần ăn uống bổ sung đầy đủ các chất như: đạm có trong thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu..v..v.; các loại trái cây để bổ sung Vitamin và muối khoáng giúp cho răng khỏe mạnh. Hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật.
Do thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa vì vậy sau mỗi lần ăn phải súc miệng và chải răng ngay. Không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất acid phá hủy men răng dẫn đến sâu răng dễ hỏng răng khiến răng không thể giữ lại.
Để phòng bệnh về răng, người cao tuổi cần vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất ngày 2 lần, sử dụng chỉ tơ làm sạch kẽ răng và nên đi lấy vôi răng định kì 6 tháng/lần. Súc miệng bằng nước muối cũng rất tốt cho răng miệng của người già.
2. Kiểm tra răng định kỳ
Người cao tuổi nên kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, nhất là bệnh về lợi ở người cao tuổi có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.
Việc khám răng định kỳ nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ nha khoa có tay nghề cao để đảm bảo sự an toàn sức khỏe cho người cao tuổi.
III. Làm răng giả thay thế những răng đã mất cho người cao tuổi
Người già khi mất răng bất cứ vì lý do gì, nên đến nha khoa để khám và phục hình lại răng đã mất. Nếu để lâu ngày răng sẽ bị xô lệch, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó khăn trong việc ăn nhai gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các răng còn lại cũng dần yếu đi.
Trong các phương án trồng răng giả cho người già thì cấy ghép răng Implant là giải pháp phục hình thẩm mỹ hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giải pháp truyền thống. Đây cũng là giải pháp được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo thực hiện cho người cao tuổi.
Ngày nay, quan niệm “già phải rụng răng” không còn phổ biến nữa. Thực tế, những gia đình mà cha mẹ biết giữ gìn sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng, đối với con cháu, đây là niềm vui và hạnh phúc vì cha mẹ luôn được khỏe mạnh.
Để đảm bảo sức khỏe khi về già thì việc đảm bảo sức khỏe răng miệng ngay từ bây giờ là điều hết sức cần thiết. Nếu cần kiểm tra, theo dõi và điều trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả thì hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm mất răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?