Men răng là gì? Cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp là những vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay.
Với xã hội ngày càng phát triển, việc quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng miệng cũng được mọi người chú trọng tìm hiểu hơn rất nhiều so với trước kia. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến răng miệng, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về men răng là gì? Cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp như thế nào nhé.
1. Men răng là gì?
Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều thông tin về men răng, nhưng thực chất men răng là gì thì chắc có lẽ rất ít người có thể biết rõ về nó.
Men răng, cùng với ngà răng, cementum, và tủy răng là một trong bốn mô lớn tạo nên răng, nó là phần ngoài cùng của chiếc răng cũng là phần cứng nhất và chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Men răng được cấu tạo từ những tinh thể canxi phốtphát dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác để bảo vệ răng, 96% của men bao gồm các loại muối khoáng, phần còn lại là nước và vật liệu hữu cơ.
Ở người, độ dày men răng tỏ ra không đồng đều: dày nhất ở đỉnh, (lên đến 2.5 mm) và mỏng nhất ở vùng biên. Men răng được nhận định là rất bền vững, được xếp vào hạng 5 trên thang đo độ cứng Mohs và có suất đàn hồi Young là 83 GPa. Tuy nhiên, một khi men răng bị tổn thương do bệnh lý, va đập… thì sẽ hoàn toàn không thể tự phục hồi được như các bộ phận khác trong cơ thể.
Màu sắc bình thường của các men khác nhau từ vàng nhạt đến xám trắng. Ở các cạnh của răng, nơi không có ngà răng nằm dưới men, màu sắc đôi khi có hơi xanh. Do men răng là nửa trong suốt, màu ngà răng và vật liệu bất kỳ bên dưới men răng mạnh mẽ ảnh hưởng đến bề ngoài răng.
2. Chức năng của men răng là gì?
Nói về chức năng của men răng, có thể thấy men răng là lớp ngoài cùng của răng, chúng bao bọc toàn bộ thân răng, sau lớp ngà răng và tủy răng. Men răng cũng đảm nhận những vai trò, chức năng quan trọng khác như:
Bảo vệ ngà răng, tủy răng
Đây là vai trò quan trọng nhất của men răng trong việc bảo vệ ngà răng, tủy răng. Khác với lớp men bên ngoài thì ngà răng thường có cấu tạo xốp hơn vì hàm lượng khoáng chất thấp và nhiều thành phần hữu cơ. Bên cạnh đó, tủy răng nằm phía trong là mô liên kết với mạch máu và các tế bào thần kinh.
Chính vì vậy, ngà răng và tủy răng đều không thể chống chọi lại với các tác động của axit trong thực phẩm. Với cấu tạo men răng vững chắc sẽ đảm nhiệm vại trò bảo vệ, chống lại các tác nhân vi khuẩn, độc tố. Ngăn cách các cơ quan bên trong với nhiệt độ của các loại thực phẩm. Nếu không có men răng bảo vệ, răng có thể bị đau nhức, ê buốt dữ dội khi sinh hoạt.
Thực hiện các chức năng sinh lý
Răng có chức năng chính trong việc ăn nhai, hỗ trợ giao tiếp và thẩm mỹ. Trong đó, men răng là cơ quan quan trọng giúp răng thực hiện các chức năng sinh lý kể trên. Nếu men răng không đảm bảo, răng sẽ ngả vàng, ảnh hưởng thẩm mỹ răng.
3. Cấu tạo của men răng là gì?
Như đã đề cập, men răng chứa tới 95 – 96% là khoáng chất. Ngoài ra, cơ quan này còn chứa các vật liệu hữu cơ và nước. Ngoài ra, cấu tạo của men răng bao gồm các thành phần sau:
Các nguyên tố vi lượng
Các khoáng chất, men răng còn được cấu tạo từ các nguyên tố vi lượng như: manganese, vanadium, strontium, molybdenum,… Các thành phần này có vai trò ức chế vi khuẩn sâu răng và bảo vệ răng khỏi tác động của độc tố, vi khuẩn, axit trong thực phẩm.
Ngoài ra, trong men răng còn chưa flour – khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng của men răng. Bên cạnh đó, flour còn giúp tăng độ cứng của lớp men răng, phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Lượng flour này thường không ổn định do ảnh hưởng tuổi tác hay chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung bằng cách dùng nước súc miệng, kem đánh răng hay các loại thực phẩm chứa flour.
Protein
Trong men răng cũng chứa thành phần Protein, nồng độ chất đạm này có sự khác nhau giữa bào thai và men răng trẻ chưa trưởng thành. Ở lớp men chưa trưởng thành bên trong bào thai chứa protein chủ yếu là các thành phần histidine, prolin, glutamic acid. Trong khi đó, men đang trưởng thành và trưởng thành chứa các chất đạm khác như glycine, serine, aspartic acid.
Chất protein này sẽ tập trung chủ yếu ở các rãnh, dọc theo men ngà và ở vùng cổ răng.
Cấu trúc các tinh thể men
Thành phần vô cơ của men răng chủ yếu là các tinh thể khoáng Canxi hydroxyapatite. Hydroxyapatite (HA), phosphate và ion hydroxyl sắp xếp tạo thành cấu trúc mạng tinh thể.
Khi Flour kết hợp cùng hydroxyapatite sẽ tạo thành fluorapatite có độ cứng chắc cao, tăng khả năng kháng vi khuẩn sâu răng.
Nước
Cấu tạo men răng còn chứa một lượng nước, nằm bên trong các thành phần Protein và tham gia tạo thành vỏ Hydrat xung quanh tinh thể men răng.
4. Men răng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến men răng của chúng ta như:
- Chất axit trong khoang miệng: Vi khuẩn tác động với đường bột có trong thức ăn tạo ra các axit gây bệnh sâu răng, viêm nướu…; hoặc trong cơ thể chúng ta tạo ra axit bởi các chứng bệnh khác nhau như trào ngược dạ dày…, những chất axit này sẽ gây tác động trực tiếp khiến cho cấu trúc men răng bị ảnh hưởng và bị bào mòn đi theo thời gian.
- Chế độ ăn uống: Men răng được xem là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với thực phẩm, mà thức ăn thường sẽ có rất nhiều màu thực phẩm trong đó, đặc biệt là các loại thực phẩm có màu sắc đậm, việc men răng tiếp xúc nhiều và thường xuyên trong ăn nhai như vậy sẽ dễ dàng bị nhiễm màu thực phẩm và ngày càng ố vàng, xỉn màu đi.
- Di truyền: Men răng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tính di truyền từ bố mẹ, nếu bố mẹ có men răng xấu thì có thể di truyền sang con.
- Những thói quen không tốt hằng ngày: Những thói quen không tốt hàng ngày như dùng răng cắn vật cứng, nghiến răng, nhai cắn không đúng khớp, chải răng không đúng cách… cũng sẽ khiến men răng dễ dàng bị ảnh hưởng, dẫn đến vỡ mẻ men răng.
- Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật: Đây cũng là nguyên nhân khiến men răng bị ảnh hưởng vì nếu bác sĩ nha khoa có tay nghề không cao, khi thực hiện điều trị bệnh lý cho bệnh nhân không đúng kỹ thuật cũng hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng đến men răng.
- Lạm dụng Flour: Cũng giống như tình trạng răng bị nhiễm Tetracyline, nếu dùng thuốc Fluor quá liều, kéo dài sẽ làm đục men răng, khiến men răng bị lốm đốm trắng hoặc đen.
- Thuốc kháng sinh: Thời gian trước, khi bà bầu khi mang thai cho con bú dùng nhiều kháng sinh, điều này sẽ khiến răng của các bé bị nhiễm màu kháng sinh, khiến men răng có màu nâu từ nhẹ đến nặng, làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng.
Vì men răng không thể tự phục hồi nên một khi men răng bị tổn thương, cách duy nhất là cần phải có sự can thiệp kịp thời của việc điều trị nha khoa để phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào sự tổn hại đó là gì.
5. Các dấu hiệu nhận biết men răng yếu
Bạn có thể nhận biết men răng yếu thông qua một số dấu hiệu sau:
- Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn quá chua hoặc quá ngọt,…
- Răng bị nứt, vỡ ngay cả khi bạn ăn nhai bình thường.
- Bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng đục, không sáng bóng như bình thường.
- Ngà răng lộ ra ngoài hoặc răng ngả vàng bất thường.
- Mắc các bệnh lý sâu răng, viêm tủy dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và chế độ ăn uống khoa học.
6. Men răng có thể tự hồi phục lại không?
Men răng được biết đến là mô cứng nhất trong cơ thể người, cứng hơn cả xương. Tuy nhiên nó không phải là mô sống nên một khi men răng bị tổn thương, mài mòn hoặc sứt mẻ thì chúng sẽ vĩnh viễn biến mất, không thể tái tạo một cách tự nhiên.
Và kể cả khi bạn sử dụng các loại kem đánh răng hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng đặc biệt thì men răng cũng không thể tự hồi phục lại.
Do đó, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày vô cùng quan trọng để bảo vệ men răng chắc khỏe.
7. Các bệnh liên quan tới men răng thường gặp
Mặc dù men răng có cấu tạo cứng chắc, nhưng dưới nhiều tác động từ nhiệt độ, vi khuẩn, độc tố,… men răng vẫn có thể bị tổn thương khi chăm sóc không đúng cách. Dưới đây là các bệnh liên quan tới men răng thường gặp phải, cụ thể:
+ Mòn men răng
Mòn men răng là tình trạng men răng bị bào mòn trong thời gian dài, ảnh hưởng bởi các tác động cơ học hay tuổi tác. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở cổ răng và mặt nhai bởi nồng độ khoáng chất ở vị trí này thường thấp hơn so với mặt ngoài của răng.
Mòn răng có nhiều giai đoạn, rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu nên dễ khiến người bệnh chủ quan. Cho đến khi lớp men răng bị bào mòn nhiều, răng sẽ bắt đầu ê buốt, đau nhức, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây ra các bệnh lý răng miệng.
+ Men răng ố vàng
Tình trạng men răng ố vàng thường xảy ra do sử dụng kháng sinh, nghiện thuốc lá, thường xuyên dùng thức ăn và đồ uống sẫm màu. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng chúng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý và các mối quan hệ.
+ Sâu men răng
Sâu men răng là giai đoạn đầu của sâu răng – một dạng nhiễm khuẩn răng do vi khuẩn Streptococcus Mutans gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong khoang miệng nếu không được vệ sinh sạch, vi khuẩn sẽ tăng lên đáng kể bài tiết nhiều axit.
Trường hợp sâu men răng ở giai đoạn đầu, bạn có thể nhận biết răng xuất hiện các vết có màu trắng đục hoặc có đốm sâu màu nâu, đen nhỏ.
+ Thiếu sản men răng
Thiếu sản men răng là tình trạng hụt thiếu men răng do có sự bất thường trong giai đoạn hình thành lớp men. Tùy theo nguyên nhan gây nên mà tình trạng này được chia thành 2 loại là thiếu sản men răng di truyền và thiếu sản men răng do tác động bên ngoài. Thường thì thiếu sản men răng sẽ gặp ở người trưởng thành và trẻ em.
Bạn có thể nhận biết được tình trạng thiếu sản men răng khi răng bị mủn, ố vàng hay xuất hiện các đốm vàng nâu đen. Tình trạng này sẽ gây đau nhức, ê buốt khi tiếp xúc các thực phẩm do ngà răng lộ ra bên ngoài, trở nên nhạy cảm hơn. Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ làm tăng khả năng các bệnh lý răng miệng.
8. Cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp khác nhau
Với sự phát triển ngày càng cao của ngành nha khoa hiện nay, có nhiều cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ sẽ cần phải thăm khám, kiểm tra cụ thể trường hợp men răng bị tác động bởi nguyên nhân nào, mong muốn của bệnh nhân ra sao… từ đó mới có thể đưa ra những phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Dưới đây là các phương pháp phục hồi lại men răng mà chúng ta có thể tham khảo như:
– Tẩy trắng răng:
Giải pháp tẩy trắng răng là một trong những giải pháp nha khoa thẩm mỹ được rất nhiều người yêu thích để giúp một hàm răng ố vàng, xỉn màu trở nên trắng sáng và thẩm mỹ hơn. Cơ chế tẩy trắng răng tại nha khoa được thực hiện bằng cách sử dụng những tia ánh sáng từ đèn chiếu tẩy trắng tác động vào các phân tử của thuốc tẩy trắng được quét trên bề mặt men răng, tạo thành phản ứng oxy hóa khử, làm cắt đứt các chuỗi màu protein và đẩy chúng ra khỏi men răng, giúp răng trắng sáng hơn rất nhiều.
– Trám răng thẩm mỹ:
Trám răng thẩm mỹ là hình thức bổ sung men răng bị khiếm khuyết do vỡ, mẽ… bằng các loại vật liệu nhân tạo có tên là Composite với màu sắc giống hệt như men răng thật tự nhiên. Trám răng thẩm mỹ không phải chỉ để phục phục hồi mô răng mà còn là để làm cho răng đẹp hơn một cách toàn diện cả về hình thể cũng như màu sắc của răng.
Chi phí trám răng thẩm mỹ tại Nha Khoa Đông Nam sẽ có mức giá là: 400.000 VNĐ/1 răng và bệnh nhân sẽ được tiến hành đánh bóng răng kèm theo.
– Bọc răng sứ:
Bọc răng sứ thẩm mỹ được nhận định là cách phục hồi lại men răng hiện đại và tốt nhất mà bệnh nhân nên lựa chọn thực hiện. Bằng cách sử dụng những mão răng được chế tác từ vật liệu sứ với màu sắc (có thể điều chỉnh theo ý muốn bệnh nhân), kích thước, hình dạng… sao cho giống với răng thật tự nhiên nhất để lắp vào bên ngoài những chiếc răng thật cần phục hình.
Phương pháp bọc răng sứ này có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp men răng gặp vấn đề hoặc chỉ đơn giản bệnh nhân muốn có được một hàm răng đều đặn, trắng sáng thẩm mỹ hơn ban đầu.
Tại Nha Khoa Đông Nam, khi thực hiện phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp, bệnh nhân sẽ được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu; kết hợp với hệ thống công nghệ hiện đại, phòng khám được vô trùng sạch sẽ; cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chuyên nghiệp… sẽ đảm bảo mang đến cho bạn một kết quả điều trị hoàn hảo nhất, đúng như mong muốn cũng như tâm lý luôn thoải mái khi đến nha khoa.
Qua những thông tin mà Nha Khoa Đông Nam đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có thể biết rõ hơn về men răng là gì? Cách phục hồi lại men răng bằng nhiều phương pháp là như thế nào. Nếu mọi người còn vấn đề gì thắc mắc hoặc muốn phục hồi lại men răng của mình, hãy đến ngay Trung Tâm Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
9. Cách bảo vệ men răng
Hiểu rõ tầm quan trọng của men răng, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý để phòng ngừa nguy cơ xấu xảy ra cho men răng. Một số cách bảo vệ men răng bạn có thể tự thực hiện tại nhà như sau:
+ Chăm sóc răng miệng đúng cách
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng là cách bảo vệ men răng hiệu quả nhất. Bạn nên duy trì thói quen chải răng 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp cùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn tấn công men răng.
+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Về chế độ ăn uống nên kiêng cử các loại thực phẩm cứng, dai , nóng, lạnh bất thường. Bởi những thực phẩm này sẽ tạo áp lực lên răng, gia tăng khả năng bào mòn men răng, tổn thương men răng.
Dùng nhiều thức ăn ngọt chứa nhiều đường cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công men răng, vì vậy cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn dể phòng ngừa sâu men răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chứa nhiều canxi để gia tăng sức khỏe răng miệng. Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, uống nước sau khi ăn giúp làm sạch khoang miệng tốt hơn.
+ Định kỳ tái khám nha khoa
Thăm khám nha khoa định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện ra các bệnh lý răng miệng và điều trị sớm. Nếu men răng có vấn đề, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị các biện pháp tái khoáng, bổ sung flour để cải thiện độ cứng chắc hơn cho men răng, phòng ngừa các bệnh lý nguy hại.
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?