Một vấn đề mà nhiều người thắc mắc là điều trị tủy răng có được gây tê không? Kỹ thuật gây tê trong điều trị tủy răng như thế nào?
Gây tê là một kỹ thuật khó, cần có bác sĩ linh hoạt, tinh tế thực hiện kỹ thuật này. Để giúp bệnh nhân tránh cảm giác đau đớn khi điều trị tủy tại Nha Khoa Đông Nam luôn thực hiện gây tê cho bệnh nhân khi điều trị tủy. Vậy kỹ thuật gây tê trong điều trị tủy răng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết?
Kỹ thuật gây tê điều trị tủy răng là gì?
Kỹ thuật gây tê điều trị tủy răng là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng một lượng thuốc tê vừa đủ để tiêm vào nướu quanh chiếc răng đang được điều trị. Thuốc tê có tác dụng ngăn các dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não, điều này giúp bạn không có cảm giác khó chịu trong suốt quá trình chữa tủy.
Trường hợp nào cần chích thuốc tê khi điều trị tủy răng?
Như đã phân tích ở phần đầu, thuốc tê có tác dụng ngăn chặn cơn đau nhức trong quá trình điều trị tủy. Do đó, trong đa phần các trường hợp chữa tủy đều sẽ chích thuốc tê. Cụ thể:
- Tủy răng chưa bị hoại tử hoàn toàn, nghĩa là các dây thần kinh cảm thụ dẫn truyền cảm giác vẫn còn đang hoạt động, truyền tín hiệu về não. Song song với đó, chữa tủy là một quá trình phức tạp nên việc tiêm tê là cần thiết để người bệnh không cảm thấy khó chịu.
- Người bệnh không dị ứng với thuốc tê, các thành phần tiêm tê cũng như không sử dụng những loại thuốc điều trị tương tác với thuốc tê.
Tiêm thuốc tê khi điều trị tủy có đau không?
Khi tiêm tê, mũi kim sẽ chích vào vùng lợi xung quanh vị trí chiếc răng cần lấy tủy, điều này khiến nhiều bệnh nhân lo lắng sợ đau.
Trên thực tế, khi tiêm thuốc tê bạn sẽ hơi nhói nhẹ, nhưng cảm giác khó chịu này không là gì so với cơn đau viêm tủy răng mang lại.
Mặt khác, quá trình gây tê diễn ra rất nhanh chóng, chỉ sau khoảng 1 – 2 phút thuốc tê đã phát huy tác dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Tác dụng phụ của thuốc tê khi nhổ răng
Đa phần các trường hợp được chỉ định tiêm thuốc tê trước khi chữa tủy răng đều không xảy ra điều bất thường, sức khỏe ổn định.
Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như người bệnh không khai báo chi tiết tiền sử bệnh, dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng hoặc cơ sở nha khoa không đảm bảo chất lượng, thuốc tê không có nguồn gốc rõ ràng, bác sĩ thiếu chuyên môn,… sẽ dẫn đến một số rủi ro sau:
Sốc phản vệ: Xảy ra khi hệ miễn dịch mẫn cảm với các thành phần của thuốc tê. Sốc phản vệ có nhiều cấp độ và nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.
Ngộ độc thuốc tê: Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đắng miệng, ù tai, mùi kim loại, tê quanh miệng môi, co giật, rối loạn nhịp tim, khó thở,… Trường hợp này cần ngừng tiêm thuốc tê và gọi cấp cứu để được hỗ trợ.
Đau mô nướu: Vùng nướu ngay tại vị trí tiêm tê sẽ có hiện tượng đau nhức, sưng đỏ kéo dài sau vài giờ hoặc vài ngày. Để giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau theo kê đơn từ bác sĩ.
Kỹ thuật gây tê trong điều trị tủy răng như thế nào?
Gây tê là gì? Gây tê có tác dụng xóa bỏ sự đau đớn cho bệnh nhân bằng cách làm gián đoạn hay mất đi sự dẫn truyền cảm giác đau của những tiểu thể thần kinh ngoại biên và những dây thần kinh cảm giác.
Điều trị tủy răng cũng như nhiều thủ thuật điều trị nha khoa khác, gây tê để khống chế đau đóng vai trò vô cùng quan trọng. Về mặt giải phẫu sinh lý, răng và xương hàm do giây thần kinh số V2 và V3 chi phối cảm giác, các nhánh này đa phần đi trong hệ thống xương mặt, gây khó khăn trong quá trình gây tê. Sau đây là tổng hợp một số phương pháp gây tê áp dụng trong điều trị tủy răng không đau, hay mài cùi bọc răng sứ, nhổ răng – tiểu phẫu …
Các phương pháp gây tê khi điều trị tủy răng:
1. Gây tê cận chóp
Thường áp dụng trong trường hợp can thiệp điều trị tủy răng trên từng răng riêng lẻ. Khi can thiệp các răng hàm trên thường áp dụng kỹ thuật gây tê cận chóp.
- Vén môi má, bộc lộ ngách tiền đình (hành lang). Vị trí chóp chân răng thường tương ứng khoảng đáy hành lang.
- Sát khuẩn, lau khô, gây tê bề mặt (bôi, xịt).
- Đâm kim vào đáy hành lang tương ứng chóp chân răng cần gây tê. Góc kim hợp với xương 1 góc khoảng 45 độ, mặt vát kim hướng về phía xương. Đâm sâu khoảng 1cm (thay đổi tùy theo chân răng dài hay ngắn). Bơm 1, 2 giọt trên đường đâm kim. Khi đạt đủ độ sâu ước đoán, bơm hết ống thuốc tê.
Hầu hết các trường hợp, chỉ cần 1 ống vào đáy hành lang như vậy là có thể mài cùi và lấy tủy tốt.
- Các răng cửa hàm trên nhiều khi chỉ cần ½ ống.
- Các răng cửa hàm dưới, nên tiêm ½ ống phía ngoài và ½ ống phía trong.
Đối với răng nhiều chân hàm trên, một số trường hợp chưa đủ tê do thuốc không ngấm được tới chóp chân trong; khi đó cần tiêm thêm ½ ống vào mô liên kết dưới niêm mạc khẩu cái, tương ứng vị trí chóp chân trong.
- Nếu vẫn chưa đủ tê (rất hiếm gặp): bổ sung bằng kỹ thuật gây tê ống tủy trực tiếp.
- Vùng răng sau hàm dưới, vỏ xương rất dày, mật độ xương rất đặc, thuốc tê không thể ngấm được qua lớp xương vỏ để vào xương tủy, ở vùng này gây tê cận chóp ít có hiệu quả.
2. Kỹ thuật gây tê dây chằng trong điều trị tủy
Giữa răng và xương ổ răng có 1 khe hẹp chứa dây chằng quanh răng, mạch máu và thần kinh …, gây tê dây chằng là đưa 1 lượng thuốc tê vào vùng dây chằng quanh răng, thuốc tê theo những lổ rỗng trên bờ xương ổ răng, đi vào vùng tủy xương và đi tiếp vào hệ thống mạch máu xung quanh răng rồi ngấm vào tủy.
Dùng kim 30, 27 hoặc 25 áp sát chân răng đâm vào rãnh lợi phía gần, đối với răng nhiều chân có thể đâm vào vùng chẽ chân răng, mặt vát kim hướng về phía chân răng và hợp với trục răng 1 góc 30 độ, sao cho đầu kim lách được vào giữa khoảng dây chằng, ấn kim đến lúc không thể xuống sâu hơn được nữa thì bơm chậm khoảng 0,2 ml thuốc tê, khi bơm sẽ có cảm giác rất nặng tay và cảm giác dội ngược trở lại, nếu không có cảm giác này thì điểm đâm kim chưa đúng và cần đâm lại. Sau đó làm tương tự với phía xa.
Cần lưu ý rằng tiêm vào vùng này là rất cứng chắc, do đó có thể dùng ngón tay để ấn kim vào hoặc dùng kẹp để ấn kim vào.
Gây tê dây chằng cho hiệu quả gây tê nhanh nhưng thời gian tê ngắn nên thường chỉ áp dụng để gây tê bổ sung cho các phương pháp khác.
3. Gây tê trực tiếp vào tủy (tê ép buồng)
Là đưa thuốc tê trực tiếp vào tủy buồng hoặc tủy chân. Cần lưu ý rằng, phương pháp gây tê này gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân và có thể đẩy mô nhiễm khuẩn ra vùng quanh chóp, vị vậy chỉ áp dụng khi các phương pháp gây tê khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Sau khi đã mở thông vào buồng tủy, lau khô buồng tủy rồi nhỏ vài giọt thuốc tê, chờ vài phút.
Đưa kim vào miệng ống tủy, cần lưu ý không đưa quá sâu, sao cho kim nằm trong ống tủy phải lỏng, bơm rất chậm vài giọt thuốc tê, nếu đầu kim chặt thì cần rút ra 1 khoảng rồi mới bơm thuốc, có thể bẻ kim cong 1 góc 45 độ để dễ đưa kim vào.
4. Gây tê gai spix để điều trị tủy răng (gây tê thần kinh huyệt răng dưới)
Ngoài các kỹ thuật trên khá phức tạp và khó hiểu, thì có thêm một phương pháp đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả cao là gây tê gai SPIX (Gây tê thần kinh huyệt răng dưới).
- Xác định đường đan bướm, sau đó đâm kim theo hướng từ răng 4,5 bên đối diện, điểm đâm kim ở giữa đường đan bướm, đâm kim sâu khoảng 2cm thì chạm xương, bơm 1 ống thuốc tê.
- Nếu kim chạm xương sớm, chuyển hướng ống tiêm về phía gây tê sao cho đầu kim men theo mặt trong ngành hàm, kim sâu 2cm thì bơm thuốc.
- Nếu kim chạm xương muộn, cần rút kim ra để đâm lại, vị trí đâm kim di chuyển về phía trước hơn.
Có nhiều phương án thực hiện kỹ thuật gây tê trong điều trị, để an tâm bạn nên liên hệ một cơ sở nha khoa uy tín. Đến với Nha Khoa Đông Nam có độ ngũ bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành nha khoa sẽ làm cho bạn hài lòng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là một cơ sở trang bị máy móc thiết bị hiện tại theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm hài lòng ngay cả những bệnh nhân khó tính nhất.
Tiến hành kỹ thuật gây tê trong điều trị tủy răng là một bước cực kỳ quan trọng giúp bệnh nhân được thoải mái hơn, không chịu cảm giác đau đớn. Nếu bạn có thắc mắc khác về điều trị tủy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm điều trị tủy răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?