Há miệng ra bị đau hàm là biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, gây nên nhiều phiền toái trong ăn uống, giao tiếp. Hãy cùng theo dõi các thông tin hữu ích ngay sau đây để biết cách xử lý trong trường hợp đau hàm.
I. Đau xương hàm là tình trạng như thế nào?
Đau xương hàm với những cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện tại vùng hàm.
Xương hàm được đánh giá có chức năng quan trọng trong vấn đề ăn uống, nói chuyện. Do đó, một khi có các tổn thương tại vùng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Cơn đau nhói tại xương hàm có thể xảy ra một cách đột ngột và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên nhiều trường hợp cảm giác đau xương hàm sẽ càng nghiêm trọng, đau lan đến phần tai, đầu, mặt. Cơn đau kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm.
Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho chức năng của xương hàm giảm sút đáng kể, bệnh nhân khó có thể ăn uống và giao tiếp được như bình thường.
Triệu chứng đau hàm, đau mỏi cơ hàm khi há miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Trong đó, tỷ lệ nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh thường có nguy cơ bị đau xương hàm nhiều hơn.
II. Há miệng ra bị đau hàm nguyên nhân do đâu?
Hàm là một cấu trúc phức tạp, bao gồm khớp thái dương hàm hai bên, các cơ hàm và răng. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận này mà ta có thể ăn nhai, nói chuyện và giao tiếp một cách dễ dàng.
Nếu các bộ phận trên gặp vấn đề khi há miệng sẽ bị hạn chế và đau quai hàm. Trong y học gọi đó là chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng há miệng ra bị đau hàm:
- Tai nạn va đập làm cho hàm bị tổn thương.
- Do thói quen hàng ngày như nhai thức ăn, nhai kẹo cao su cứng, cắn bút..
- Nghiến răng khi ngủ.
- Do stress, căng thẳng thần kinh.
- Nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm khớp thái dương hàm…
- Viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp, đau cùng một lúc nhiều khớp trong đó có khớp thái dương hàm.
- Sau nhổ răng có thể gây đau xương hàm gần tai vì bị ảnh hưởng dây thần kinh xung quanh, đặc biệt là răng số 7 và 8.
- Răng khôn mọc đâm vào khớp thái dương hàm.
III. Triệu chứng khi bị viêm khớp thái dương hàm
Nếu vì một nguyên nhân nào đó gây viêm khớp thái dương hàm, thường vào giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ và tự khỏi, nếu bệnh trở nặng hơn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng:
- Nhức đầu, đau tai, luôn cảm thấy áp lực nặng ở vùng mắt.
- Đau nhức gần mang tai, hay vùng mặt hoặc hàm.
- Khi mở miệng hay ăn nhai đều nghe tiếng.
- Cứng khít hàm, khó khăn khi há miệng lớn, há miệng có thể gây lệch hàm.
- Triệu chứng nổi hạch là triệu chứng nguy hiểm nhất của viêm khớp thái dương hàm, biểu hiện của tình trạng này sẽ xuất hiện các cơn đau nhức phần hạch ở cổ gây viêm khớp quai hàm.
Những triệu chứng này nếu không phát hiện ra bệnh sớm và điều trị sẽ gây nên giãn khớp, trật khớp, phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp khiến cho bệnh nhên không thể há miệng được.
4. Há miệng bị đau hàm xử lý như thế nào tốt nhất?
Trong đa số trường hợp, các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, từ không xâm lấn đến xâm lấn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Điều trị không xâm lấn
- Thay đổi hành vi: Tập luyện các bài tập giúp thư giãn cơ hàm và cổ, tránh các thói quen xấu gây áp lực lên khớp như nghiến răng hay cắn môi.
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc giãn cơ theo chỉ định của bác sĩ.
- Mang máng nhai: Máng nhai giúp giảm lực tác động lên khớp, thư giãn cơ và cải thiện khớp cắn.
- Điều trị xâm lấn
- Mài chỉnh răng: Mài bớt các điểm cộm trên răng thật để hàm dưới vận động thoải mái hơn.
- Chỉnh nha: Niềng răng để điều chỉnh các răng lệch lạc, khấp khểnh, giúp cải thiện khớp cắn.
- Trồng răng: Thay thế các răng đã mất bằng cấy ghép Implant để khôi phục chức năng ăn nhai và cải thiện khớp cắn.
- Phẫu thuật khớp thái dương hàm: Đây là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, thường được áp dụng trong các trường hợp khớp thái dương hàm bị tổn thương nghiêm trọng.
Ngoài ra, để phòng ngừa rối loạn khớp thái dương hàm thì bạn nên chú ý các vấn đề sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, ngăn ngừa viêm nha chu, sâu răng.
- Tránh các thói quen nghiến răng, siết chặt răng, cắn vật cứng…
- Nhai hai bên, tránh nhai một bên, không thường xuyên há lớn và lâu.
- Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ, thư giãn cơ, lưỡi
- Giảm stress bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh.
Khi gặp tình trạng há miệng bị đau hàm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý, điều trị đúng kỹ thuật, tránh tình trạng chủ quan điều trị tại nhà.
Tại TPHCM, bạn có thể đến với Nha khoa Đông Nam để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực nha khoa điều trị trực tiếp.
Cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu chính hãng hỗ trợ việc chẩn đoán điều trị chính xác hơn.
Đây là địa chỉ đáng tin cậy sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc các vấn đề về răng miệng mà nhiều người hay gặp phải.
Há miệng ra bị đau hàm tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Vì vậy hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm để mang lại sức khỏe tốt nhất. Mọi thắc mắc hãy liên hệ vào số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?