Tủy răng là phần trong cùng của răng, được bảo vệ cẩn thận bởi men răng và ngà răng. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó mà các men răng và ngà răng bị tổn thương làm tủy răng viêm nhiễm. Trường hợp này bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị sớm. Vậy điều trị viêm tủy răng như thế nào? Tại sao cần điều trị càng sớm càng tốt?
Mục Lục
I. Viêm tủy răng là gì?
Tủy răng là một cấu trúc phức tạp, chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, được bao bọc cẩn thận bởi men răng và ngà răng. Tủy răng có chức năng nuôi dưỡng góp phần duy trì sự sống lành mạnh của răng. Đặc biệt, chúng còn có khả năng dẫn truyền cảm giác khi có những kích thích tác động lên răng.
Viêm tủy răng gây ra cảm giác như đau nhức, ê buốt, khó chịu,… Đây là phản ứng bảo vệ của tủy răng trước các tác nhân gây bệnh. Viêm tủy răng diễn biến qua nhiều giai đoạn và mức độ tổn thương khác nhau.
II. Nguyên nhân bị viêm tủy răng
Răng bị viêm tủy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Sâu răng: Bệnh sâu răng nếu không được can thiệp điều trị, vi khuẩn sẽ thông qua những lỗ sâu xâm nhập vào tủy răng và gây hiện tượng viêm nhiễm.
- Răng bị chấn thương: Tai nạn, va đập gây ra những tổn thương ở răng như sứt mẻ, gãy ngang thân răng làm tủy răng lộ ra bên ngoài.
- Ngoài ra, tủy răng bị viêm còn có thể là do thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất gây nhiễm độc chì, thủy ngân.
III. Triệu chứng viêm tủy răng
Tùy vào mức độ tổn thương mà những biểu hiện của viêm tủy răng sẽ có sự khác nhau:
1. Đau nhức dai dẳng
Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất cho thấy bạn có khả năng bị viêm tủy răng. Ở giai đoạn viêm tủy cấp, cơn đau xuất hiện từng cơn, cảm giác đau giật như mạch đập. Khi cơn đau qua đi, người bệnh có thể sinh hoạt như bình thường.
Còn ở giai đoạn viêm tủy răng mãn tính, cơn đau âm ỉ và xuất hiện liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, mức độ cơn đau trở nên dữ dội hơn khi về đêm.
2. Răng nhạy cảm với nóng lạnh
Khi ăn uống đồ lạnh hoặc đồ nóng, răng bị ê buốt và nhói lên khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các tổ chức mạch máu trong tủy răng đã bị nhiễm trùng hoặc tổn thương.
3. Màu răng thay đổi
Tủy răng bị viêm nhiễm sẽ không cung cấp đủ nguồn máu và dinh dưỡng cho răng, từ đó có thể khiến răng bạn bị đổi màu đen xám . Sự đổi màu này dễ nhận thấy nhất ở nhóm răng cửa.
4. Sưng nướu
Nhiều trường hợp răng bị viêm tủy còn có triệu chứng nướu răng sưng tấy, xuất hiện dịch mủ và miệng có mùi hôi khó chịu.
IV. Viêm tủy răng có chữa được không?
Tủy răng bị viêm sẽ làm gia tăng hoạt động của tế bào và lượng máu lưu thông. Từ đó làm tăng áp lực bên trong tủy và hình thành những cơn đau nhức, ê buốt khó chịu. Tủy răng một khi bị viêm nhiễm sẽ không thể tự lành mà cần đến sự can thiệp điều trị của bác sĩ.
Với sự phát triển của y học hiện đại, cụ thể là trong điều trị nha khoa, việc chữa trị cho chiếc răng bị viêm tủy là điều hoàn toàn có thể. Viêm tủy răng nếu được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn ban đầu vẫn có thể bảo tồn được lâu hơn trên cung hàm, phục hồi khả năng ăn nhai.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm tủy răng chuyển biến nặng, mức độ viêm nhiễm lan rộng và vùng xương quanh răng bị thoái hóa thì việc điều trị bảo tồn là rất khó. Lúc này có thể người bệnh sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng.
Như vậy, viêm tủy răng có chữa được hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển, mức độ tổn thương và thời điểm can thiệp điều trị.
V. Vì sao cần điều trị tủy răng càng sớm càng tốt?
Trong tất cả các trường hợp bị viêm tủy răng, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị càng sớm càng tốt. Vì những cơn đau buốt do viêm tủy gây ra khiến việc ăn uống, nghỉ ngơi của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nghiêm trọng hơn, tủy răng bị viêm nếu chậm trễ không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng sung huyết, áp xe, viêm quanh chóp răng, gây viêm xương, viêm hạch ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn thân.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu như răng bị sâu, sứt mẻ, đổi màu bất thường và hay xuất hiện những cơn đau buốt, đau tăng dần về đêm,… thì nên nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
VI. Điều trị viêm tủy răng thế nào?
Để mang lại kết quả điều trị tốt nhất và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng không mong muốn, quy trình điều trị tủy cần đảm bảo các bước cơ bản sau:
1. Thăm khám và chụp X-quang
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và chỉ định bệnh nhân chụp X-quang để đánh giá mức độ viêm nhiễm, hệ thống ống tủy, tình trạng xương giữ răng,… từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ thảo luận về tiến trình điều trị cũng như chi phí hoàn tất để người bệnh chủ động hơn về mặt thời gian và tài chính, không làm gián đoạn quá trình điều trị.
2. Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bác sĩ làm sạch vùng xung quanh chiếc răng cần điều trị và tiến hành gây tê cục bộ giúp bệnh nhân thoải mái trong suốt quá trình thực hiện. Thuốc tê sử dụng với liều lượng phù hợp, an toàn cho sức khỏe người bệnh.
3. Đặt đế cao su
Đế cao su được đặt ôm sát vào chiếc răng cần lấy tủy nhằm cách ly răng khỏi nướu. Điều này giúp răng luôn trong trạng thái khô, sạch, không gây cản trở tầm nhìn của bác sĩ.
Đặc biệt, việc đặt đế cao su còn ngăn không cho thuốc, dung dịch rửa ống tủy rơi vào trong miệng hoặc đường thở của bệnh nhân.
4. Thực hiện lấy tủy
Bằng mũi khoan chuyên dụng, bác sĩ sẽ mở đường vào buồng tủy và hệ thống ống tủy. Sau đó sử dụng dung dịch bơm rửa ống tủy để làm sạch hết phần tủy viêm.
Tùy vào mức độ nhiễm trùng cũng như sự phức tạp của hệ thống ống tủy mà cần nhiều hơn 1 lần hẹn để làm sạch tủy viêm. Và giữa các lần hẹn, thuốc sát trùng được đặt vào hệ thống ống tủy, trám tạm lại răng để thức ăn không lọt vào gây nhiễm trùng.
5. Trám bít ống tủy và phục hình thân răng
Khi buồng tủy và ống tủy đã được làm sạch hoàn toàn, bác sĩ trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa Gutta Percha. Và cuối cùng là tái tạo lại thân răng bằng phương pháp hàn trám composite hoặc bọc răng sứ.
Thông thường chiếc răng sau khi điều trị tủy sẽ giòn và dễ vỡ hơn bình thường. Việc hàn trám composite cho độ bền chắc không cao. Trong khi đó, mão răng sứ lại có tác dụng như lớp áo giáp bảo vệ cùi răng bên trong khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài, giúp duy trì tuổi thọ của răng được lâu hơn.
VII. Phòng ngừa viêm tủy răng
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tủy răng nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng thông qua các lỗ sâu. Do đó, để phòng ngừa viêm tủy, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Luôn đảm bảo răng miệng được chải sạch sẽ 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất tốt cho răng như: thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, rau màu xanh đậm,…
- Đồng thời, cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, thức ăn nhanh, đồ uống có ga,… Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng không nên dùng thường xuyên vì sẽ tác động xấu đến tủy răng.
- Không dùng răng cắn móng tay, xé bao bì thực phẩm, nhai đá, cạy mở nắp chai. Trường hợp nghiến răng, cần tham khảo ý kiến của nha sĩ để sử dụng máng chống nghiến phù hợp, bảo vệ răng khỏi tình trạng sứt mẻ làm tổn thương đến tủy.
- Thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Và đừng quên lấy cao răng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, xâm nhập gây ra những bệnh lý răng miệng.
Điều trị viêm tủy răng sớm sẽ mang lại kết quả tối ưu, giúp bảo tồn răng thật được lâu hơn. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của viêm tủy răng, người bệnh nên nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm điều trị tủy răng: