Hôi miệng ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể của trẻ đang gặp phải các vấn đề bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cha mẹ không nên chủ quan và lơ là trong việc khám chữa để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có cho trẻ. Vậy cụ thể trẻ bị hôi miệng nguyên nhân là do đâu? Có cách nào để khắc phục hiệu quả tình trạng hôi miệng ở trẻ hay không?
I. Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng là tình trạng không còn xa lạ gì với mọi người. Bất cứ ai cũng có thể bị hôi miệng, kể cả trẻ em.
Theo đó, hôi miệng ở trẻ em được xác định là do nhiều nguyên nhân gây nên như:
1. Vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo sạch sẽ đúng cách
Đối với trẻ nhỏ sẽ chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng hằng ngày là thế nào. Do đó trẻ thường lơ là và chải răng khá sơ sài, thậm chí nhiều trẻ không nhớ đến việc phải chải răng.
Nếu như phụ huynh không chú ý nhắc nhở và hướng dẫn trẻ chải răng sạch sẽ mỗi ngày 2 – 3 lần đặc biệt là sau các bữa ăn. Lúc này các mảng bám, vụn thức ăn thừa sẽ dễ đọng lại ở các kẽ răng, bên dưới nướu, trên lưỡi.
Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sản sinh nhiều và khiến cho khoang miệng của trẻ có mùi hôi khó chịu.
2. Trẻ bị khô miệng
Trẻ không uống đủ nước, có thói quen thở bằng miệng hay đang bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng khô miệng.
Khi đó lượng nước bọt trong khoang miệng tiết ra quá ít sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây hại cho răng lợi và xuất hiện mùi hôi ở miệng.
3. Mắc các bệnh lý ở răng miệng
Trẻ bị hôi miệng có nguy cơ cao là do mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, điển hình như: sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu,…
Khi không được điều trị kịp thời, những bệnh này sẽ tàn phá nghiêm trọng cấu trúc răng của trẻ, viêm nhiễm nặng nề gây nhiều cơn đau nhức dữ dội. Tình trạng hôi miệng cũng tăng hơn, thậm chí có thể khiến trẻ bị mất răng sữa sớm kéo theo hàng loạt biến chứng khó lường khác cho sức khỏe răng miệng.
4. Một số bệnh lý cơ thể khác
Nhiều trường hợp, trẻ bị hôi miệng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như:
- Mắc các bệnh lý ở gan, thận.
- Các bệnh lý ở đường hô hấp như: viêm mũi, họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi,….
- Một số bệnh tiêu hóa, các bệnh dạ dày – ruột, trào ngược dạ dày thực quản,…
- Ung thư vòm họng,…
5. Trẻ có các thói quen xấu
Trẻ nhỏ thường có các thói quen như: ngậm ti giả, mút tay, cắn móng tay,… Những hành động này có thể vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào khoang miệng gây tình trạng viêm nhiễm và dẫn đến khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
6. Ảnh hưởng của thuốc chữa bệnh
Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, thuốc loạn thần,… có thể gây tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt khiến khoang miệng khô rát, có mùi hôi khó chịu.
Nếu như cho trẻ dùng thuốc kháng sinh không đảm bảo liều lượng phù hợp, dùng sai chỉ định rất dễ gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ, khó tránh khỏi tình trạng hôi miệng.
7. Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ nếu có nhiều thực phẩm nặng mùi như: tỏi, hành, rau mùi,… cũng dễ làm cho khoang miệng của trẻ có mùi hôi.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều protein, ít carbohydrate, dùng nhiều bánh kẹo ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,… cũng tăng khả năng hôi miệng và mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
II. Làm cách nào để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ em
Để cải thiện hiệu quả tình trạng hôi miệng ở trẻ em cần phải xác định được chính xác nguyên nhân do đâu các bác sĩ mới tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
1. Nếu hôi miệng ở trẻ do các bệnh lý cơ thể
Đối với tình trạng hôi miệng ở trẻ là do các bệnh lý ở cơ thể gây ra. Phụ huynh cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và có phác đồ điều trị hiệu quả giúp bệnh nhanh chóng khỏi, lúc đó mùi hôi ở miệng cũng sẽ không còn.
2. Trường hợp mắc các bệnh lý ở răng miệng
Khi hôi miệng có nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý răng miệng thì phải đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám chữa hiệu quả. Chỉ khi các bệnh lý răng miệng được điều trị dứt điểm mới loại bỏ được mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
Dựa trên từng nguyên nhân bệnh lý, mức độ bệnh nặng nhẹ như thế nào mà sẽ có các phương pháp khắc phục như:
Cạo vôi răng làm sạch mảng bám gây viêm nhiễm ở nướu răng.
Hàn trám răng bằng Composite trong trường hợp răng sâu nhẹ. Hoặc chữa tủy và trám bít lại nếu răng sâu nặng làm tổn thương đến tủy.
Những trường hợp trẻ bị viêm nha chu sẽ có nguy cơ cao phải tiến hành nhổ răng nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm có thể gây hại cho các răng xung quanh.
Nếu phải nhổ những chiếc răng viêm nhiễm nặng, phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý thực hiện tại nhà. Việc nhổ răng tại nhà cho tiềm ẩn nhiều rủi ro viêm nhiễm, chảy máu kéo dài, sót chân răng, ảnh hưởng xấu đến mầm răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
III. Cách phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ em
Để chăm sóc răng miệng của trẻ luôn được khỏe mạnh, phòng tránh tối đa nguy cơ hôi miệng, mắc bệnh lý. Phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ chăm sóc đúng cách như sau:
- Với trẻ còn nhỏ, chưa tự vệ sinh răng được, cha mẹ cần phải đều đặn 2 – 3 lần ngày dùng gạch mềm nhúng nước ấm để lau sạch nướu răng cho trẻ sau khi bú và ăn dặm xong.
- Cũng nên dùng các dụng cụ chuyên dụng rơ sạch lưỡi để hạn chế nguy cơ các vi khuẩn có thể tích tụ và phát triển gây hại cho răng lợi.
- Khi trẻ đã lớn hơn, có thể tự thực hiện chải răng, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ vệ sinh răng vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn.
- Hãy hướng dẫn trẻ chải răng một cách nhẹ nhàng, chải theo chiều dọc ở toàn bộ bề mặt răng và chải sạch cả bề mặt lưỡi.
- Nên chọn các loại bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa thành phần flour phù hợp. Thường xuyên thay bàn chải mới để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng của trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
- Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa giắt ở kẽ răng. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp diệt khuẩn sạch sâu, ngừa hình thành mảng bám gây hôi miệng.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ dùng bánh kẹo ngọt, nước có ga, các món nhiều đường, nhiều tinh bột, các món nặng mùi như: hành, tỏi,….
- Trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ nên bổ sung nhiều canxi, chất xơ, vitamin C, D có từ rau củ, trái cây tươi, thịt cá, hải sản, trứng, sữa,… giúp cải thiện được sức khỏe răng miệng tốt hơn.
- Lưu ý cho trẻ uống nhiều nước lọc mỗi ngày để tăng khả năng tiết nước bọt, duy trì độ ẩm cho khoang miệng, không còn bị khô miệng làm hơi thở có mùi hôi nữa.
- Thường xuyên quan sát và nhắc nhở trẻ loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho răng lợi như: mút tay, cắn móng tay, ngậm ti giả, thở miệng,…
IV. Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?
Khi trẻ có dấu hiệu hôi miệng kéo dài bất thường, dù đã thực hiện các chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp nhưng hơi thở vẫn còn mùi khó chịu.
Lúc này phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng cụ thể và được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Không chỉ vậy, các bác sĩ có lời khuyên dù trẻ chưa có vấn đề nào bất thường xảy ra ở răng miệng. Phụ huynh cũng nên hình thành thói quen đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Việc làm này đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi được tình trạng phát triển ở hàm răng của trẻ như thế nào. Kịp thời nhận biết sớm các nguy cơ bệnh lý phát sinh để có cách xử lý hiệu quả kịp thời.
Trên đây, là những chia sẻ thông tin về tình trạng hôi miệng ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích để bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ được tốt hơn.
Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp các vấn đề về sức khỏe răng miệng bởi bác sĩ chuyên khoa thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19007141 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xemt hêm hôi miệng:
- Bệnh hôi miệng là gì? Và phát hiện như thế nào?
- Trám răng có làm hôi miệng không?
- Nguyên nhân gây hôi miệng khi trồng răng giả
- Hôi miệng khi mang thai điều trị thế nào cho hiệu quả?
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?