Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Cách phòng tránh hiệu quả

31/05/2023
Nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Nghiến răng được xem là thói quen xấu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Vậy nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì và có cách nào phòng tránh hiệu quả không?

Nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì? Cách phòng tránh hiệu quả
Nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì? Cách phòng tránh hiệu quả

I. Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm thể hiện ở sự siết chặt của hàm trên và hàm dưới, hoặc sự giằng và đẩy của hàm dưới. Hành động này có thể tạo ra âm thanh ken két làm tỉnh giấc người bên cạnh.

Tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em. Hành động nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai nên rất dễ gây tình trạng chấn thương khớp cắn.

Nghiến răng là sự siết chặt của hàm trên và hàm dưới tạo ra âm thanh ken két
Nghiến răng là sự siết chặt của hàm trên và hàm dưới tạo ra âm thanh ken két

II. Nghiến răng khi ngủ thiếu chất gì?

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trường hợp kén ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của răng miệng.

Trong đó, phải kể đến đầu tiên là canxi. Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên hệ xương và răng. Đồng thời còn tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiết hụt canxi sẽ khiến cơ thể đối mặt với tình trạng còi xương, chậm lớn và chất lượng răng kém.

Đặc biệt, để duy trì nồng độ canxi trong máu, hỗ trợ quá trình co bóp của tim mạch diễn ra thuận lợi, cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương và răng, điều này không chỉ gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng canxi ở răng mà còn khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Từ đó dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ.

Trường hợp thiếu canxi, bạn có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm như phô mai, sữa, các loại đậu, hạnh nhân, cải xoăn, rau màu xanh đậm, hải sản,…

Rau màu xanh đậm và các loại hạt rất giàu canxi
Rau màu xanh đậm và các loại hạt rất giàu canxi

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng là nguyên nhân gây nghiến răng. Bởi vì vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể vận chuyển canxi vào xương và răng. Để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, ngoài tắm nắng vào sáng sớm bạn có thể bổ sung thực đơn dinh dưỡng hằng ngày bằng các loại thực phẩm như cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, rau xanh,…

III. Một số nguyên nhân khác dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Bên cạnh việc thiếu hụt chất dinh dưỡng thì hiện tượng nghiến răng khi ngủ còn là hệ quả của những yếu tố sau:

  • Yếu tố tâm lý: Khi cơ thể thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng đi kèm với lo âu, sự kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ về ban đêm và hình thành nên phản ứng nghiến răng.
  • Sai khớp cắn: Khớp cắn không cân đối, chuẩn xác sẽ cản trở đường đi của vận động nhai bình thường.
Sai khớp cắn có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ
Sai khớp cắn có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, tâm thần sẽ có một vài tác dụng phụ và nghiến răng là một trong số đó.
  • Yếu tố toàn thân: Trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, dị ứng thức ăn, rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết,… cũng là nguyên nhân khiến bạn nghiến răng khi ngủ.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp đặc thù đòi hỏi sự cắn chặt răng như nghệ sĩ chơi violin, công nhân khuân vác, nghệ sĩ biểu diễn xiếc cần dùng răng,…

IV. Hậu quả của việc nghiến răng khi ngủ

Tật nghiến răng khi ngủ nếu kéo dài không điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng:

Ê buốt răng: Tần suất nghiến răng kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm sẽ làm men răng bị mài mòn. Men răng mỏng đi khiến răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh. Đặc biệt, còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng. Nhiều trường hợp nghiến răng nghiêm trọng còn làm nứt gãy răng.

Răng ê buốt là một trong những hệ quả của việc nghiến răng
Răng ê buốt là một trong những hệ quả của việc nghiến răng

Mỏi cơ hàm: Ban đêm là thời gian mà các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cần nghỉ ngơi và cơ hàm cũng như thế. Tuy nhiên, động tác nghiến răng siết chặt 2 hàm lại với nhau khiến cơ hàm luôn phải làm việc trong thời điểm nghỉ ngơi. Vì vậy mà buổi sáng sau khi thức dậy, người bệnh thường đau hàm, sắc mặt kém và kèm theo tình trạng chán ăn.

Đau nhức vùng thái dương hàm: Nghiến răng làm tăng nguy cơ đau vùng thái dương hàm. Tình trạng này có thể biểu hiện ở 1 hoặc cả 2 bên phụ thuộc vào việc hàm bên nào nghiến nhiều hơn. Đau thái dương hàm còn đi kèm với hiện tượng đau tai, đau đầu, đau vai gáy, mệt mỏi,…

V. Cách hạn chế việc nghiến răng khi ngủ

Tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể được cải thiện nếu bạn thay đổi một vài thói quen trong sinh hoạt cũng như chú ý hơn đến vấn đề răng miệng:

  • Sử dụng máng chống nghiến khi ngủ. Đây là phương pháp điều trị chứng nghiến răng phổ biến nhất. Máng chống nghiến được làm từ nhựa acrylic chất lượng cao, trong suốt, có thể dễ dàng tháo ra lắp vào.

Lưu ý, khi sử dụng, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thiết kế máng chống nghiến dựa trên dấu hàm của bạn. Tránh tình trạng mua hàng bên ngoài không đúng kích cỡ, đeo lâu ngày có thể gây biến dạng hàm.

Đeo máng chống nghiến răng khi ngủ
Đeo máng chống nghiến răng khi ngủ
  • Bên cạnh đó, nếu chứng nghiến răng xuất phát từ yếu tố căng thẳng, áp lực bạn cần sắp xếp lại công việc một cách hợp lý để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Cùng với đó, bạn có thể thư giãn, thả lỏng bản thân bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngâm nước nóng, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Trường hợp nghiến răng do răng gặp vấn đề về khớp cắn, hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chụp X-quang và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn làm rõ được vấn đề nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì, từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook