Chương trình làm răng trả góp

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không là một câu hỏi thường gặp với những ai đang có ý định bọc răng sứ. Bọc răng sứ không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn giúp phục hồi chức năng nhai. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về việc xuất hiện mùi hôi sau khi bọc sứ. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn không gặp phải tình trạng này. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề hôi miệng sau khi bọc sứ để có cái nhìn toàn diện hơn.

I. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ không bị hôi miệng thậm chí phương pháp này còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng nếu kỹ thuật bọc răng sứ được thực hiện đúng cách và duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Do đó, để tình trạng bị hôi miệng sau khi bọc sứ không xảy ra, chúng ta cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Tay nghề bác sĩ: Việc lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao rất quan trọng. Bác sĩ cần thực hiện đúng kỹ thuật để mão sứ khít với cùi răng, ngăn ngừa thức ăn bám vào kẽ hở.
  • Chăm sóc răng miệng: Việc chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ một cách khoa học là điều cần thiết. Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Chất lượng răng sứ: Lựa chọn loại răng sứ cao cấp và lành tính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hôi miệng. Răng sứ kém chất lượng có thể gây ra phản ứng hóa học không mong muốn và mùi hôi.
Bọc răng sứ đúng cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng
Bọc răng sứ đúng cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng

Xem thêm nội dung: Nguyên nhân bọc răng sứ bị đen nướu và cách khắc phục hiệu quả

II. Nguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệng

Hôi miệng sau khi bọc răng sứ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Lỗi kỹ thuật khi bọc: Nếu mão sứ không khít với cùi răng, thức ăn dễ dàng bám vào các kẽ hở, từ đó vi khuẩn hình thành và gây hôi miệng. Răng giả cố định với cấu trúc không phù hợp gây khó khăn cho việc vệ sinh miệng cũng dẫn đến tình trạng này. Các răng giả được thiết kế đúng cách giúp giảm thiểu vấn đề này. [1]
  • Các bệnh lý răng miệng chưa điều trị dứt điểm: Thông thường, trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát các vấn đề bệnh lý răng miệng. Các bệnh lý về răng miệng cần phải điều trị dứt điểm rồi mới thực hiện bọc sứ, nếu thực hiện sai quy trình, khả năng gây hôi miệng sau khi bọc sứ sẽ xảy ra.
  • Chất lượng răng sứ kém: Răng sứ kim loại thường dễ bị oxy hóa, gây ra phản ứng hóa học và dẫn đến mùi hôi. Nếu bạn sử dụng răng sứ kém chất lượng, chúng cũng dễ nứt vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng sẽ dẫn đến mảng bám tích tụ, gây mùi hôi. Nếu bạn không sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng, nguy cơ hôi miệng sẽ càng cao.
  • Các nguyên nhân khác: Một số người có thể đã bị hôi miệng trước khi bọc răng sứ do mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân như dạ dày, tiêu hóa hay tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Một số người có thể bị dị ứng với kim loại trong răng sứ hoặc nếu răng sứ bị tác động mạnh gây nứt vỡ, cũng có thể gây ra tình trạng này.

Tham khảo: Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức và cách khắc phục

III. Bọc răng sứ bị hôi miệng phải làm sao?

Khi nhận thấy tình trạng hôi miệng sau khi bọc sứ, bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

  • Nếu chân răng sứ gây mùi do kỹ thuật bọc sai, bác sĩ sẽ điều chỉnh hoặc thay mới mão sứ.
  • Nếu hôi miệng xuất phát từ bệnh lý trong khoang miệng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc áp dụng các biện pháp nội khoa để điều trị.
  • Nếu mảng bám là nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm sạch cao răng và vệ sinh mặt ngoài cũng như kẽ răng.
  • Nếu hôi miệng do chất lượng mão sứ không đảm bảo, bác sĩ sẽ thay thế bằng mão răng đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp cơ thể nhạy cảm với kim loại của răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện bọc lại bằng loại răng hoàn toàn bằng sứ.
Thăm khám nha khoa tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng sau bọc sứ
Thăm khám nha khoa tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng sau bọc sứ

Xem thêm: So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

IV. Cách phòng ngừa trồng răng sứ bị hôi miệng

Để ngăn chặn tình trạng hôi miệng khi bọc răng sứ, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Chải răng ít nhất hai lần một ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có Fluor. Cần chú ý chải nhẹ nhàng nhưng vẫn đúng kỹ thuật
  • Thay bàn chải đánh răng mới mỗi ba tháng để tránh sự tích tụ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn bám lại ở những vị trí mà bàn chải không thể chạm tới
  • Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn. Nếu có điều kiện, nên sử dụng máy tăm nước để tăng cường vệ sinh và massage nướu
  • Hạn chế nhai thực phẩm quá cứng hoặc dai để tránh làm gãy răng sứ
  • Tạo thói quen nhai đều ở cả hai bên hàm để tránh lệch khớp cắn, đồng thời giúp răng tự làm sạch cho nhau tốt hơn
  • Duy trì việc kiểm tra nha khoa định kỳ, tối ưu là 1-2 lần mỗi năm, để bác sĩ loại bỏ vôi răng và giữ cho răng luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, qua các lần khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít của răng sứ và kịp thời xử lý khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

V. Câu hỏi thường gặp

1. Răng sứ kim loại có dễ bị hôi miệng hơn răng toàn sứ không?

Răng sứ kim loại có nguy cơ gây hôi miệng cao hơn do dễ bị oxy hóa. Ngược lại, răng toàn sứ là lựa chọn an toàn hơn vì không chứa kim loại.

2. Bọc răng sứ xong bị hôi miệng có tự hết không?

Tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ sai kỹ thuật hoặc do bệnh lý răng miệng sẽ không tự khỏi. Bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ có khác gì so với răng thật không?

Răng sứ cần được chăm sóc kỹ lưỡng tương tự như răng thật. Bạn cần duy trì việc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng, đồng thời lấy cao răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Bọc răng sứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng này, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe răng miệng của bạn để có nụ cười tự tin và hơi thở thơm mát sau khi bọc răng sứ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, liên hệ ngay với Nha khoa Đông Nam qua 1900.7141 để được giải đáp nhanh nhất.

Nguồn tham khảo:

  • Zigurs, G., Vidzis, A., & Brinkmane, A. (2005). Halitosis manifestation and prevention means for patients with fixed teeth dentures. Stomatologija7(1), 3-6.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *