khuyến mãi 30/4 - 1/5

Đau quai hàm kinh khủng – Nguyên nhân và cách chữa trị

Đau quai hàm kinh khủng? Hãy xem nguyên nhân và cách chữa trị để nhanh chóng lấy lại sức khỏe, ngăn chặn ảnh hưởng nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra.

đau quai hàm

Đau quai hàm là bệnh gì?

Hàm là một cấu trúc bao gồm các khớp thái dương bên phải và bên trái, cơ hàm và răng. Sự vận động và liên kết với nhau giữa các bộ phận để giúp răng hai hàm khớp ăn nhai, giao tiếp dễ dàng hơn.

Nếu các bộ phận trên gặp vấn đề khi há miệng sẽ bị hạn chế và đau quai hàm. Ban đầu cơn đau thường nhẹ, có thể xuất hiện đột ngột và tự biến mất.

Tuy nhiên sau một thời gian cơn đau ngày càng dữ dội, kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày. Lúc này chức năng của quai hàm sẽ suy giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp.

đau quai hàm bên trái
Đau quai hàm gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Đau xương hàm gần tai cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng đau xương hàm gần tai đều mang lại các cơn đau khó chịu, chúng xuất hiện đột ngột và tự biến mất ở thời điểm ban đầu, nhưng càng về sau cơn đau xương hàm gần tai sẽ dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày.

Đau xương hàm gần tai cảnh báo bệnh gì?
Đau xương hàm gần tai cảnh báo bệnh gì?

Hiện tượng đau xương hàm gần tai có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ người già, trẻ nhỏ, nam nữ vị thành niên. Đặc biệt nữ giới ở giai đoạn dậy thì và mãn kinh sẽ có nguy cơ đau xương hàm nhiều hơn.

Đau xương hàm gần tai hay được gọi với tên khác là viêm khớp thái dương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm. Đây được xem là 1 dạng bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh hàm.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau quai hàm kinh khủng là do viêm khớp, rối loạn khớp thái dương hàm, các bệnh lý về răng và xương hàm, các tổn thương vật lý thần kinh vùng răng hàm mặt khác.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đau quai hàm

Hiện tượng đau quai hàm này có thể xảy ra ở một bên mặt hoặc cả hai bên mặt. Ban đầu chỉ xuất hiện các dơn đau nhẹ và tự khỏi. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn đau liên tục. Ngoài ra, hiện tượng này sẽ xuất hiện theo các dấu hiệu khác:

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đau quai hàm
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đau quai hàm
  • Sưng một bên má hoặc cả vùng mặt.
  • Đau nhức thái dương
  • Nổi hạch ở mặt gây mất cân đối.
  • Ù tai, chóng mặt.
  • Nóng sốt cao.
  • Tình trạng nặng kèm theo tiếng kêu lục cục tại khớp, đau liên hồi.
  • Không thể há miệng, hay khép miệng lại do quai hàm bị co cứng.

Theo một số thống kê cho biết, bênh rối loạn, đau quai hà thường chỉ xuất hiện khoảng 10% dân số và chỉ một số ít trong đó có triệu chứng rõ ràng ra bên ngoài, đến lúc nhận biết được bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, nguy cơ hỏng khớp, xơ cứng khớp rất cao nếu điều trị chậm trễ.

Khi nào nên đi khám đau quai hàm?

Đau quai hàm muốn được chẩn đoán chính xác cần phải thông qua việc thăm khám với bác sĩ điều trị. Mặc dù đa số các cơn đau quai hàm không liên quan đến trường hợp khẩn cấp như đau tim, nhưng cảm giác khó chịu sẽ kéo dài, kéo theo đó là các biểu hiện: khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi hột,… cần thăm khám ngay lập tức.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau quai hàm bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám và xét nghiệm như sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng

Việc thăm khám lâm sàng thường sẽ bao gồm các đánh giá sơ bộ về tình trạng dây thần kinh, xương cổ, hàm, miệng và cơ bắp.

  • Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang hoặc MRI sẽ thu được hình ảnh khớp quai hàm có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương hiện tại như thế nào.

Chụp X- quang để xác định khớp thái dương hàm có bị tổn thương hay không
Chụp X- quang để xác định khớp thái dương hàm có bị tổn thương hay không
  • Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tốc độ máu lắng.

Thông qua quá trình thăm khám và làm xét nghiệm nếu còn nghi ngờ về một nguyên nhân nào đó, bác sĩ có thể chỉ định để bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có đủ cơ sở kết luận về bệnh. Từ đó sẽ đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Biện pháp giảm đau cơ hàm ngay lập tức

Để chấm dứt cơn đau quai hàm tạm thời bạn có thể tham khảo qua một số biện pháp như:

Chườm nóng hoặc lạnh

Đặt vài viên nước đá nhỏ vào trong túi nhựa và dùng khăn để bọc thêm ở bên ngoài để áp lên vùng hàm bị đau trong vòng 10 phút. Hãy để cho cơ mặt được thả lỏng trong 10 phút tiếp theo rồi mới thực hiện chườm tiếp để không làm cho da bị bỏng lạnh.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể thực hiện chườm ấm bằng cách sử dụng khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo rồi áp lên vùng hàm bị đau có thể giúp cơ hàm thư giãn, từ đó giảm đau. Bạn sẽ cần lặp lại thao tác trên nhiều lần để duy trì nhiệt độ cần thiết.

triệu chứng đau quai hàm
Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau

Sử dụng thuốc làm giảm đau cơ không kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau không chứa steroid thuộc nhóm NSAIDs như thuốc paracetamol hay ibuprofen sẽ đem lại hiệu quả giảm đau tạm thời cho người bệnh.

Massage cơ hàm bị ảnh hưởng

Thực hiện thao tác nhấn vào các vị trí hàm bị đau bằng ngón trỏ và ngón giữa. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn 5 – 10 vòng rồi thử cử động miệng. Lại lại nhiều lần động tác này cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bên cạnh đó việc massage các cơ ở bên cổ cũng có thể hỗ trợ thuyên giảm phần nào căng thẳng ở cơ hàm khá tốt.

Điều trị đau quai hàm

Đau quai hàm tình trạng nhẹ, cơn đau chưa thường xuyên và liên tục có thể điều trị tại nhà nhưng phải được sự hướng dẫn của bác sĩ vừa xác định chính xác nguyên nhân gây đau tiềm ẩn vừa có liệu trình hướng dẫn, điều trị khoa học.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau quai hàm mà có phương án điều trị tương ứng:

Điều trị nha khoa

Nếu đau quai hàm xuất phát từ các bệnh về răng miệng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp như: niềng răng, nhổ răng, chỉnh khớp cắn,…

Điều trị bằng thuốc tây

Trường hợp đau do nhiễm trùng, bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. Đau do viêm và sưng, bệnh nhân có thể được tiêm Steroid hoặc dùng thuốc giảm đau.

Có thể dùng thuốc chống trầm cảm để xoa dịu triệu chứng đau trong một vài trường hợp.

Thuốc xịt làm mát để giảm cơ bị đau hoặc chất cay Capsaicin tại chỗ cũng có thể sử dụng cho các bệnh nhân bị đau do dây thần kinh hoặc bác sĩ cho gây tê cục bộ nếu có cảm giác đau nhiều.

viêm quai hàm
Có thể dùng thuốc tây để điều trị đau quai hàm

Điều trị bằng Đông y

Đối với những trường hợp đau quai hàm do các bệnh lý đau nhức xương khớp. Việc dùng thuốc tây lâu ngày rất dễ bị nhờn thuốc, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần phải được bác sĩ chỉ định sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.

Hiện nay, xu hướng của nhiều bệnh nhân bị đau nhức xương khớp là áp dụng các bài thuốc đông y từ thảo dược thiên nhiên giúp điều trị bệnh từ gốc. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đau quai hàm nên ăn gì và kiêng gì?

Để hỗ trợ chữa đau quai hàm hiệu quả bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý như sau:

Thực phẩm nên ăn

– Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các thực phẩm giàu vitamin D, canxi… giúp xương chắc khỏe

– Nên lựa chọn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt.

– Thức ăn nên được nấu chín mềm và cắt thực phẩm ra thành những miếng nhỏ.

đau hàm gần tai
Có thể dùng thuốc tây để điều trị đau quai hàm

Thực phẩm nên tránh

– Không nên ăn các thực phẩm dễ dính, dai, giòn , những thức ăn cay nóng.

– Cà phê, rượu bia, chất kích thích cũng cần phải hạn chế tối đa để tránh cơn đau nhức quai hàm nặng hơn.

đau hàm khi nhai
Tránh các chất kích thích có hại

Phòng ngừa đau ở quai hàm

Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa bệnh đau ở quai hàm:

– Thỉnh thoảng nếu có các cơn đau nhức quai hàm, bạn hãy ngưng ngay việc dùng răng cắn vật cứng như bút bi hoặc móng tay,…

– Khi bạn ngáp, hãy dùng tay để đỡ hàm dưới của bạn.

– Hãy tìm đến nha sĩ tìm giải pháp nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ.

– Hãy để cho hàm duy trì thường xuyên ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn cơ quai hàm.

– Nên ăn nhai đều giữa 2 bên, tránh nhai 1 bên gây ra đau quai hàm vùng còn lại.

đau nhức xương quai hàm
Nên ăn nhai đều giữa 2 bên hàm

Đau quai hàm kinh khủng? Hãy xem nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả tương ứng giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh cơn đau và ngăn ngừa đau quai hàm tái phát.

Nếu bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đau quai hàm nhanh chóng hãy đến ngay Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc gọi ngay cho chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất!

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close